Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mầm non

SKKN Biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.9 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG CA HÁT CHO TRẺ 4 TUỔI”
Page 1
I. Đặt vấn đề
1. Cơ sở lý luận
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết âm
nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru
à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với
âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như
1 phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng
thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các
hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết
cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận
động, nghe hát, múa trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi, giáo dục âm nhạc
đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong
tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ
biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
2. Cơ sở thực tiễn
Page 2
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ
thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca,
nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn gũi với
con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là 1
hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt
động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn
tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca


hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca,
thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) để Mặt khác kỹ thuật
hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi
tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn
chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và
giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào
để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu ''Biện pháp rèn kỹ
năng ca hát cho trẻ 4 tuổi''. Sau đây là những giải pháp thực hiện của tôi.
II. Giải pháp thực hiện
* Thực trạng trẻ ở lớp
Qua điều tra thực trạng trẻ hiện kỹ năng ca hát đầu năm tôi thấy:
+ 4/35 trẻ thể hiện tốt kỹ năng ca hát/11%.
+ 6/35 trẻ đã thể hiện được kỹ năng ca hát 17%
Page 3
+ 25/35 trẻ chưa thể hiện được kỹ năng ca hát 72%.
Từ kết quả điều tra tìm cho thấy giáo viên và trẻ có một số hạn chế như sau:
1. Về phía trẻ
- Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát
- Trẻ hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
- Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét căng cứng).
- Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể.
2. Về phía giáo viên
- Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.
- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu ''Học
thuộc lòng''
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát.
- Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ
còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu
khó sưu tầm các bài hát hay, nó nội dung hấp dẫn ngoài vì đưa vào dạy trẻ.

Để khắc phục giải quyết thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã áp dụng một số
''Biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như sau''.
Page 4
III. Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi
* Biện pháp 1: Tự rèn luyện nâng cao khi hát mẫu cho trẻ nghe.
- Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện
hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi luyện
kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội đung
gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm.
VD: Chủ điểm ''TB ĐV'' tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích như ''Bài
hát của chuồn
2
'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' - Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con
còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào'' - Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' -
Y Vân
+ Chủ điểm ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài ''Bé chúc xuân'' - Vũ Hoàng; ''Sắp đến
tết rồi''
Chủ điểm ''Trường mầm non'' tôi chọn các bài
''Sáng đến trường''; ''Bé múa'' của Hoàng Tiến
''Chào hỏi''
Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài dân ca,
đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ.
VD:
Page 5
+ Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''
+ Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''
+ Các bài có t/c vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú ếch con''
* Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ
Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho trẻ theo dự

kiến của mình 1 cây máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy giáo viên
sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi trẻ hát sai về một
số lỗi sau:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu
+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
VD: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu
nhanh hơn so với các bài hát.
Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo
cho đúng.
VD2: Bài ''Đi học về''
Page 6
Khi hát trẻ chưa hát luyến được lùi ''Cha mẹ'' trong bài tôi đã hát mẫu lại cho trẻ
nghe và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát.
VD3: Bài ''Cò và mẹ''
Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô và mẹ và các cháu là
con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với đàn để cho
trẻ hát theo cho đúng.
VD4: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài
hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải t/c trìu mến vì đó là
t/c mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
* Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh
Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có
trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì âm nhạc
của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc từ yêu thích.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát
hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng
hát của trẻ vài đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.
Qua quá trình thực hiện các biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ trên tôi đã đạt

được một số kết qủa sau.
IV. Kết quả đạt được
Page 7
* Về phía trẻ
Số trẻ 35
trẻ)
Trước khi áp dụng biện
pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
Số trẻ % Số trẻ %
Trẻ hứng
thú
21 60% 31 90%
Thể hiện NT
khi biểu
diễn
11 30% 21 60%
Thể hiện tốt
kỹ năng ca
hát
14 40% 25 70%
- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
- Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
+ Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp
được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng
như giai điệu
- Về phía giáo viên
Page 8
- Nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện HP âm nhạc.
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.

- Tạo được hưng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc nêu kỹ năng ca hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp.
V. Bài học kinh nghiệm:
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm
khi tiến hành rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như sau:
- Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trử để có biện pháp rèn
luyện cho phù hợp.
- Luôn chú ý đến NT biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động ca hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ vè kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách NT.
- Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
Page 9
- Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục
vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.
- Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để
nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm
nhạc.
- Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ khuyến phụ huynh sưu tầm
các tác phẩm âM nhạc để làm màu thêm thư viện âm nhạc cho lớp.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng ''Các biện pháp rèn
kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi''. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp
lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Page 10

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo nhỡ 45 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.42 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON CỰ KHÊ

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2017 – 2018

SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên:

: Nguyễn Ngọc Anh

- Ngày, tháng, năm sinh:

: 12/1/1992

- Năm vào ngành

: 2012

- Chức vụ

: Giáo viên

- Đơn vị công tác

: Trường mầm non Cự Khê

- Trình độ chuyên môn

: Trung cấp


- Hệ đào tạo

: Chính quy

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
3
3

I. Đặt vấn đề
1. 1. Lý do chọn đề tài
2. 2. Mục đích nghiên cứu

4

3. 3. Đối tượng nghiên cứu

5

4. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm

5

5. 5. Phương pháp nghiên cứu


5

6. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

6

II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Lựa chọn bài hát phù hợp, có nội dung rõ ràng…
Biện pháp 2: Giáo viên tự rèn luyện, nâng cao kĩ năng ca hát…
Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ.
Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ.
Biện pháp 5: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Biện pháp 6: Rèn luyện, củng cố kĩ năng ca hát cho trẻ kết hợp với các

6
6
7
9
9
12
14
15
19
20

môn học khác, trong các hoạt động hay ngày lễ, hội và mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ

IV.Kết luận
1. 1. Kết luận
2. 2. Bài học kinh nghiệm
3. 3. Đề xuất, khuyến nghị
4. 4. Tài liệu tham khảo

21
24
24
25
25
26

1.
2.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4-5 tuổi”.
I. Đặt vấn đề
2


1. Lý do chọn đề tài.
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được
đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc
sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời.
Đặc biệt đối với trẻ thì âm nhạc là cả một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.
Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của trẻ. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác
động vào con người ngay từ khi còn là một bào thai , trẻ có thể cảm nhận và bộc

lộ cảm xúc thật diệu kì, những hành động tưởng chừng như khi ra đời trẻ mới làm
được nhưng thực tế ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã có thể cảm nhận và hưởng
ứng theo âm nhạc vì vậy những trẻ được nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ có 1
tâm hồn phong phú, nhân hậu và thông minh hơn những trẻ cùng trang lứa.
“ Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Chín tháng so chín năm
Gian khó tính khôn cùng
À á ru hời ơ hời ru…”
( Mẹ yêu con- Nguyễn Văn Tý)
Đó là những tiếng ru ầu ơ, tiếng lòng mẹ, ru cho con có những giấc ngủ
ngon. Giai điệu êm dịu, du dương trìu mến, lời ca nhẹ nhàng đem tất cả những
tình cảm sâu lắng nhất tới trẻ thơ, qua đó âm nhạc là cầu nối tình cảm giữa con
người với con người nhất là trong một gia đình.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn âm nhạc là môn nghệ thuật
hết sức quan trọng và gần gũi với trẻ thơ, là hoạt động được trẻ yêu thích và là
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, nó còn là phương tiện thiết

3


thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không
thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt
thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có.
Khi được nhà trường phân công giảng dạy, chăm sóc cho trẻ 4-5 tuổi, qua
1 thời gian tìm hiểu tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích tham gia các hoạt động âm nhạc
đặc biệt là hoạt động ca hát, là 1 trong những hoạt động quan trọng của bộ môn
giáo dục âm nhạc. Nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, tuy nhiên

khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu
hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung. Mặt khác
kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm
giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực
sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa
tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy
làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu ''Những
biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi''.

2.Mục đích nghiên cứu
“ Trẻ em như búp trên cành” quả thật đúng là như vậy, trẻ em là chồi non
trong 1 thế giới đầy những tre già, là sức mạnh của đất nước, là nguồn nhân lực
rất quan trọng trong việc phát triển đất nước. Là 1 giáo viên mầm non, người trực
tiếp được chăm sóc, dạy dỗ trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân
cách trẻ. Tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình là vô cùng quan trọng. Tôi luôn mong
4


muốn được truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả
năng vốn có của mình trong mọi lĩnh vực, trong đó việc giúp trẻ có thể hát hay,
hát chính xác 1 tác phẩm âm nhạc là 1 phần vô cùng quan trọng trong việc hoàn
thiện nhân cách trẻ thơ.
Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi và tiếp thu kinh
nghiệm từ mọi người xung quanh để tìm ra những biện pháp tốt nhất để rèn luyện
kĩ năng ca hát cho trẻ mầm non 4-5 tuổi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Căn cứ vào đề tài này tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ
4-5tuổi, lớp B2, trường mầm non Cự Khê.
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm.

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm,
không những vậy tôi còn nâng cao được kĩ năng ca hát của mình, qua đó giúp tôi
dễ dàng truyền đạt kiến thức của mình cho trẻ 1 cách hiệu quả và nhanh chóng.
Giúp trẻ lớp tôi có 1 kĩ năng ca hát tốt, chuẩn xác. Từ đó giúp trẻ thêm yêu hoạt
động âm nhạc và hoàn thiện nhân cách trẻ thơ.
5.Phương pháp nghiên cứu.
Là một giáo viên mầm non, tôi hiểu rõ được trọng trách của mình nên tôi
luôn muốn trẻ lớp tôi được phát triển 1 cách tốt nhất, hoàn thiện nhất.
Để trẻ có 1 kĩ năng ca hát chính xác trước tiên cô phải nắm bắt được đặc
điểm tình hình của từng trẻ trong lớp, những thuận lợi và khó khăn của lớp, của
trường. Từ đó tôi đi nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm để vạch ra những
phương pháp tốt nhất, gần gũi nhất để áp dụng trên trẻ.
Với đề tài này tôi đã xây dựng, thực hiện và hoàn thành bản sáng kiến kinh
nghiệm này trong 1 năm học.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
5


Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2014 - 5/2015 tại lớp B2, trường mầm
non Cự Khê.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết, trong trường mầm non trẻ em được tham gia rất
nhiều hoạt động, thông qua các hoạt động mà trẻ lớn lên từng ngày. Qua thời gian
tìm hiểu tôi thấy hoạt động âm nhạc luôn có 1 sự thu hút nhất định đối với trẻ, nó
là bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn trẻ thơ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết
cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận
động , nghe hát, trò chơi âm nhạc…
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình

nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc
và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó
gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích.
Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên,
liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt
động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ
tham gia vào các hoạt động.
Khi trẻ được ca hát là trẻ đã được thể hiện khả năng của mình, được thể
hiện những tâm tư, tình cảm của mình với mọi người. Đặc biệt với trẻ 4-5 tuổi
thì ca hát lại là hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu, không những phát
triển ngôn ngữ trẻ mà còn phát triển toàn diện nhân cách trẻ thơ. Tuy nhiên trong
quá trình chăm sóc, dạy dỗ trẻ tôi nhận thấy kĩ năng ca hát của trẻ 4-5 tuổi không
đồng đều, số trẻ thực hiện tốt kĩ năng ca hát tương đối ít. Trẻ hay mắc phải các lỗi
như: hát không đúng lời, hát chênh nhạc, hát quá to hoặc quá nhỏ…điều này ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Với tầm quan trọng của âm
6


nhạc đã đem lại tôi nhận ra rằng mình cần phải có những biện pháp sáng tạo
nhằm rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ. Chính vì vậy năm học này tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “ một số biện pháp rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ mầu giáo nhỡ”.
2.Cơ sở thực tiễn.
Qua điều tra thực trạng trẻ hiện kĩ năng ca hát đầu năm tôi thấy:
Nội dung
Trẻ thể hiện tốt kĩ năng ca hát
Trẻ thể hiện khá kĩ năng ca hát
Trẻ chưa thể hiện được kĩ năng ca

Số trẻ (60)
10/60

18/60
32/60

Tỉ lệ ( % )
16,7 %
30 %
53,3 %

hát.
a. Thuận lợi
- Đa số trẻ trong lớp đều thích hát, tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Trẻ thuộc nhiều bài hát.
- Trẻ nhanh nhẹn có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động âm nhạc cũng
như các hoạt động khác.
- Giáo viên trong lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như thường xuyên tổ chức họp
chuyên môn để cùng nhau trao đổi, rèn luyện kĩ năng ca hát, giáo viên được đi
tiếp thu chuyên đề âm nhạc, đi học các lớp bồi dưỡng âm nhạc...
- Phòng giáo dục, nhà trường thường xuyên tổ chức các ngày lễ hội, các
hoạt động văn nghệ... giúp trẻ được thể hiện bản thân, nâng cao sự tự tin... những
hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, giúp trẻ có cơ hội được thể hiện khả
năng của mình vì thế trong các tiết học ở lớp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn.
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
b. Khó khăn
7


* Về phía trẻ

- Số trẻ quá đông so với diện tích lớp học nên rất khó để nắm bắt hết được
khả năng ca hát của từng trẻ, trong việc phân nhóm hoạt động.
- Khả năng ca hát của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ nhút nhát, không hòa
đồng với cô và bạn. Có nhiều trẻ mới chưa học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên
khó theo kịp các bạn trong lớp.
- 1 số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát.
- Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
- Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét
căng cứng).
- Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể.
* Về phía giáo viên
- Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.
- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu
''Học thuộc lòng''.
- Khả năng ca hát còn phụ thuộc vào năng khiếu và sở trường của từng
người vì vậy khi hát, truyền đạt kiến thức âm nhạc cho trẻ còn gặp nhiều hạn
chế.
- Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới
thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung.
Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn để đưa vào
dạy trẻ.
- Giáo viên thường làm dụng máy tính để tải nhạc không lời về, đôi khi
nhạc tải về còn chưa phù hợp với khả năng của trẻ: nhạc quá nhanh, nhạc không
rõ giai điệu.
- Kĩ năng đánh đàn của giáo viên còn hạn chế, kém.
- Sự phối hợp giữa các giáo viên còn chưa nhịp nhàng trong 1 tiết học.
8


* Về phía nhà trường.

- Chưa có kinh phí để đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng… để phục vụ cho
quá trình dạy học, vui chơi của trẻ. Một số lớp còn thiếu: đàn, máy tính, đầu
đĩa…
* Về phía phụ huynh.
- Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em
mình, chỉ nghĩ trẻ đến trường được đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ là được, cha mẹ
các em thường xem nhẹ việc học hành nhất là bộ môn âm nhạc trong đó có kĩ
năng ca hát của trẻ.
Từ những thực trạng và hạn chế như trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ như sau.
III. Các biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Lựa chọn bài hát phù hợp, có nội dung rõ ràng, trong
sáng, mới lạ.
- Muốn đàn con thơ của mình có một kĩ năng ca hát tốt trước tiên người mẹ
cũng chính là người giáo viên phải lựa chọn được bài hát phù hợp với độ tuổi, bài
dạy, không những vậy bài hát phải có nội dung rõ ràng, trong sáng, tìm nhiều bài
hát mới, lạ để gây hứng thú cho trẻ.
- Bài hát tôi lựa chọn còn mang nội dung giáo dục trẻ theo từng chủ đề,
mang tính giáo dục cao, từ đó giúp hoàn thiện nhân cách trẻ thơ.
Sau đây là 1 số bài hát tôi đã sưu tầm để dạy trẻ ca hát theo từng chủ đề:
+ Chủ đề “ Trường mầm non” tôi lựa chọn các bài hát mới, có nội dung
giáo dục đến trẻ như “ sáng đến trường”, “ bé múa”, “ chào hỏi”…
+ Chủ đề “ Bản thân” tôi lựa chọn các bài hát sáng tạo, mới lạ, có nội dung
bảo vệ các bộ phận cơ thể, nâng cao sức khỏe như “ bạn có biết tên tôi”, “ Cái
mũi”, “ cùng bóp vai”, “ Chân nào khỏe hơn”…
9


+ Chủ đề “ Gia đình” các bài hát có giai điệu tình cảm, mượt mà, vui nhộn
như: “ Bàn tay mẹ”, “ Tôi là cái ấm trà”, “ Gia đình gấu”, “ Nụ cười xinh”, “ Ai

thương con nhiều hơn”…
+ Chủ đề “ Nghề nghiệp” lựa chọn các bài hát mới, vui nhộn có nội dung
biết ơn đến các nghề trong xã hội như : “ Em là công an tí hon”, “ Bác đưa thư
vui tính”, “ “Chú bộ đội đảo xa”, “ Bàn tay cô giáo” …
+ Chủ đề “ Phương tiện giao thông” tôi chọn các bài hát mới lạ, sáng tạo
qua đó giáo dục trẻ tuân thủ đúng luật giao thông như : “ Đi xe lửa”, “ Đi tàu” , “
Bé với an toàn giao thông”,
+ Chủ đề '' Động vật '' tôi lựa chọn bài hát về các con vật đáng yêu, ngộ
nghĩnh mà trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn2'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào''
- Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân...
+ Chủ đề ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài hát vui nhộn mang không khí
tưng bừng của ngày Tết cũng như mùa xuân đang đến như: ''Bé chúc xuân'' - Vũ
Hoàng; ''Sắp đến tết rồi'', “ mùa xuân”…
+ Chủ đề “ Thực Vật” tôi chọn lựa các bài hát mang nội dung giáo dục trẻ yêu
cây cối: “ em yêu cây xanh”, “ Bầu và bí”, “ anh nông dân và cây rau”…
+ Chủ đề “ nước và các mùa” tôi chọn các bài hát mới, vui nhộn giúp bé tìm hiểu
thêm về nước, các hiện tượng thiên nhiên như: “ trời mưa”, “ Giọt mưa và em
bé”, “ mưa bóng mây”, “ mây và gió”…
+ Chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ” tôi lựa chọn các bài hát nói về tình
cảm yêu thương, kính yêu của trẻ với Bác, tình yêu quê hương đất nước như: Quê
hương tươi đẹp, Nhớ ơn Bác, ảnh Bác, dâng Bác bông sen…
Ngoài ra tôi còn lựa chọn, sưu tầm 1 số bài đồng dao, dân ca có nội dung
gần gũi với cuộc sống trẻ thơ.
VD: + Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''...
10


+ Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''...
+ Các bài có giai điệu vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú
ếch con''...

Với những bài hát hay, sáng tạo, mới lạ như trên trẻ lớp tôi có những
chuyển biến tích cực rõ rệt, trẻ rất hứng thú tham gia lĩnh vực ca hát, không
những thích nghe cô hát mà trẻ còn rất hào hứng khi hát cho cô và bạn nghe.
Những trẻ trầm trong lớp cũng đã mạnh dạn tham gia hát cùng tập thể lớp, tham
gia 1 số hoạt động âm nhạc khác.

11


VD: Cháu Minh Thu, Hải Vương, Gia Bảo … là những cháu nhút nhát, khá
trầm so với các bạn thì nay các cháu đã tích cực và mạnh dạn hơn.

Hình ảnh 1: Các cháu nhút nhát đã tích cực tham gia hoạt động ca hát.
* Biện pháp 2: Giáo viên tự rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát khi hát
cho trẻ nghe.
Sau khi đã tìm được bài hát phù hợp tôi tìm hiểu về nội dung và giai điệu
của bài hát đó, muốn dạy trẻ tốt cô phải hiểu nội dung bài hát nói về điều gì, cái
12


gì từ đó bài hát sẽ được thể hiện theo giai điệu nhanh hay chậm, vui tươi hay nhẹ
nhàng…
VD 1: Bài hát “ Bàn tay mẹ” chủ đề “ gia đình” nói về công lao của mẹ với
con cũng như tình yêu thương, biết ơn của con với mẹ nên bài hát mang giai điệu
nhẹ nhàng, tha thiết.
VD 2: Bài hát “ Em yêu cây xanh” chủ đề “ thực vật” nói về ích lợi của cây xanh,
tình cảm của bé đối với cây xanh nên bài hát này có giai điệu vui tươi, trong
sáng.
- Để dạy trẻ được tốt, việc quan trọng nhất là học thuộc lời và giai điệu
của bài hát. Khi hát kết hợp với nhạc không lời tôi lựa chọn những bản nhạc có

giai điệu vừa phải, rõ giai điệu và không nhanh quá tốt nhất là sử dụng nhạc đàn.
Hát sao cho khớp với nhạc không chênh nhạc, hát vừa phải không to và cũng
không nhỏ quá. Khi hát phải chuẩn, rõ lời bài hát để trẻ nghe và nắm bắt được
đúng lời và tiết tấu của bài hát, muốn có được điều đó tôi phải nghe nhiều, luyện
tập hát thường xuyên ngay cả khi ở nhà, trước khi đi ngủ tôi cũng bật nhạc không
lời và hát theo nhạc.
Nếu là bài hát mới mà tôi chưa biết hát như thế nào, tôi trao đổi với chị
em trong trường hoặc trường bạn, với cả những người trong gia đình, không ngại
khi học và cùng trao đổi, ngoài ra tôi còn nghe trên máy tính hoặc điện thoại cá
nhân ngoài giờ làm việc để nâng cao kĩ năng ca hát của mình.
Khi hát cho trẻ nghe gương mặt cô không nên khô cứng mà cần phải có
sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung của bài hát cô mới gây được hứng thú
cho trẻ. Cô có thể lắc lư , đung đưa người hay vận động minh họa theo bài hát.
Với biện pháp này đã giúp tôi được rất nhiều điều, không những nâng cao
được kĩ năng ca hát của mình mà còn tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với đồng
nghiệp và mọi người xung quanh. Khi đã nắm vững được kĩ năng ca hát, tôi cảm
thấy mình tự tin hơn từ đó kết quả đạt được sẽ cao hơn, trẻ cũng hứng thú hơn khi
13


nghe cô hát. Đối với 1 người giáo viên mầm non không có gì hạnh phúc bằng
việc mình truyền tải kiến thức thành công cho trẻ, tạo được niềm đam mê cho trẻ
trong mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực ca hát.

* Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ
Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho
trẻ theo dự kiến của mình 1 cách máy móc mà chưa nghĩ đến kĩ năng cho trẻ. Vì
vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi
trẻ hát sai về một số lỗi sau:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu

+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
+ Trẻ khi hát vào nhạc còn chưa chính xác, hát chênh nhạc.
VD: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết
tấu nhanh hơn so với các bài hát.
Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để
trẻ hát theo cho đúng.
VD2: Bài ''Đi học về''
Trong bài hát có 2 từ ''Cha mẹ'' mà khi hát ta phải luyến nhưng trẻ thì chưa
làm

được nên tôi thường xuyên hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên

đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát.
VD3: Bài ''Cô và mẹ''
Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô và mẹ và các
cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với
đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
14


VD4: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội
dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình
cảm trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
- Trẻ lớp tôi đôi khi muốn thể hiện mình nên khi được gọi lên hát trẻ hát
quá to, quá nhỏ hoặc hét lên với trường hợp này tôi sẽ giải thích cho trẻ hiểu hát
to như vậy là chưa hay, người nghe con hát sẽ cảm thấy khó chịu không thoải
mái, nếu muốn mọi người thích nghe con hát thì con phải hát vừa nghe, không
được hét lên. Sau đó tôi sẽ hát lại với giọng vừa đủ cho trẻ nghe để trẻ hiểu và

học theo.
- Với trẻ mầm non 4-5 tuổi việc hát vào đúng nhạc là điều tương đối khó,
đa số trẻ thường hát nhanh hơn hoặc chậm hơn khi vào 1 bài hát. Điều này làm
giảm đi tính nghệ thuật của bài hát rất nhiều. Trong trường hợp này tôi chưa cho
trẻ hát cùng nhạc luôn mà tôi cho trẻ nghe giai điệu bài hát đó nhiều lần, tôi sẽ
hướng dẫn trẻ cách vào, thường thì khi hết đoạn nhạc dạo thường có trống dồn,
tôi phân tích điểm khác biệt đó cho trẻ nắm được, sau đó tôi hát cùng nhạc cho
trẻ nghe vài lần, khi trẻ nắm được cách vào nhạc thì tôi mới cho trẻ hát cùng nhạc
nhiều lần.
Qua 1 thời gian chỉnh sửa cho trẻ, tôi thấy kĩ năng ca hát của trẻ tiến bộ rõ
rệt, trẻ đã có kĩ năng ca hát tốt hơn, hào hứng hơn khi được cô gọi lên hát. Khi trẻ
đã sửa được nhược điểm của mình thì trẻ rất mạnh dạn và tự tin mà xung phong
lên hát, không còn mặc cảm, nhút nhát nữa. Đó cũng là 1 niềm vui, 1 niềm động
lực rất lớn đối với tôi để tiếp tục chăm sóc, dạy dỗ các cháu nên người.
* Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ.
Muốn trẻ có 1 kĩ năng ca hát tốt không những cô phải hát tốt mà còn gây
được hứng thú cho trẻ. Điều này sẽ giúp cho trẻ thích hoạt động ca hát hơn. Để
gây hứng thú cho trẻ tôi có thể dùng nhiều biện pháp như:
15


+ Sử dụng các loại nhạc cụ, đồ dùng âm nhạc có sẵn hoặc tự làm để phục
vụ cho trẻ học và chơi:
VD: Đàn, sắc xô, xúc sắc, phách, trống ,đàn, nơ, mũ đội đầu…ngoài ra có
thể sử dụng các loại bát, cốc, chén để tạo ra các âm thanh khác nhau.
VD một số nhạc cụ tự làm bằng các phế liệu như: vỏ lon bia, hộp bánh,
giấy màu vụn…

Hình ảnh 2: Một số nhạc cụ, dụng cụ tự làm.
Trẻ lớp tôi sẽ rất tích cực nếu được gọi lên hát kết hợp với các nhạc cụ mà

cô tự làm kể cả với những trẻ nhút nhát trong lớp. Nó giúp tôi gây được hứng thú
cho trẻ hơn và phát hiện được những lỗi sai mà trẻ mắc phải.
+ Sử dụng trang phục khi hát
Để gây được hứng thú cho trẻ tôi còn sử dụng trang phục. Ngoài các trang
phục có sẵn trong trường tôi còn làm thêm các bộ trang phục khác, mới lạ từ
những nguyên liệu như: giấy, vải dạ, kim tuyến, dải ruy băng hoặc các phế liệu

16


Không những vậy trong hoạt động tạo hình tôi cùng trẻ còn làm những bộ
trang phục để kích thích trẻ ca hát. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình làm
sẽ phấn khởi và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động ca hát.

Hình ảnh 3: Trẻ tự làm trang phục biểu diễn.
+ Tạo môi trường học tập
Góc âm nhạc là nơi trẻ được thể hiện khả năng của mình nhất là hoạt động
ca hát, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố kĩ năng ca hát vì vậy tôi luôn chú
ý tận dụng diện tích lớp học 1 cách phù hợp và chú ý cách bố trí, sắp xếp các
nhạc cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo 1 không gian đẹp, hấp dẫn và thoải mái với trẻ.
Để thu hút được trẻ tôi còn làm thêm nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc như: mũ
đội đầu, nơ, các loại nhạc cụ tự làm…

17


Hình ảnh 4: Góc âm nhạc
Với việc sử dụng biện pháp “ gây hứng thú cho trẻ” qua 1 thời gian tôi
thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều. Trước hết, chưa cần nói đến vị trí ở trẻ, nếu
tôi hay các cô, chị, em được hát, biểu diễn trên lớp, sân khấu cũng đã cảm thấy

rất vui hơn nữa lại được sử dụng nhạc cụ hay mặc những bộ trang phục do mình
và bạn thiết kế thì còn tuyệt vời biết bao. Trẻ mầm non không những vô cùng hào
hứng mà còn cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn khi được hát kết hợp với nhạc cụ,
trang phục… khi được mọi người khen, chiêm ngưỡng thì đó quả là 1 niềm vui
không hề nhỏ với trẻ mà nhất là ở độ tuổi 4-5 thì trẻ lại rất thích được khen, được
thể hiện mình trước mọi người. Từ đó nâng cao được kĩ năng ca hát của mình.

18


* Biện pháp 5: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Để có được 1 tiết học âm nhạc thành công, cô phải xây dựng được 1 kế
hoạch hợp lí, có nội dung phong phú đa dạng, hấp dẫn đối với trẻ:
- Phần vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những
đồ dùng, vật thật, những đoạn clip hay hóa trang đóng vai để làm nổi bật chủ đề
dạy.
VD 1: Ở chủ đề thực vật khi dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể trang trí ở lớp
một số loại hoa tươi để thu hút trẻ.
VD 2: Ở chủ đề “ nước và các mùa trong năm” khi dạy trẻ bài hát “ cho tôi đi
làm mưa với” cô có thể cho trẻ nghe 1 đoạn video có tiếng mưa rơi. Trẻ sẽ rất
hứng thú khi tham gia các hoạt động tiếp theo.
VD 3: Ở chủ đề “ Nghề nghiệp” khi dạy trẻ bài hát “ anh phi công ơi” cô phụ hóa
trang làm anh phi công lái máy bay tự làm để gây hứng thú cho trẻ trước khi dạy
trẻ hát.
VD 4: Ở chủ đề “động vật”, dạy bài hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các loại
động vật…
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát
to - nhỏ, hát nối tiếp nhau, hát theo nhịp đánh tay của cô, hát đối…
VD: Bài hát “ quả” trẻ đã được học hát rồi cô có thể tổ chức theo hình thức mới

như hát đối, 1 tổ hát câu hỏi: “Quả gì mà chua chua thế?”, thì tổ kia sẽ hát câu trả
lời: “ Xin thưa rằng quả khế”…
- Không những vậy sự kết hợp giữa các giáo viên trong lớp cũng là điều rất
quan trọng để tiết học không bị khô cứng, nhàm chán. Trong hoạt động dạy trẻ ca
hát, để thu hút sự chú ý của trẻ 2 cô cần có sự phối hợp ăn ý với nhau.
VD: Cô 1 hát mẫu, cô 2 múa minh họa.
VD: Cô 1 dạy hát, cô 2 hóa trang làm các nhân vật trong bài hát
19


VD: Cả 2 cô cùng song song dạy trẻ.
Khi sử dụng biện pháp trên tôi nhận thấy tiết học của tôi thành công hơn rất
nhiều. Nó không những giúp cho tiết học trở nên linh hoạt, nhẹ nhàng mà còn gây
hứng thú mạnh mẽ đối với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ từ đó trẻ tích cực hơn
khi tham gia hoạt động âm nhạc.. Ngoài ra, khi kết hợp giữa các giáo viên với
nhau sẽ tạo được sự tương đồng, gần gũi hơn, giúp cho 1 tiết học không bị khô
khan, nặng nề.
* Biện pháp 6: Rèn luyện, củng cố kĩ năng ca hát cho trẻ kết hợp với các
môn học khác, trong các hoạt động hay ngày lễ, hội và mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động ca hát không chỉ diễn ra trong giờ học âm nhạc mà nó còn diễn
ra trong rất nhiều hoạt động khác nhau: Nó có thể kết hợp với các môn học khác
như trong giờ ổn định gây hứng thú, khi chuyển các hoạt động hoặc trong 1 ngày
sinh hoạt của trẻ thì nó không những rèn luyện kĩ năng ca hát của trẻ mà còn giúp
cho các tiết học trở nên sinh động hơn.
VD 1: Trong hoạt động tạo hình xé dán trời mưa, phần ổn định gây hứng thú cô
có thể cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa”
VD 2: Trong hoạt động phát triển nhận thức: Dạy trẻ đếm đến 5, phần củng cố cô
cho trẻ vừa hát vừa đếm theo bài hát “ Tập đếm”.
VD3: Trong hoạt động chiều: Bé kể tên 1 số loại quả mà trẻ biết cô có thể cho trẻ
hát bài “ quả”…

VD 4: trong hoạt động vui chơi trước khi đàm thoại vai chơi tôi thường cho cho
trẻ hát 1 bài để ổn định trẻ, như trong chủ để “ trường mầm non” tôi cho trẻ hát
bài “ Vui đến trường”
VD 5: Hoạt động ăn trưa, trong thời gian chờ cô chia cơm, để trẻ không nói
chuyện, làm việc riêng tôi có thể cho trẻ hát bài “ Mời bạn ăn” để gây hứng thú
cho trẻ, kích thích trẻ ăn và giáo dục trẻ ăn hết suất để khỏe mạnh, cao lớn.
20


Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cho trẻ như: Ngày khai giảng năm
học mới, ngày 20-11, ngày tết trung thu, tết thiếu nhi hay các chương trình văn
nghệ của phòng giáo dục của trường hay của làng xóm… trẻ em có nhiều cơ hội
rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát của mình được thể hiện mình nên trẻ rất tích
cực tham gia.

Hình ảnh 5: Các cháu biểu diễn văn nghệ ngày thao giảng.
*Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để cùng rèn luyện kĩ năng ca hát cho
trẻ.
Để có hiệu quả cao trong việc rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát cho trẻ
mầm non tôi thường trao đổi với phụ huynh về khả năng ca hát của con mình,
với mỗi 1 chủ đề tôi thường thông báo cho phụ huynh các bài hát đang học và sẽ
21


học để phụ huynh nắm bắt được, đề nghị phụ huynh khi về nhà sẽ kiểm tra và ôn
luyện cùng trẻ.
Ngoài ra cha mẹ còn có thể cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cùng trẻ thể hiện
bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết âm nhạc, giúp trẻ mạnh dạn, tự
tin khi thể hiện ca khúc từ yêu thích.
Không những vậy, tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc

hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ
hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện âm nhạc của lớp từ
đó giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng ca hát của mình và tích cực tham gia vào hoạt
động ca hát hơn.
Để phục vụ cho quá trình học và chơi của trẻ hấp dẫn hơn tôi còn vận động
phụ huynh thu gom các loại vật liệu, phế liệu như: chai, lọ, hộp bánh đã hết, giấy
bìa, quần áo cũ,dụng cụ hóa trang… để ủng hộ cho lớp làm các loại nhạc cụ, đồ
dùng đồ chơi âm nhạc.
Thông qua biện pháp này trẻ được rèn luyện kĩ năng ca hát 1 cách tốt hơn,
1 số trẻ ở lớp đôi khi nhút nhát chưa mạnh dạn thể hiện thì ở nhà trẻ có thể thỏa
sức ca hát mà không phải e dè, ngoài ra còn giúp cha mẹ nắm bắt được khả năng
ca hát cũng như học tập của con em mình, nó như 1 sợi dây vô hình kết nối tính
cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Không những vậy, thông qua biện pháp này còn giúp phụ huynh hiểu được
sự quan tâm, chăm sóc, tận tụy, nhiệt tình của các cô giáo với trẻ, các cô không
chỉ là người cho trẻ ăn, ngủ mà còn dạy dỗ trẻ nên người, xóa bỏ rào cản giữa
giáo viên với phụ huynh, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.

22


Hình ảnh 6: Giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi ý kiến.
* Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp dạy kĩ năng ca hát cho trẻ trên tôi đã
đạt được một số kết qủa sau:
* Về phía trẻ
Số trẻ 60 trẻ
Trẻ thể hiện tốt
Trẻ thể hiện
khá

Trẻ thể
TB

hiện

Trước khi áp dụng biện pháp
Số trẻ
%
10
16,7%

Sau khi áp dụng biện pháp
Số trẻ
%
30
50%

18

30%

23

38,3%

32

53,3%

7


11,7%

- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
23


- Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên,
nhí nhảnh.
- Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của
lớp của trường được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng
về nội dung cũng như hình thức.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên được rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát của mình.
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
- Tạo được hưng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động ca hát.
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt.
- Tạo sự thân thiện, gần gũi với cha mẹ học sinh, làm cho phụ huynh hiểu
được sự quan tâm, nhiệt tình của mình với trẻ thơ.
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Nắm bắt được khả năng ca hát của con em mình trên lớp qua đó kết nối
tình cảm, sự gần gũi với trẻ dù đó là lĩnh vực học tập.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt kĩ năng ca hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp.
IV. Kết luận:
1.Kết luận.
Có được những kết quả như trên là do sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt của
Phòng GD- ĐT huyện Thanh Oai cũng như BGH trường mầm non Cự Khê đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các giáo viên được học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay

nghề. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đông đảo, các giáo viên cũ có nhiều kinh
nghiệm, nhiệt tình chỉ bảo, các giáo viên trẻ, mới năng động, nhiệt tình, yêu nghề,
ham học hỏi, không ngại khó để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó là
24


sự quan tâm của các bậc phụ huynh tới các hoạt động của trường, lớp cũng như
với con em mình.
2. Bài học kinh nghiệm.
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh
nghiệm khi tiến hành rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như sau:
- Giáo viên phải tự mình rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát, thường xuyên
trau dồi học hỏi kinh nghiệm của mọi người.
- Giáo viên phải tìm hiểu kĩ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện
pháp rèn luyện cho phù hợp.
- Chú ý sửa sai cho trẻ về kĩ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong
cách , giai điệu bài hát.
- Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
- Làm các loại nhạc cụ, đồ dùng, trang phục phục vụ cho trẻ học và chơi.
- Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần
thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.
- Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng
thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác
phẩm âm nhạc.
- Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kĩ năng cho trẻ, cùng phụ huynh sưu
tầm các tác phẩm âm nhạc để làm phong phú thêm thư viện âm nhạc cho lớp.

3. Đề xuất, khuyến nghị.
25



Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua môn giáo dục Âm nhạc

Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Môn giáo dục âm nhạc I. Đặt vấn đề 1. Cơ sở lý luận Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như 1 phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
  2. 2. Cơ sở thực tiễn Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) để..... Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc? Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu ''Những biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi''. Sau đây là những giải pháp thực hiện của tôi. II. Giải pháp thực hiện * Thực trạng trẻ ở lớp Qua điều tra thực trạng trẻ hiện kỹ năng ca hát đầu năm tôi thấy: + 4/35 trẻ thể hiện tốt kỹ năng ca hát/11%.
  3. + 6/35 trẻ đã thể hiện được kỹ năng ca hát 17% + 25/35 trẻ chưa thể hiện được kỹ năng ca hát 72%. Từ kết quả điều tra tìm cho thấy giáo viên và trẻ có một số hạn chế như sau: 1. Về phía trẻ - Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát - Trẻ hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời. - Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét căng cứng). - Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể. 2. Về phía giáo viên - Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc. - Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu ''Học thuộc lòng'' - Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát. - Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, nó nội dung hấp dẫn ngoài vì đưa vào dạy trẻ. Để khắc phục giải quyết thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã áp dụng một số ''Biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như sau''. III. Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi
  4. * Biện pháp 1: Tự rèn luyện nâng cao .... khi hát mẫu cho trẻ nghe. - Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi luyện kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ. Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội đung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm. VD: Chủ điểm ''TB ĐV'' tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn2'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' - Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào'' - Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân... + Chủ điểm ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài ''Bé chúc xuân'' - Vũ Hoàng; ''Sắp đến tết rồi''... Chủ điểm ''Trường mầm non'' tôi chọn các bài ''Sáng đến trường''; ''Bé múa'' của Hoàng Tiến ''Chào hỏi''.... Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài dân ca, đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ. VD: + Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''... + Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''... + Các bài có t/c vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú ếch con''...
  5. * Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho trẻ theo dự kiến của mình 1 cây máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi trẻ hát sai về một số lỗi sau: + Sai về tiết tấu, giai điệu + Sai về âm điệu luyến láy + Sai về lời ca + Sai về âm thanh, phong cách thể hiện. VD: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát. Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng. VD2: Bài ''Đi học về'' Khi hát trẻ chưa hát luyến được lùi ''Cha mẹ'' trong bài tôi đã hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát. VD3: Bài ''Cò và mẹ'' Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô và mẹ và các cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng. VD4: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải t/c trìu mến vì đó là t/c mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
  6. * Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc từ yêu thích. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vài đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. Qua quá trình thực hiện các biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ trên tôi đã đạt được một số kết qủa sau. IV. Kết quả đạt được * Về phía trẻ Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Số trẻ 35 trẻ) Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú 21 60% 31 90% Thể hiện NT 11 30% 21 60% khi biểu diễn Thể hiện tốt 14 40% 25 70% kỹ năng ca hát - Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm. - Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
  7. + Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng như giai điệu - Về phía giáo viên - Nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện HP âm nhạc. - Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ. - Tạo được hưng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát - Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt * Về phía phụ huynh - Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc. - Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc nêu kỹ năng ca hát cho trẻ. - Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp. V. Bài học kinh nghiệp Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi tiến hành rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như sau: - Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trử để có biện pháp rèn luyện cho phù hợp. - Luôn chuý ý đến NT biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động ca hát. - Chú ý sửa sai cho trẻ vè kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách NT. - Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
  8. - Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ. - Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ. - Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc. - Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ khuyến...... phụ huynh sưu tầm các tác phẩm âM nhạc để làm màu thêm thư viện âm nhạc cho lớp. Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng ''Các biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi''. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường mầm non

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là trong nhà trường mầm non, trẻ được hát các bài hát mầm non và được cùng với cô trò chuyện về ý nghĩa, nội dung bài hát, sẽ tạo cho trẻ sự cảm nhận nghệ thuật và liên hệ đến việc giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ thông qua nội dung bài hát. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐỀTÀI MỘTSỐBIỆNPHÁPRÈNKỸNĂNGCAHÁTCHOTRẺ5­6 TUỔITHÔNGQUAHOẠTĐỘNGÂMNHẠCỞTRƯỜNGMẦMNON HỒNGTHÁITÂY I.PHẦNMỞĐẦU. 1.Lýdochọnđềtài. Khitrẻcấttiếngkhócchàođờicũnglàlúctrẻđượcnghenhữngcâuhát rucủabà,củamẹ,củanhữngngườithânyêucủamình.Đượcthể hiệnqua cáclànđiệungọtngàoấmáp,màtrẻcảmnhậnđượcvàcũngtừđótrẻđược làmquenvớimôi trườngbênngoàicómôitrườngxãhội,môitrườngtự nhiên….Sẽ tạochotrẻ mộtmôitrườnghoànhậpvàocuộcsống gầngũi, thựctếđốivớitrẻ,từđótrẻđượclĩnhhộinhữngkiếnthức,nhữngấntượng tốtđẹpvề thiênnhiên,vềcuộcsốngxãhộiphongphú,đadạng.Nhằmhình thànhởtrẻkhảnăngsuynghĩ,tháiđộ,quanhệtíchcực,cáchứngxửvớimôi trường,quađómàtrẻhọcđượccáchlàmngười. Âmnhạclànhucầucuộcsống,làmónăntinhthầnkhôngthểthiếu đượcđốivớiđờisốngconngười.Âmnhạclàngônngữchungcủanhânloại, nếucuộcsốngmàthiếuâmnhạcthìchẳngkhácgìthiếuánhsángmặttrời. Âmnhạclàphươngtiệngiúptrẻnhậnthứcxungquanh,pháttriểnlờinói, quanhệtronggiaotiếp,traođổitìnhcảm…Đốivớitrẻ,âmnhạclàthếgiới kỳdiệu,đầycảmxúc.Trẻcóthểtiếpnhậnâmnhạcngaytừtrongnôi.trẻ mầmnondễxúccảm,vốnngâythơtrongsáng,nêntiếpxúcvớiâmnhạclà mộtđiềukhôngthểthiếu.Thếgiớiâmthanhmuônmàukhôngngừngchuyển độngtạođiềukiệnchotrẻpháttriểncácchứcnăngtâmlý,nănglựchoạt độngvàsựhiểubiếtcủatrẻ Đặcbiệtđốivớitrẻ mầmnonthìnhữngnốtnhạctrầmbổng,những giaiđiệumượtmàvuitươi,trongtrẻocủacáctácphẩmâmnhạcnhưlàdòng 1
  2. sữangọtngàonuôidưỡngchotâmhồntrẻthơ,quađógiúptrẻpháttriểntoàn diệnnhâncáchcủamình.pháttriểnnănglực,cảmxúc,tưởngtượng,sáng tạo,sựtậptrungchúý,khảnăngdiễntảnhữnghứngthúcủamình. Trẻmẫugiáorấtthíchâmnhạcnhấtlàcahát,hátcácbàihátcácbản nhạcchotrẻnhữngxúccảmmạnhmẽ,thôithúctrẻcónhữngcáchthểhiện vậnđộngtựphátvậnđộngphùhợp.NhàchỉhuynhạcnổitiếngLô­Tô–K Pxkiđãnói“Khinghenhạccảngườilớnvàtrẻđềumuốnvậnđộngtheo nhịp,theotiếttấu,tayhọđungđưa,chângõnhịp,đầulắclưtheonhạcnhiều khicácemvừanghenhạcvừangẫuhứngnhữngđiệumúacótiếttấuđộcđáo choriêngmình” Khácvớiloạihìnhnghệthuậtkhácnhưhộihoạ,vănhọc,điệnảnh… âmnhạckhônghoàntoànxácđịnhrõnhữnghìnhảnhcụthể.Âmnhạcbằng nhữngngônngữriênglàgiaiđiệu,âmsắc,trườngđộ,hoàâm,tiếttấu…cùng vớithờigianđãthuhút,hấpdẫn,làmthoảmãnnhucầutìnhcảmcủatrẻ. Mộttrongnhữngnộidungcủaâmnhạclàcahát.Cahátlàhoạtđộng âmnhạcđượctrẻyêuthích,nólànguồnhứngthúmạnhmẽ để trẻ cảmthụ nghệthuật.Cahátcònlàphươngtiệnnghệthuậtđặcbiệthỗtrợtíchcựccho cáchoạtđộnggiáodụcởtrườngmầmnon. Trongnhàtrườngmầmnon,trẻđượchátcácbàihátmầmnonvàđược cùngvớicôtròchuyệnvề ýnghĩa,nộidungbàihát,sẽ tạochotrẻ sự cảm nhậnnghệ thuậtvàliênhệ đếnviệcgiáodụctìnhcảmđạođức,thẩmmỹ thôngquanộidungbàihát. Trẻđượchátthểhiệntìnhcảm,hátbiểudiễnvớicườngđộ,sắcthái phùhợpnộidungbàihát,hátkếthợpsửdụngđồdùng,đồ chơigõđệmtheo nhịpđiệuâmnhạc,tạochotrẻcókỹnănghoạtđộngnghệthuậtphongphú. Từđótrẻbiếtyêuâmnhạc,biếtcảmthụâmnhạcthôngquacáchoạt độngâmnhạcphongphúnhư:Cahát,vậnđộng,nghehát,múatròchơiâm nhạc.Đặcbiệtđốivớitrẻ 5­6tuổi,giáodụcâmnhạcđãđemlạichotrẻ nhữngấntượng,nhữngkháiniệmâmnhạc,dầnhìnhthànhtrongtâmhồntrẻ,
  3. tạođiềukiệnpháttriểnthịhiếuâmnhạc.Đâylàbướckhởiđầugiúptrẻbiết lựachọn,đánhgiátácphẩmâmnhạcvàbiếtcáchbiểudiễn ở mứcđộ đơn giản. Chínhvìlẽđómàgiađìnhvànhàtrườngcầntạomôitrườngâmnhạc phongphúgiúptrẻngaytừđầu,giúptrẻpháthuyđượcnăngkhiếusẵncóvà từđócóđượccáckỹnăngcahátthểhiệnmạnhdạnhơn. Tuynhiên,trongthựctế,bộ mônâmnhạcđượctrẻ thể hiệnquacác hoạtđộngtrongnhàtrườngtổchức,ởđịaphươngnơitrẻđangsinhsốngcòn chưađượcquantâmnhiều.Đasốcáccôgiáotrongcáctrườngmầmnonchưa vậndụngđượchếtcácphươngpháp,biệnpháp. Hìnhthứctổ chứcthông quamộtsố tiếthọc,hoạtđộngdạochơi,chưacócácbuổithămquanngoại khóachotrẻ để từ đótrẻ cóthể trảinghiệmnhiềuhơn,họchỏiđúckết nhiềucảmxúchơn.Dođótrẻ bị hạnchế trongviệcpháthuytínhtíchcực giaolưucahátcủamình,vìvậynhữngcảmxúccủatrẻ khinghecácbản nhạccònchưapháthuyhếtkhảnăngcảmthụ âmnhạccủachínhmình,còn nhútnhát,rụtrèkhôngtựnhiênkhithểhiện. Vấnđề đặtralàlàmthế nàođể tìmranhữngkỹ năngđóvàrènchúng pháthuyđượckỹ năngcahátcủatrẻ mộtcáchtự nhiênvànhuầnnhuyễn hơn,giúptrẻpháthuyđượctínhtíchcựcvàchủ độngtrongkhithểhiệnbài hát,từ đótrẻ tíchluỹ đượcnhiềukinhnghiệm,kỹ năngcahátcủatrẻ tự nhiênhơn,phongphú,tiếntớicókỹnăngbiểudiễntốthơn. Xuấtpháttừnhữnglýdotrên,tôimạnhdạnđưara“ Mộtsốbiệnpháp rènkỹ năngcahátchotrẻ 5­6tuổithôngquahoạtđộngâmnhạctại trườngmầmnon”làđềtàikhoahọcđểnghiêncứuvàvậndụngtrongnăm học2017­2018này. 2.Mụctiêu,nhiệmvụcủađềtài. 3
  4. Âmnhạclàmộttrongnhữngloạihìnhnghệ thuậtpháttriểnnănglực, cảmxúc,tưởngtượng,sángtạo,sựtậptrungchúý,khảnăngdiễntảnhững hứngthúcủatrẻmầmnonnóichungvàđặcbiệtởtrẻmẫugiáo. Khácvớiloạihìnhnghệthuậtkhácnhưhộihoạ,vănhọc,điệnảnh…, âmnhạckhônghoàntoànxácđịnhrõnhữnghìnhảnhcụ thể.Âmnhạcbằng nhữngngônngữriênglàgiaiđiệu,âmsắc,trườngđộ,hoàâm,tiếttấu…cùng vớithờigianđãthuhút,hấpdẫn,làmthoảmãnnhucầutìnhcảmcủatrẻ. Âmnhạclànhucầucuộcsống,làmónăntinhthầnkhôngthể thiếu đượcđốivớiđờisốngconngười.Âmnhạclàngônngữchungcủanhânloại, nếucuộcsốngmàthiếuâmnhạcthìchẳngkhácgìthiếuánhsángmặttrời. Đặcbiệtđốivớitrẻ mầmnonthìnhữngnốtnhạctrầmbổng,nhữnggiai điệumượtmàvuitươi,trongtrẻocủacáctácphẩmâmnhạcnhưlàdòngsữa ngọtngàonuôidưỡngchotâmhồntrẻ thơ,quađógiúptrẻ pháttriểntoàn diệnnhâncáchcủamình. Mộttrongnhữngnộidungcủaâmnhạclàcahát.Cahátlàhoạtđộng âmnhạcđượctrẻyêuthích,nólànguồnhứngthúmạnhmẽ để trẻ cảmthụ nghệthuật.Cahátcònlàphươngtiệnnghệthuậtđặcbiệthỗtrợtíchcựccho cáchoạtđộnggiáodụcởtrườngmầmnon. Trongnhàtrườngmầmnon,trẻđượchátcácbàihátmầmnonvàđược cùngvớicôtròchuyệnvề ýnghĩa,nộidungbàihát,sẽ tạochotrẻ sự cảm nhậnnghệ thuậtvàliênhệ đếnviệcgiáodụctìnhcảmđạođức,thẩmmỹ thôngquanộidungbàihát. Trẻđượchátthểhiệntìnhcảm,hátbiểudiễnvớicườngđộ,sắcthái phùhợpnộidungbàihát,hátkếthợpsửdụngđồdùng,đồ chơigõđệmtheo nhịpđiệuâmnhạc,tạochotrẻcókỹnănghoạtđộngnghệthuậtphongphú. Chínhvìlẽđómàgiađìnhvànhàtrườngcầntạomôitrườngâmnhạc phongphúgiúptrẻ ngaytừ đầu,giúptrẻ pháthuyđượcnăngkhiếusẵncó vàtừđócóđượccáckỹnăngcahátthểhiệnmạnhdạnhơn.
  5. Quathờigiangiảngdạy ở trườngmầmnonHồngTháiTây,tôithấy vấnđềrènkỹnăngcahátchotrẻ5­6tuổiđượcnhàtrườngquantâm,chuyên đề âmnhạc,nhữnglờicatiếnghátquacácbàiđồngdaocadao,cácchủ đề phùhợpvớiđộtuổi,phongphúcácthểloạihòvè,cónộidungtrongsánglành mạnh,mangtínhchấtgiáodụcđượcđưavàogiảngdạy. Tuynhiênviệcrènkỹnăngcahátcủanhàtrườngcũngcòngặpnhiều bấtcập,kỹthuậthátcủatrẻcònbịhạnchế,hiệuquảgiáodụcâmnhạccho trẻchưacao. Trướcnhưngvấnđề trêntôirấtbănkhoăn,làmthế nàođể pháthuy đượckhả năngvốncócủatrẻđể rènchotrẻ cóthêmkỹ năngcahát,vìthế màviệctìmra“Mộtsốbiệnpháprènkỹnăngcahátchotrẻmẫugiáo5­6 tuổithôngquahoạtđộngâmnhạc”tạitrườngmầmnonHồngTháiTây, theotôinghĩ làrấtcầnthiết.Chínhvìvậymànămhọc2017­2018nàytôi chọnđâylàđềtàinghiêncứu. Khitiếnhànhxâydựngđề tàinàytôiđãđượcsự gúpđỡ quantâmtận tìnhcủaBangiámhiệu,cácđồngnghệptrongtrườngtạođiềukhiệnchotôi ápdụngnghiêncứuvàthửnghiệm. 3.Đốitượngnghiêncứu. Làgiáoviêntrựctiếpđứnglớpmẫugiáo5­6tuổiA3Trườngmầmnon HồngTháiTây,Thị XãĐôngTriều­QuảngNinh,tôichọnluônlớpnàyđể tiếnhànhđisâunghiêncứumộtsốbiệnpháp“Rènkỹnăngcahátchotrẻ 5­6tuổithôngquahoạtđộngâmnhạctạitrườngmầmnonHồngThái Tây” 4.Giớihạnphạmvinghiêncứu. Phạmvinghiêncứu“Rènkỹnăngcahátchotrẻ5­6tuổithôngqua hoạt động âm nhạc tại trường mầm non” Hồng Thái Tây , từ ngày 1/9/2017đếnngày20/04/2018. 5
  6. 5.Phươngphápnghiêncứu. ­Đểnghiêncứuđềtàinàytôisửdụngnhữngbiệnphápsau: +Tựrènluyệnnângcaokhihátmẫuchotrẻnghe. +Rènkỹnăngcaháttrêntiếthọc. +Sửasaichotrẻ. +Kếthợpvớiphụhuynhvànhàtrường. +Vậndụngmọilúc,mọinơi. II.PHẦNNỘIDUNG 1.Cơsởlýluận. Âmnhạcđốivớitrẻlàmộtthếgiớikỳdiệuđầycảmxúc.Nhưchúng tađãbiếtâmnhạctácđộngvàoconngườingaytừkhicònnằmtrongnôikhi đượcnghetiếngruà ơicủamẹ.Tâmhồntrẻngâythơ trongsáng,luônluôn vuivẻchonêntiếpxúcvớiâmnhạclànhucầukhôngthểthiếuvớitrẻ.Bởi chínhởđâyâmnhạcđượccoinhưmộtphươngtiệngiáodụctoàndiệnnhân cáchtrẻ. Trongchươngtrìnhgiáodụcmầmnon,bộ môngiáodụcâmnhạclà mộtbộ mônnghệ thuậthếtsứcgầngũivớitrẻ,làhoạtđộngđượctrẻ yêu thích,lànguồnhứngthúmạnhmẽ để trẻ cảmthụ nghệ thuậtvànócònlà phươngtiệnthiếtthựcchocáchoạtđộnggiáodụckhác.Cóthểcoiâmnhạc làmộtbộphậnkhôngthểtáchrờivớicôngtácchămsóc,giáodụctrẻ. Khácvớiloạihìnhnghệthuậtkhácnhưhộihoạ,vănhọc,điệnảnh…, âmnhạckhônghoàntoànxácđịnhrõnhữnghìnhảnhcụ thể.Âmnhạcbằng nhữngngônngữriênglàgiaiđiệu,âmsắc,trườngđộ,hoàâm,tiếttấu…cùng vớithờigianđãthuhút,hấpdẫn,làmthoảmãnnhucầutìnhcảmcủatrẻ. Giáodụcâmnhạctrongtrườngmầmnonlàgiáodụcchotrẻlòngyêu âmnhạc,biếtcảmthụâmnhạcthôngquacáchoạtđộngâmnhạcphongphú như:Cahát,vậnđộng,nghehát,múa,tròchơiâmnhạc.Đặcbiệtđốivớitrẻ
  7. 5­6tuổi,giáodụcâmnhạcđãđemlạichotrẻ những ấntượng,nhữngkhái niệmâmnhạc,dầnhìnhthànhtrongtâmhồntrẻ,tạođiềukiệnpháttriểnthị hiếuâmnhạc.Đâylàbướckhởiđầugiúptrẻ biếtlựachọn,đánhgiátác phẩmâmnhạcvàbiếtcáchbiểudiễnởmứcđộđơngiản. Cahátlàmộttrongnhữngnộidungcủagiáodụcâmnhạc,nólàloại hìnhnghệthuậtcógiátrịbiểucảmcaovìnótácđộngđếnngườinghecảvề âmnhạcvàlờica,nóphảnánhcuộcsốngsinhhoạt,tâmtưtìnhcảmcủacon ngườivànógấngũivớiconngười,đượcđôngđảocôngchúngyêuthích. Trongtrườngmầmnon,cahátlà1hoạtđộngđượcthựchiệnthườngxuyên liêntụcvàđượclồngghéptrongcáchoạtđộngcủatrẻ,nólàcầunốigiữa hoạtđộngnàyvớihoạtđộngkhácvànólànguồntạohứngthúmạnhmẽ nhấtđể trẻ thamgiavàocáchoạtđộng.Tuynhiênkhitrẻ caháttathường nhậnthấyđôilúccóphầnkhôngchínhxácvềgiaiđiệuhoặcvềlờica,thậm chítrẻcòntựsángtáclờikhôngphùhợpnộidung)để.....Mặtkháckỹ thuật hátcủatrẻ cònhạnchế về giọng,về hơi,vìâmvựctiếttấuvìthế nólàm giảmđitínhnghệ thuậtcủabàihát.Ngoàiracơ quanphátâmcủatrẻ chưa thựcsự hoànchỉnh,âmphátrayếu,hơithở ngắn,nôngvàđặcbiệtsự phối hợpgiữatainghevàgiọngchưathậtchủ động.Dođótrẻ hátchưacótính nghệ thuật.Vậylàmthế nàođể trẻ háthay,hátchínhxácmộttácphẩmâm nhạc? Chonênviệctìmra''Mộtsố biệnpháprènkỹnăngcahátchotrẻ 5­6tuổithôngquahoạtđộngâmnhạc''làthựcsựcầnthiết. 2.Thựctrạng: TrườngMầmnonHồngTháiTâynằmrênđịabànxãHồngTháiTây. Đâylàmộtxãmiềnnúi,đôngdân,trìnhđộdântríkhôngđồngđều,ngườidân chủ yếusốngbằngnghềnông,kinhtếcòngặpnhiềukhókhăn,mộtsố phụ huynhvốnhiểubiếtvềâmnhạcchưacaonênviệcdẫnđếnchoconđihọc nhạc,luyệnhátchưađượcchútrọng. 7
  8. ­Trongnhàtrường,hoạtđộngngoạikhóa,chuyênđề,cácbuổithao giảngcáccôcòngặpnhiềuhạnchế,chưapháthuytriệtđể khả năngcủa mình,chưadànhnhiềuthờigianđầutưnênchấtlượngchưacao. ­Trẻcònnhútnhát,hátkhôngrõlời,tròntiếng,khôngmạnhdạntựtin trướcbạnbèvàtrướcđámđông,cahátđượcnhưngkhôngtheomộttrường độ caothấprõràng,hátnhưngkhôngthểhiệntìnhcảmvàolờicamìnhhát, khôngbiểuhiệntrạngtháivuitươihồnnhiên,màmangtínhchấtthuộcbàihá t,nêncòngặpnhiềuhạnchế.Đặcbiệtkhitrẻ thamgiavàohoạtđộngâm nhạc,trẻvẫnchưapháthuyđượctínhsángtạođộclậpchủđộngcủamình, trẻhátthuộcnộidungbàihátnhưngchưacócảmxúcthựcsự,vìthếmàgiờ họcchưathựcsựsôinổi,hấpdẫn. Đisâunghiêncứu''Mộtsốbiệnpháprènkỹnăngcahátchotrẻ5­6 tuổithôngquahoạtđộngâmnhạc ở TrườngMầmnon'' nămhọc2017­ 2018,tôidượctiếnhànhtrongđiềukiệnsau: *Thuậnlợi: Nămhọc2017­2018,việcdạynóichung,bộ mônâmnhạcnóiriêng ở TrườngMầmnonHồngTháiTâycónhiềuthuậnlợi.Cụthểlà: Phònggiáodụcvàđàotạocũngnhư .Bangiámhiệunhàtrườngquan tâmđầutưvềcơsởvậtchấtbổsungmộtsốloạiđồdùng,đồchơiphụcvụ chotiếtdạy,lớpcóđồdùng,phươngtiệnphụcvụchobộmônâmnhạcđặc, biệtlàcácloạiđạocụnhư:đànđiệntử,đầuđĩa,máyvitính,cácdụngcụâm nhạctrống,phách,xắcxô,songloan,mõ...cáctrangphụcđẹp,màusắcphù hợp,cácđồ dùngđểhoạtđộnggócâmnhạcluônchuẩnbị đầyđủ chobuổi biểudiễn. +Độingũgiáoviêntrongtrườnghầuhếtgiáoviênđềucótrìnhđộtrên chuẩn,đượcđàotạocóhệ thống,nắmvữngphươngpháp,cókhả năngâm nhạcvàgiọngháttốt.luônđoànkết,thốngnhất,giúpđỡnhaucùngtiếnbộ. +Phụ huynhhọcsinh:cũngđãquantâmđếnphongtràocủalớp:sẵn Sànghỗtrợnhữnggìcholớpnếucóthểnhư:sẵnsàngchotrẻlàmquencác
  9. đồ dùngở nhàtrướckhiđếnlớphọc,cóthể chotrẻmangđếnlớpnhữngđồ dùngcóliênquanđếnbàidạy,hỗ trợ chotiếtdạyđể giờ họccủacáccon đượcsinhđộnghơn,hoặcquantâmđầutư vềđòchơi,trangphụcchotrẻ, ủnghộchocácphongtràovănnghệ,hayhoạtđộngchungởlớp,điềuđótạo cơhộithuậnlợichogiáoviênxâydựngđượcnhữngtiếthọchay,...Từđótrẻ rấtthíchhọcnhữnggiờmônâmnhạc. +Giáoviênchủnhiệmlớpnhiệttìnhcóđủtrìnhđộ chuyênmôn,cótố chấttốtvềâmnhạc.khôngngừnghọctậpđể nângcaotrìnhđộchuyênmôn nghiệpvụ,xâydựngkế hoạchnămhọcsátvớichươngtrìnhgiáodụccủa trường,phùhợpvớilứatuổicủahọcsinhngaytừđầunămhọc.Điềuđó giúpgiáoviêndễdànghơntrongviệcchuyểntảikiếnthức. +Đốivớitrẻ:Đasốtrẻralớpđềunhanhnhẹn,cósứckhỏetốt.Trẻ thíchháttừkhicònrấtnhỏ,gầnnhư khibiếtnóilàtrẻ bắtđầuhọchát,trẻ đượcngườilớndạychonhiềubàihát,cũngnhưhiểunộidungbàihát.Chính điềunàymàmộtphầnnàođótrẻđãđượclàmquenvớimônâmnhạc.Điều đógiúpgiáoviêndễdànghơntrongviệcchuyểntảikiếnthức. ­Lứatuổinàygiọnghátcủatrẻvanghơn,âmsắcổnđịnhhơn,tầmcữ giọngcũngmởrộng,trongkhoảngquãng8(Đô1­Đô2)sựphốihợpgiữatai nghevàgiọnghátcũngtốthơn. ­Trẻ đượcthamgianhiềuhoạtđộngvănnghệ củanhàtrường,giúp trẻ đượcthể hiệnvànângcaotínhtự tin.Nhữnghoạtđộngnàyvôcùngý nghĩavớitrẻ,nógiúptrẻcócơhộirènluyệnvàthỏasứcthểhiện,vìthếmà trongcáctiếthọctrẻmạnhdạnvànhiệttìnhhơn. ­Lớpđượctrangbịnhữngthiếtbịđồdùngthuậntiện,nhưmáyvitính, đànđiệntửocgan,băngđầuđĩaphùhợpvớitrẻ. *Khókhăn: 9
  10. ­Trongnhàtrường,hoạtđộngngoạikhóa,chuyênđề,cácbuổithao giảngcáccôcòngặpnhiềuhạnchế,chưapháthuytriệtđể khả năngcủa mình,chưadànhnhiềuthờigianđầutưnênchấtlượngchưacao. ­Sốtrẻđông,khảnăngâmnhạccủatrẻthìkhôngđồngđều.vìthếgây khókhănchoviệcphânnhómhoạtđộng. Cónhữngcháuchưađihọcbao giờ ,nênkhiralớpcònnhútnhátkhôngtự nhiênmấtđisự tự tintronggiao tiếpVìthếkhókhăntrongviệcrènnếnếp,kỹnănghọctậpchotrẻ. ­Mộtsố phụ huynhbậnrộncôngviệchoặclídokháchquannàođó,ít cóthờigianquantâmtớitrẻcònít,tròchuyệncùngtrẻchưanhiềuvềcáclàn điệu,cácthể loạiâmnhạcdànhchothiếunhicònhạnchế.Hoặccónhững trẻđượcđápứngđầyđủ vềnhucầumàtrẻ cần.Vídụ trẻchỉ cầnmẹ mua chobộ đànkhitrẻ thích,nhưngcũngkhôngđượcđáp ứng.Đâycũnglàmột nguyênnhânlàmhạnchếkhảnăngcảmthụâmnhạccủatrẻ. *Mặtmạnh,mặtyếu. Nhậnthứcđượcvấnđề “NângcaochấtlượngGiáodụcâmnhạccho trẻnóichung”vànângcaochấtlượng“Rènkỹnăngcahátchotrẻ5­6tuổi thôngquahoạtđộngâmnhạc”nóiriêng,làmộtvấnđềthiếtthựccầnphải làmngay. Đầunămhọc2017­2018dướisự chỉ đạovàphâncôngcủabangiám hiệunhàtrườngtôiđượcgiaonhiệmvụchủnhiệmlớpmẫugiáo5­6tuổiA3 vớisĩsố là36cháu.Để cóđượcnhữnggiảiphápphùhợp, bảnthântôiđã khôngngừngtự họcbồidưỡngvề trìnhđộ chuyênmôn,tự rènluyện,luôn luônvậnđộng,sángtạovàtíchcựckhitổ chứcchotrẻ mỗigiờ học,và hướngchotrẻthamgiacácchươngtrìnhvănnghệdotrường,lớp,trongthôn tổchức. Thamgiavàdựcácchuyênđềcủatrường,phònggiáodụctổ chứccác tiếtdạymanghìnhthứcđổimới.Thườngxuyêncậpnhậtcácthôngtintrên đài,tivihayinternet,thựchiệnviệcđổimớihìnhthứctổ chứctiếthọcâm nhạcnhằmpháthiệncáccháucókỹnăngtrongâmnhạckỹnăngmạnhdạn,
  11. tựnhiên,biểuhiệnquacácbàihátvềchủđềmàtrẻđãđượchọccónộidung liênquanđếncôngtácchămsócgiáodụcmầmnon... Khigiảngdạytôiđãcốgắng: ­Tạomôitrườnggiáodụcâmnhạcphongphú.Sử dụngđồ dùngtrực quanmộtcáchcóhiệuquả.Biếtkhaithácnhữngnộidung,thôngtincầnthiết đểứngdụngcôngnghệthôngtinvàotronggiảngdạy. ­Linhhoạtsửdụngđadạnghoácáchoạtđộngchotrẻ đỡ nhàmchán vàlàmtăngsựtíchcựchoạtđộngcủatrẻ. ­Biếttruyềnđạtchínhxác,hấpdẫn,truyềncảmđểthuhút,hấpdẫn trẻ. ­Thườngxuyênrènluyệnkỹnăngchotrẻởmọilúc,mọinơi. ­Luônkhuyếnkhích,độngviên,tạochotrẻniềmsaymêhoạtđộng. ­Phốikếthợpvớiphụhuynhđể traođổi,thốngnhấtquanđiểmgiáo dục. ­Tìmhiểukỹnăngtiếpthuâmnhạccủatừngtrẻđể cóbiệnpháprèn luyệnchophùhợp. Tuynhiênquaviệcthamgiachuyênđề,thămlớpdựgiờcácđồngnghiệp trongtrườngtôinhậnthấyrằngtrẻmẫugiáomẫugiáonóichung,trẻ5­6tuổinói riêngthìviệcrènkỹnăngcahátchotrẻcòngặpnhiềuhạnchế,: Giáoviênchưathựcsựđầutưvềnghệthuật,kỹnăngcahát.Côchưa tậndụngmọicơhộichotrẻrènkỹnăngcahát.Chưalựachọncáctácphẩm khigiớithiệuvớitrẻ.Cáctácphẩmgiớithiệuđếntrẻ cònnghèonàn,đơn điệuvàphụthuộcvàochươngtrìnhchung.Giáoviênchưachịukhósưutầm cácbàiháthay,nónộidunghấpdẫnngoàivìđưavàodạytrẻ,chưachútrọng đếnrènkỹ năngcahátchotrẻ,gòéptrẻ họcháttheokiểu ''Họcthuộc lòng”…,. 11
  12. Mặtkhácgiáoviêncũngchưakếthợpvớiphụ huynhcùngrènkỹ năng chotrẻ,chưakhuyếnkhíchphụ huynhsưutầmcáctácphẩmâmnhạcđể làmgiàuthêmthưviệnâmnhạccholớp….Chínhvìvậymà: ­Trẻchưabiếtthểhiệncácgiaiđiệu,chưahiểuvàchưacảmnhậnđược giaiđiệucủatácphẩmchưatíchcựcthamgiavàohoạtđộngcahát. ­Trẻhátchưađúnggiaiđiệu,hátkhôngrõlờihoặchátsailời. ­Tr ẻ khôngt ạ ođ ượ c âmthanhh ợ plýkhihát(hátnh ỏ ho ặ cla hétcăngc ứ ng). ­Khiháttrẻchưahoàquyệngiọnghátcủamìnhvàogiọnghátcủatập thể. ­Trẻchưacóthóiquenđánhgiátácphẩmâmnhạckhiđượcthưởng thứcđể nângcaokiếnthứcâmnhạcchotrẻ.chưakhuyếnkhíchđượctrẻ sángtạophongcáchbiểudiễnkhithểhiệncáctácphẩmâmnhạc. Trênđâylàmộtsốđiểmmạnhvàyếumàtôiđãrútrađượctrongquá trìnhgảngdạycũngnhưquansátđượctrongthờigianqua.Nhữngđiểmcần pháthuycũngnhưnhữnggìcầnkhắcphục. *Cácnguyênnhâncácyếutốtácđộng Đầunămhọc2017­2018dướisựchỉđạovàphâncôngcủabangiámhiệu nhàtrườngtôiđượcgiaonhiệmvụchủnhiệmlớpmẫugiáo5­6tuổiA3với sĩsốlà36cháu, Đểkiểmtravàđánhgiásaucáchoạtđộnglàhếtsứccầnthiếtvìchỉcó thếsaumỗigiờdạytôimớibiếtmìnhcầnrútranhữngbàihọcgì?hìnhthức rasao?đãgâyđượchứngthúchotrẻkhông?cùngvớiviệcđánhgiákhảnăng củatrẻkhithamgiacáchoạtđộngsựhứngthú,hiểubài,cảmnhận,khảnăng diễnđạt...Đốivớitrẻ việckiểmtrađánhgiálàphảikịpthờiđể cósự thay đổivềphươngpháphayhìnhthứcsaochophùhợpvớitrẻ. Kiểmtrakĩnăngcahátcủatrẻ,trẻtựnhiên,trẻmạnhdạn,tựtin,tôiđã tiếnhànhđođầuvàocủahainhómthựcnghiệmvànhómđốichứng.Theodõi
  13. cáccháuthôngquamộthoạtđộngâmnhạcngoạikhóadogiáoviêntổ chức, cáchđotheocáctiêuchí. Nhóm Sốtrẻ Mứcđộ 1 2 3 Thựcnghiệm 16 81,2% 95% 0% Đốichứng 20 18,7% 5% 0% Nhìnbảngtrêntathấy: ­Nhómthựcnghiệm: +Mứcđộ1:13cháu(81,2%). +Mứcđộ2:3cháu(18,7%) +Mứcđộ3:khôngcó. ­Nhómđốichứng: +Mứcđộ1:19cháu(95%). +Mứcđộ2:1cháu(5%). +Mứcđộ3:khôngcó. ­Đođầuvàocủahainhómchotathấykếtquảlàtươngđươngnhau,sự chênhlệchkhôngđángkể. ­Giáoviêncầnchủđộngcáchdạykỹnăngđểvậndụngvàoviệcthựchiện cáckhảnăngnhậnthứccủatừngđộtuổitừđócôbiếtđượccầnphảirènchotrẻ cókỹnăngcahátchínhxác. +Côhướngdẫntrẻhátđúngnhạc,rõlời,biếthátbiếtbiểudiễnsắcthái tìnhcảm,tạochotrẻcóhứngthútrongcahát.Thôngquanộidungbàihátkhai tháccáckhíacạnhgiáodụctìnhcảmđạođứcvàthẩmmỹ.Luyệntậpkỹnăngca hátbaogồmviệcdạytrẻ thuộcbàihát,hátđúngnhạc,tậpcáchìnhthứcbiểu diễn,cónhiềucáchdạytrẻthuộcbàihát: +Côchotrẻđọclờibàiháttheotừngcâu,sauđóhátvàonhạc. 13
  14. +Dạytrẻháttheocôtừngcâuvàibalầnrồighépvàobàihát. +Dạytrẻháttheocôliêntiếptừngcâu,từngđoạncủabàihát. +Trẻháttheocôcảbàihátnhiềulànrồithuộcdầndần. +Trẻtựthuộcbàihátquahằngngàynghelớpkhácháthoặcnghequacác phươngtiệnngheđiệntửcủanhàtrườngmở. ­Nhưvậycôgiáocóthểcăncứ vàobàihátđódễ haykhó,dàihayngắn, mứcđộđãbiếtcủatrẻ,từđócôsẽchọncáchdạyphùhợp.Khitrẻđãthuộc,cô tiếptụcdạytrẻhátthểhiệntìnhcảm,sắctháicủabàihát.Chotrẻtậpcáchình thứcbiểudiễnhátđồngca,songca,tốpca,hátcólĩnhxướng,háttonhỏ,hát nhanhchậm,hátkếthợpvớinhảymúahoặcgõđệmtheonhịpđiệuâmnhạc… Từnhữngkhảosátthốngkêphântíchvềkhảnăngbiểudiễntựnhiêncủa trẻ,trẻhátrõlời,hátđúngnhạcđúngtrườngđộ,caođộmạnhdạnđạtmứcđộ khácao,tôixinmạnhdạnđưaracácgiảipháp,biệnphápđểthựchiện, 3.Giảipháp,biệnpháp. 3.1:Mụctiêucủagiảipháp,biệnpháp. ­Âmnhạclàtrừutượngnhưngcótínhgiáodụcnghệthuậtsâusắc.Vìvậy việcsớmhìnhthànhtưduytrựcquanvàkíchthíchnhữngyếutốbanđầulàrất cầnthiết.Vìthế côgiáophảitạođượcsự hứngthúđể trẻ saymê,ham,thích hoạtđộngnghệthuật,trướckhichotrẻhoạtđộngnghệthuậtthôngquacahát, đượcnghebảnnhạchaychuẩnbịđượcthamgianhảymúa,côcầncónhữnghình thứchấpdẫnđểgợimở,dẫndắtgiớithiệuvàchotrẻđượcxembiểudiễnvới mứcđộhoànthiệnnhất,đólà: +Trẻthíchtìmhiểuvàthíchbộclộcảmxúcphùhợpvớivẻđẹpcủacuộc sống,thôngquacáctácphẩmnghệthuật. +Trẻ thíchnghenhạc,nghehát,chămchúlắngnghevàcảmnhậnnhững giaiđiệukhácnhaucủacácbàihát,bảnnhạc. +Khinghemộtbảnnhạc,bàihátcảmnhậncủatrẻ đượcthể hiệnqua nhữnghànhđộngnhưđungđưatheobảnnhạc,giậmchân,nhúnnhảy,múa…
  15. +TừđóxácđịnhđượcMụctiêucơbảnlàgiúptrẻháttựnhiên,chuẩn xác,diễncảmcácbàihátcónộidungphùhợpvớiđộtuổitrêncơsởcócảm xúcvàkỹnăngthểhiện:Âmcao,thấp,sựngânngắt,phátâmrõ,códiễncảm điềuchỉnhgiọngtolênnhỏđi,tốcđộnhanhchậm… 3.2:Nộidungvàcáchthứcthựchiệngiảipháp,biệnpháp. *Biệnpháp1: Tự rènluyệnnângcaokhihátmẫuchotrẻ nghe. ­Đểchuẩnbịdạyhátchotrẻtôiđãtìmhiểuvàphântíchbàiháttrêncơ sở đóluyệnhátdiễncảm,thể hiệnsắctháitìnhcảmphùhợpnộidungbài hát.Từđótôiluyệnkỹnăngnhữnghứngthúsởthíchcủatrẻ. +Tư thế ngồiháthayđứnghátphảithoảimáiđể tạohơithở tốt, khôngcăngcứng,gòbómàphảihoàntoàntựnhiên. +Lấyhơinhanh,sâu,khônghổnhển,thở ratừ từ đủ để hátmộtcâu hátngắn. +Tạoâm:Giọngháttrẻ phảitự nhiên,âmthanhvangsáng,không ức chế,phảinhẹnhàngnhưngcóđộvangnhấtđịnh. +Hátrõlời:Liênquanđếnvị tríđúngcủalưỡivàmôi,hàmdướicử độngtựnhiên,dấugiọngcóliênquanđếnngữđiệu +Sự chínhxác:Trẻ hátđúngâmđiệunhịpđiệubàihátkhôngphụ thuộcvàonghevàphátâm. +Sựhòahợp:Khiháttậpthểtrẻphảihòagiọngmìnhtronggiọnghát chungvớicácbạn. Lờ icatrongbàihátcầnng ắngọnd ễ hi ểu,nênchọ nnhữ ngbàihát cónộidungg ắnv ớihi ệnt ượ ngthiênnhiênxãhộ igầ ngũivớ itrẻ vàphù hợ pv ớich ủđiểm. Vídụ:Chủ đề ''TGĐV''tôilựachọnbàihátvề cácconvậttrẻ yêu thíchnhư''Bàihátcủachuồn2''HoàngLương;''Convịtbầu''­HoàngLongvà 15
  16. HoàngLân;''Concòngconcua''­LêQuốcTháng;''Concàocào''­LêThương; ''Conve,conkiến''­YVân.,bàihát;“Chúmèocon”­NhạcvàLời:Nguyễn ĐứcToàn,bàihát“Haichúcúncon”. +Chủ đề ''Tếtvàmùaxuân''tôichọnbài''Béchúcxuân''­VũHoàng; ''Sắpđếntếtrồi''... +Chủ đề ''Trườngmầmnon''tôichọncácbài,''Sángđếntrường'';''Bé múa''củaHoàngTiến,bàihát:“Ngàyvuicủabé”,“Chàongàymới”Nhạcvà Lời–HoàngVănYến. Tôilựachọncácbàihátphảnánhhiệnthựcgầngũivớitrẻnhưnhững bàidânca,đồngdaohoặccácbàihátvuitươitrongsángphùhợpvớitrẻ. Vídụ: + Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''; “Rềnh rềnh ràng ràng”… +Dânca''Lýcâykhế'';''Lýcâybông'';''Lýkéochài''... +Cácbàicót/cvuivẻ''Đènđỏ đènxanh'';''Bongbóngbay'';''Chú ếchcon''... *Biệnpháp2:Rènkỹnăngcaháttrêntiếthọc ­Hìnhthứctrêntiếthọclàhìnhthứccungcấpkiếnthứcchotrẻmộtcách chínhxácvàđầyđủnhất.Ởgiờhoạtđộngnàytấtcảđềuđượcthamgia,trước khitiếnhànhdạytrẻmộtbàihátnàođóthìgiáoviênphảicósựchuẩnbịchuđáo vềđồdùngdạyhọc,vềđồchơi,lựachọnnộidungbàihát. ­Đặcbiệtởlứatuổinàytrẻcóthểhátđượcnhữngbàicacóâmvựcvừa phải,câuhátđơngiảnkhôngluyếnláynhiều,vìvậytôiphảilựachọnbàihátvà rènkỹnănghátchotrẻtốthơn. ­Khitiếnhànhtrênlớp:Phầnthựchiệnhátmẫucủacôthìcầnnhấtlà: +Côhátđúng. +Côhátrõlời.
  17. +Hátđúnggiaiđiệucủabàihát. ­Cónhưvậytrẻmớitrigiácchọnvẹnbàihátcủacômộtcáchchínhxác. Bởiởlứatuổinàytrẻđangbắtchướcvàlàmtheongườilớnnênmọicửchỉviệc làmcủacôphảichuẩnmựcđểlàmgươngchotrẻhọctậpvànoitheo,nếucôhát khôngđúnggiaiđiệu,khôngchuẩnlờithìtrẻsẽbắtchướchátnhưvậyvìthếsẽ rấtkhóbắttrẻsửađúnggiaiđiệubàihátvìcôgiáolàkhuônmẫucủatrẻ. ­Vídụ:Tôidạytrẻhátbài“Mùaxuânđếnrồi”quatiếtdạytôithườngthấy trẻhátsaivềgiaiđiệucâuhát”Mùaxuânđếnhátcareovuimừng”vìcâuhátnày códấuluyếnchonêntôicóthểđánhlạicâuhátđótrênnềnnhạcvàchotrẻhát lạinhiềulần.Đểtránhchotrẻsựnhàmchán,tôichothiđuahátgiữacácnhóm, cáctổxemnhómnào,tổnàohátđúngnhất,haynhất,cónhưthếmớikíchthích đượctrẻtíchcựcrènluyệnvàgâyhứngthúchotrẻtronghọctập. *Biệnpháp3:Sửasaichotrẻ. Thôngthườngkhitiếnhànhdạycahátchotrẻ,giáoviênhaysửasai chotrẻtheodựkiếncủamình1cáchmáymócmàchưanghĩđếnkỹnăngcho trẻ.Vìvậygiáoviênsửasaikhitrẻđãnắmđượckháiquáttoànbàinênchúý sửakhitrẻhátsaivềmộtsốlỗisau: +Saivềtiếttấu,giaiđiệu +Saivềâmđiệuluyếnláy +Saivềlờica +Saivềâmthanh,phongcáchthểhiện. Vídụ1:Bàihát''Concàocào'',khitrẻhátthườngsaivềtiếttấubởibài nàycótiếttấunhanhhơnsovớicácbàihát. Nênkhisửasaichotrẻtôivừahátvừavỗ tayđệmtheotiếttấunhanh đểtrẻháttheochođúng. Vídụ2:Bàihát''Đihọcvề'' 17
  18. Khiháttrẻ chưahátluyếnđượclùi''Chamẹ''trongbàitôiđãhátmẫu lạichotrẻnghevàchotrẻnghetrênđànnhiềulần,sauđóchotrẻhátlạicả câuhát. Vídụ3:Bàihát''Côvàmẹ'' Câuhát''Côlàmẹvàcáccháulàcon''thìtrẻhátthành''Côvàmẹvàcác cháulàcon''.Tôiđọclạicâuđóchotrẻnghe2­3lầnsauđóhátlạikếthợp vớiđànđểchotrẻháttheochođúng. Vídụ4:Khichotrẻhát''Bônghồngtặngcô''thìtôitròchuyệnvớitrẻ nộidungbàihát.Từđógiúptrẻthểhiệnđượcphongcáchkhibiểudiễnphải t/ctrìumếnvìđólàt/cmàtrẻdànhchocôgiáocủamình. *Biệnpháp4:Kếthợpvớinhàtrườngvànhàtrường *Đốivớinhàtrường: Để việcrènkỹ năngcahátchotrẻ 5­6tuổiđượctốt,tôiđãthammưu vớinhàtrường: ­Luônluôntổchứchộithi,hộidiễnvănnghệ,quađótrẻsẽđượcrèn luyệnkỹ năngcahát,kỹ năngbiểudiễnbàiháttheonhạcđệmvàlàmquen vớitrangphụckhibiểudiễn,quađórènchotrẻ thóiquenmạnhdạn,tự tin, tạochotrẻhứngthúsaymêyêuthíchmônhọc. ­ Thực hiện,cộng tác,tuyên truyền,phốikết hợptớicác bậc phụ huynhlàviệcôcùngquantrọng,ngoàibàigiảngtrênlớp,trẻ cầnđượcôn luyệnmọilúc,mọinơi,đượcthểhiệnchomọingườixem. ­Tuyêntruyênthôngquacácbảngtinđượcghilạinhữnghìnhảnhhoạt độngcủachủđề,vàthayđổihàngtuầnđểphụhuynhbiếtvàphốihợpvới giáoviênrènluyệnthêmchotrẻ. *Vớiphụhuynh: ­Thườngxuyêntôitraođổivớiphụhuynhchotrẻnghebăngđĩaởnhà, chamẹcótrẻcùngtrẻthểhiệnbàihát.Từđólàmphongphúthêmvốnhiểu biếtvìâmnhạccủatrẻ,giúptrẻtựnhiênkhithểhiệncakhúctừyêuthích.
  19. ­Vậnđộngphụ huynhhỗ trợ vậtliệumở:Thùnggiấy, ốnglon,hộp sữa,bảngtrainhựa,quầnáocũ,dụngcụhóatrang… ­Ngoàiratôicònkếthợpvớiphụ huynhsưutầmbăngđĩanhạchay, nhữngbàiháthaycónộidungphùhợpvớitrẻngoàichươngtrìnhđểdạytrẻ hoặcghiâmgiọnghátcủatrẻvàođĩavàxâydựngthưviệnâmnhạccủalớp. Nhờsựkếthợpđómà: *Trẻlớptôiháttựnhiên,rõlời,hátđúngcaođộ,trườngđộcủacáctác phẩm.Tr ẻ t ự tinth ể hi ệnm ộttácphẩ mvàbiể udiễ nvuit ươ i,hồnnhiên, nhính ảnh. Cácgiờhoạtđộngnêugươngcuốituần,biểudiễnliênhoanvăn nghệcủalớpđượccáccháuthểhiệnnhiềubàiháthay,phongphúvàđadạng vềnộidungcũngnhưgiaiđiệu *Giáoviênnângcaođượcnghệthuậtcahátkhithểhiệnâmnhạc.sưu tầmvàsángtácđượcnhiềucakhúchayđưavàodạytrẻ.tạođượchưngthú chotrẻkhihoạtđộngcahát,cónhiềutiếtdạyâmnhạcđượcxếptốt. *Vềphíaphụhuynh:Phụhuynhcóbiểubiếtvềkiếnthứcâmnhạc,đã kếthợpvớigiáoviêncùngthựchiệntốtviệcnêukỹ năngcahátchotrẻ. thườngxuyênquantâmđếnchấtlượngcáctiếtmụcvănnghệcủalớp. Cóthểnói:Sựkếthợpchặtchẽgiữagiaóviênvớinhàtrườngvàphụ huynhtrongviệcrènluyệnkỹnăngcahátchotrẻlàđiềukiệntốtnhấtđểtrẻ pháthuynhữngtàinăng,năngkhiếuâmnhạc. *Biệnpháp5:Vậndụngmọilúcmọinơi. ­Thôngquacáchoạtđộngtổ chứclễhộicôgiáocóthể tổ chứchoạt độngâmnhạctheomộtchươngtrìnhbiểudiễnvănnghệmàtấtcảtrẻđược thamgia,nhằmgiúptrẻ hứngthúvớibộ mônâmnhạc:Vídụ khaigiảng, chàomừng20/11,noel,tếtdươnglịch,mừngngày8/3,lễtổngkết… ­Vídụ:Trẻ nghenhạc,xemvideo,đàibăng,múaháttheotừngnhóm, côdànhchomộtthờigiancủahoạtđộnggóc,giúptrẻ luyệntậpkỹ năngca 19
  20. hát,nhằmhỗtrợviệcthựchiệncáchoạtđộngâmnhạctronggiờhoạtđộng chung. ­Trongcácgiờđóntrẻ,cuốibuổitrảtrẻ: Vàođầugiờ đóntrẻ hoặccuốigiờtrảtrẻcôcóthể chotrẻ vậnđộng theonhạcvớitừngnhómvàcánhântrẻ,côsẽ pháthuytínhđộclậphoạt độngcủatrẻ,pháttriểnnăngkhiếucủatrẻvàcôdễdàngsửasaichotrẻ. ­Tíchhợpvậnđộngtheonhạcvàotiếthọc. Theoquanđiểmsưphạmcủatíchhợp:Tíchhợpkhôngchỉlàđặtcạnh nhau,liênkếtvớinhau,màlàxâmnhập,đanxencácđốitượnghaymộtbộ phậncủađốitượngvàonhau,tạothànhmộtchỉnhthểtrongđókhôngcócác giátrị củatừngbộ phậnđượcbảotồnvàpháttriển,màđặcbiệtlàýnghĩa thựctiễncủatoànbộcáichỉnhthểđóđượcnhânlên. ­TuổiMẫugiáolàlứatuổi“Họcmàchơi,chơimàhọc”dođóphảisử dụngnhiềubiệnpháp,thủ thuậttronggiờ họcđể gâyhứngthúvàsự tập trungvốnrấtngắncủatrẻ.Cũngvìthếmàgiờhọcmangtínhtổnghợp.Vận độngtheonhạccóthể tíchhợpnhẹ nhàngđượcvàomộtsố giờ họckhác hoặctíchhợpcácmônhọckhácvàovậnđộng. 3.3:Điềukiệnthựchiệngiảipháp,biệnpháp. Đểviệcrènkỹnăngcahátchotrẻlàmộtmônhọcgiúptrẻpháthiệntố chấtnhanhnhẹnvàpháthiệnnăngkhiếutàinăngcủatrẻ mộtcáchnhanh chóngvàhiệuquảnhấtthìcórấtnhiềubiệnphápđểgiúptrẻnắmbắtrõ. Giađìnhvànhàtrườngphốihợpchặtchẽ,để cóphươngphápchăm sócgiáodụctrẻ cùngthốngnhấtvớinhau,từ đóchấtlượngdạytrẻ sẽ đạt hiệuquảcaohơn. Tìmranhữngmặt ưuđiểmvànhượcđiểmcủatrẻ,nhữngbiệnpháp giáodụccóhiệuquả.Độngviêncácbậcphụ huynhnênđộngviênkhuyến khíchtrẻchotrẻthamgiacácchươngtrìnhmàđịaphươngtổchức. ­Phụhuynhcóhiểubiếtvềkiếnthứcâmnhạc.

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Mục đích của đề tài nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng ca hát. Giúp trẻ phát triển năng khiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật. Giúp giáo viên biết lựa chọn bài hát phù hợp, tổ chức và vận dụng linh hoạt trong thực tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ ca hát một cách tốt nhất. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ TRƯỜNG MẦM NON ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG CA HÁT CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” LĨN

Thể loại Tài liệu miễn phí Sáng kiến kinh nghiệm

Số trang 22

Ngày tạo 10/12/2021 11:12:13 AM +00:00

Loại tệp PDF

Kích thước 1.39 M

Tên tệp

Tải Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rè... (.pdf)

Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4 tuổi

Xuất bản ngày 13/03/2018

Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc? Làm sao nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc? Cùng tham khảo tài liệu hữu ích nhé.

SKKN loại C cấp Huyện năm học 2014-2015. Đề tài : Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn GDAN.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. Tầm quan trọng:

Ngay từ thưở nhỏ, những câu hát ru ầu ơ của bà, của mẹ đã đi sâu vào tâm hồn của trẻ nhỏ, nó như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Cuộc sống của mỗi con người ngay từ khi mới sinh đã cần đến âm nhạc. Chính vì vậy mà người ta nói rằng âm nhạc là một nhu cầu của cuộc sống, nó không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đặc biệt với trẻ nhỏ, âm nhạc là một nhân tố tất yếu góp phần hình thành nhân cách trẻ, giúp cho trẻ có sự phát triển toàn diện về nhân cách.

Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

  1. Thực trạng:

Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Giáo dục âm nhạc hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi.

Trong những năm học vừa qua, mặc dù Phòng GD&ĐT Đại Lộc đã đưa nội dung đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc dạy cho trẻ mầm non, nhưng trên thực tế tôi thấy kỹ năng ca hát của trẻ còn có phần hạn chế. Đặc biệt khi trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc, trẻ vẫn chưa phát huy được tính sáng tạo độc lập, chủ động của mình, trẻ hát thuộc nội dung bài hát nhưng chưa có cảm xúc thực sự vì thế mà giờ học chưa được sôi nổi, hấp dẫn.

  1. Lý do chọn đề tài:

Âm nhạc với vẻ đẹp của nó sẽ giúp ta vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống. Đặc biệt với trẻ mầm non, âm nhạc càng có vai trò to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Không phải đến bây giờ chúng ta mới nhận thức và vận dụng trong giáo dục mà từ ngàn xưa, trong đời sống thường nhật ông cha ta cũng đã ứng dụng hữu hiệu âm nhạc trong việc xây dựng thế giới tâm hồn cho trẻ em. Từ những lời ru mượt mà của bà, của mẹ đến những câu hát đồng dao dễ nghe, dễ thuộc, giàu hình ảnh…Thế giới tinh thần đẹp đẽ đã đi vào tiềm thức và trở thành lối sống tốt đẹp, nhân bản của con người.

Chính vì vậy hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ, nó không chỉ giúp trẻ phát triển thẫm mĩ mà nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động khác, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực: Nhận thức-Ngôn ngữ- Thể chất-Thẫm mỹ -Tình cảm xã hội. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc”

  1. Phạm vi nghiên cứu:

– Âm nhạc là môn học rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì điều kiện và thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện được đề tài “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Đại Quang”

  1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Trên thế giới người ta cho rằng: tầm quan trọng của âm nhạc trong giáo dục con người là một trong những điểm gặp nhau của các nền văn minh Đông và Tây.

Ở phương Đông, người xưa quan niệm giáo dục con người trước tiên tạo hứng khởi cho trẻ bằng những vần thơ, rồi uốn nắn trẻ bằng lễ và hoàn thiện nhân cách cho trẻ bằng âm nhạc.

Ở phương Tây, việc học nhạc từ thời thơ ấu được xem như phương tiện rèn giũa tính tự giác, tính kỷ luật và điều quan trọng đó là để phát triển một cách toàn diện sự hiểu biết để tạo nên nhân cách cho trẻ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác

Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người.

Hoạt động giáo dục âm nhạc trong nhà trường là một trong những bộ môn quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách cho trẻ, hướng trẻ tới Chân- Thiện- Mỹ. Đó là một môn nghệ thuật gần gũi với trẻ, rất được trẻ yêu thích.Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn hơn qua việc sáng tạo các động tác minh họa khi hát, rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai khi vận động theo nhạc, trẻ sẽ thông minh lanh lợi hơn khi tham gia các trò chơi âm nhạc, biết thể hiện cảm xúc của mình khi nghe nhạc.Tuy nhiên, mức độ cảm thụ các tác phẩm âm nhạc ở mỗi trẻ là khác nhau. Chính vì vậy, bước đầu giúp trẻ mầm non có cái nhìn đúng đắn về âm nhạc cũng như cách thể hiện tốt các hoạt động âm nhạc là một việc làm hết sức cần thiết. Giáo viên mầm non là người chủ đạo giúp trẻ biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm âm nhạc, từ đó làm nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1.Thuận lợi:

Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu về hoạt động chuyên môn và tạo điều kiện về trang thiết bị đồ dùng học liệu, tư liệu. Lớp có góc âm nhạc, phù hợp, sáng tạo. Có đủ diện tích cho trẻ hoạt động.

Phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các chủ đề

Bản thân thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, dự giờ các hoạt động. Đặc biệt nhà trường mở các chuyên đề giáo dục âm nhạc để giáo viên có một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trên trẻ, ngoài ra bản thân cũng tự học hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc làm sao để dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.

Trẻ trong lớp cùng độ tuổi nên cũng thuận lợi cho việc thực hiện môn giáo dục âm nhạc.

  1. Khó khăn:

Trẻ hát chưa đúng giai điệu lời ca, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, trẻ hát to quá làm sai cao độ bài hát, có trẻ lại hát nhanh, hát chậm so với phần nhạc đệm, có trẻ hát chưa rõ lời, chưa thể hiện được tình cảm của mình khi hát, kỹ năng vận động của trẻ chưa đạt, biểu diễn chưa tự tin, chưa nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi âm nhạc.

Với tình hình trên, tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ chưa có kỹ năng hát đúng, hát hay là do trẻ ở nhà hay hát tự do thành thói quen, một phần là do bộ phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, tai nghe âm nhạc của trẻ và năng khiếu âm nhạc của trẻ còn hạn chế. Trẻ ít được làm quen và tiếp xúc với âm nhạc. Đứng trước những khó khăn như vậy, tôi đã tìm ra một vài biện pháp để giúp trẻ học tốt môn học này.

  1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Giáo dục âm nhạc là môn học hết sức gần gũi với trẻ tuy nhiên để trẻ tích cực tham gia vào môn học này là không dễ dàng, bởi vậy tôi đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:

Biện pháp 1: Rèn kỹ năng ca hát thông qua hoạt động học.

Hình thức trên tiết học là hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ một cách chính xác và đầy đủ nhất. Ở giờ hoạt động này, tất cả các trẻ đều được tham gia. Trước khi tiến hành dạy trẻ hát một bài hát nào đó thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, về đồ chơi, lựa chọn nội dung bài hát.

Giáo dục âm nhạc cần rèn cho trẻ các kỹ năng: Nghe, hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Trong các kỹ năng đó thì kỹ năng hát là quan trọng nhất bởi vì trẻ hát đúng, cảm nhận đúng giai điệu và nội dung bài hát thì trẻ mới có thể phát triển tốt các kỹ năng khác như: Nghe, vận động theo nhịp và trò chơi âm nhạc.

Trong quá trình dạy hát tôi chú trọng các vấn đề sau: lựa chọn những bài ca có âm vực vừa phải, câu hát đơn giản không luyến láy nhiều.Tôi tìm hiểu kỹ nội dung bài hát, cảm thụ bài hát, tự luyện tập hát rõ lời, đúng nhạc thì mới có thể dạy trẻ hát và rèn luyện kỹ năng hát cho trẻ tốt được.

Để có phần đệm nhạc cho một bài hát tôi có thể ứng dụng phầm mềm encore hoặc download nhạc không lời trên mạng , ngoài ra tôi còn sử dụng đàn organ để đệm nhạc cho trẻ hát.

Trong khi dạy trẻ hát, tôi luôn chú ý lắng nghe trẻ hát để phát hiện và sửa sai kịp thờii cho trẻ. Tôi sử dụng nhiều hình thức sửa sai cụ thể: Nếu trẻ hát sai lời ca, tôi sửa bằng cách đọc mẫu lại lời ca để trẻ đọc theo sau đó cho trẻ hát lại câu hát đó vài lượt để trẻ khắc sâu lời ca cô vừa sửa. Nếu trẻ hát sai giai điệu, cao độ, trường độ thì tôi phải đánh lại trên nền nhạc câu hát trẻ vừa hát sai, cho trẻ xướng âm “La” rồi hát lại lời câu hát đó.

Ví dụ: Với bài hát “Màu hoa” của nhạc sĩ Hồng Đăng có đoạn nhạc “màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng, nhiều hoa xinh thế” đoạn nhạc này hát với cao độ có những nốt xuống thấp, khó hát cho nên tôi có thể đánh lại câu hát đó trên nền nhạc và cho trẻ hát lại nhiều lần. Hoặc tôi có thể cho trẻ xướng âm theo âm “la” (là la lá, la lá là, là la là, là la la lá). Để tránh cho trẻ sự nhàm chán, tôi cho thi đua hát giữa các nhóm, các tổ xem nhóm nào, tổ nào hát đúng nhất, hay nhất, có như thế mới kích thích được trẻ tích cực rèn luyện và gây hứng thú cho trẻ trong học tập.

Ngoài ra, tôi thường đưa những bài hát dân ca vào chủ đề để dạy cho trẻ, sự êm dịu, sâu lắng của các làn điệu dân ca không những giúp cho trẻ yêu quê hương, đất nước mà còn làm cho tâm hồn của trẻ mềm mại hơn. Tôi cho trẻ dùng những dụng cụ âm nhạc sẵn có của lớp để làm nền nhạc cho bài hát dân ca. Với phách tre, xúc xắc, phách đàn… trẻ gõ nhịp nhàng theo sự chỉ dẫn của cô và tạo nên những âm thanh hòa quyện rất hay. Từ đó, trẻ sẽ ham thích tham gia hoạt động nhiều hơn.

Ví dụ:

Chủ đề: Gia đình, tôi đưa bài hát: Gánh gánh gồng gồng; Bà còng đi chợ

Chủ đề Nghề nghiệp: Rềnh rềnh ràng ràng

Chủ đề Thế giới động vật: Chim bay;Thật đáng chê; Bắc kim thang

Chủ đề: Thế giới thực vật, tôi đưa bài hát: Hoa trong vườn; Lý cây bông

Chủ đề Quê hương – đất nước – Bác Hồ: Xòe hoa; Quê hương tươi đẹp.

Biện pháp 2: Rèn kỹ năng ca hát thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi

Trẻ mẫu giáo không những được hoạt động trên tiết học mà các hoạt động của trẻ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ củng cố ôn luyện kỹ năng các bài hát trẻ đã học:

– Giờ đón, trả trẻ: tôi mở nhạc cho trẻ nghe theo chủ đề lúc đón trẻ hoặc tôi cho trẻ ôn lại những bài hát đã học trước giờ trả trẻ.

– Với hoạt động góc: cô gợi ý cho trẻ thực hiện những mong muốn của mình thể hiện qua các chủ điểm bằng hoạt động âm nhạc như các trò chơi âm nhạc hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ, đệm cho bài hát

Ví dụ: Qua trò chơi phân vai “Làm cô giáo” trẻ được luyện tập ca hát và biểu diễn.

– Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều: tôi thường cho trẻ làm quen với những bài hát mới qua hoạt động chiều hay hoạt động ngoài trời, hoặc tôi có thể củng cố lại kỹ năng âm nhạc trẻ đã học trên lớp, tạo điều kiện cho trẻ tập luyện thường xuyên, chú ý tới những trẻ có khả năng âm nhạc yếu để được rèn luyện thường xuyên hơn khi tham gia vào các hoạt động ngoài trời cũng như hoạt động chiều.

– Kết hợp hoạt động âm nhạc với các môn học khác như làm quen với toán, làm quen văn học, tạo hình,kidsmart..

Ví dụ: Để vào phần giới thiệu của trò chơi kidsmart “Ngôi nhà khoa học của Sammy- Căn phòng “máy tạo thời tiết”, tôi sẽ cho trẻ hát nhạc cải biên theo điệu lí cây bông:

“Kidsmart có những trò chơi thật hay ơi bạn ơi

Thi đua ta cùng nhau học vui thật vui

Cùng nhau khám phá nhiều điều

Năm căn nhà nhỏ xinh

Nào ta sẽ chơi cùng học

Ôi vui thật là vui”

Sau đó tôi sẽ giới thiệu 5 ngôi nhà và căn phòng “máy tạo thời tiết”

Ngoài ra, tôi luôn tận dụng thời gian mọi lúc mọi nơi, tích cực cho trẻ nghe băng đĩa, tôi luôn khuyến khích trẻ vận động theo ý thích của mình khi nghe nhạc.

Biện pháp 3: Rèn kỹ năng nghe, ca hát thông qua các trò chơi âm nhạc.

Đối với trẻ thơ, các trò chơi luôn đem đến sự thích thú cho trẻ vì hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động chơi, làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi âm nhạc là biện pháp tốt nhất giúp trẻ có nhiều kỹ năng về âm nhạc hơn. Trước thực tế đó, tôi đã sáng tạo, sưu tầm và cải biên một số trò chơi âm nhạc nhằm phát triển khả năng ca hát, luyện tai nghe, nhận biết mẫu tiết tất, phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ:

* Trò chơi “Chiếc ly diệu kỳ”

– Mục đích yêu cầu:

+ Trẻ nghe và phân biệt âm thanh phát ra từ hai ly nước, sau đó vỗ tay theo nhịp gõ của ly nước

+ Rèn kỷ năng phán đoán và phản xạ nhanh cho trẻ.

– Chuẩn bị:

+ 2 ly nước, đũa gõ.

– Luật chơi:

+ Trẻ phân biệt được âm thanh ở mỗi ly nước, sau đó vỗ tay theo tiết tấu từ tiếng gõ của ly nước.

– Cách chơi:

+ Cô rót 2 ly nước bằng nhau nhưng mức nước khác nhau. Cho trẻ nghe âm thanh ở 2 ly nước, sau đó bịt mắt trẻ lại, cô gõ vào mỗi ly và cho trẻ đoán xem đó là âm thanh phát ra từ ly nước nào. Sau khi trẻ đoán xong, cô sẽ gõ vào ly nước đó với tiết tấu nhanh, chậm và yêu cầu trẻ phải vỗ theo tiết tấu phát ra từ ly nước.

* Trò chơi: Nghe giai điệu và xướng âm “la”

– Mục đích yêu cầu:

+ Rèn luyện tai nghe, và sự ghi nhớ có chủ định

+ Được làmquen với cao độ, trường độ các nốt nhạc

– Chuẩn bị:

+ Đàn, các đoạn nhạc.

– Luật chơi:

+ Trẻ nghe giai điệu và xướng âm theo âm “la”

– Cách chơi:

+ Cô đàn một đoạn nhạc đơn giản, trẻ sẽ nhận ra giai điệu, sau đó xướng âm lại đoạn nhạc bằng âm “la”. Nếu trẻ nghe chưa được thì cô có thể đàn lại để trẻ nghe và xướng âm lại đoạn nhạc đó.

Ví dụ: bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến cô đàn một đoạn “đố sol sol fa rê fa đồ” thì trẻ phải nhận ra giai điệu đó trong bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, sau đó xướng âm theo âm “la”: “lá la la la là la là”

* Trò chơi: “Chiếc ghế âm nhạc”

– Mục đích yêu cầu:

+ Luyện tai nghe theo tiết tấu nhanh, chậm cho trẻ

+ Rèn khả năng phản xạ nhanh cho trẻ.

– Chuẩn bị:

+ 10 chiếc ghế của trẻ ngồi

– Luật chơi:

+ Khi cô hát và vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì trẻ phải nhanh chân đi vào ghế ngồi

– Cách chơi:

+ Mỗi lượt chơi cô chọn ra 12 trẻ chơi. Cô để 10 chiếc ghế thành vòng tròn. Sau đó cô hát và cầm xắc xô vỗ theo tiết tấu chậm thì trẻ sẽ vỗ tay theo cô và đi quanh ghế. Khi cô hát và vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì trẻ nhanh chóng tìm cho mình một chiếc ghế để ngồi. Nếu trẻ nào chậm chân mà không tìm thấy ghế cho mình sẽ bị phạt nhảy lò cò.

Lượt chơi sau khi cô mời những trẻ khác cùng chơi cho đến nhóm chơi cuối cùng thì những bạn bị phạt trong những lần chơi sẽ phải hát và vận động minh họa một bài hát mà cả lớp yêu cầu.

* Trò chơi: “Những nốt nhạc xinh” (ƯDCNTT)

– Mục đích yêu cầu:

+ Rèn khả năng ca hát và vận động sáng tạo cho trẻ

+ Trẻ biết đoán tên bài hát qua tranh, biết nghe và vẽ theo giai điệu

– Chuẩn bị:

+ Các nốt nhạc trên màn hình, các slide có các nội dung mà nốt nhạc đưa ra yêu cầu

– Luật chơi:

+ Trẻ phải làm theo yêu cầu mà nốt nhạc đưa ra.

– Cách chơi:

+ Cô cho trẻ lên chọn trên màn hình nốt nhạc mà trẻ thích. Đằng sau nốt nhạc đó là một yêu cầu dành cho cá nhân hoặc dành cho cả lớp.

Nốt nhạc màu vàng: Bé hãy nghe giai điệu và đoán tên bài hát.

Nốt nhạc màu xanh: Bé hãy đoán tên bài hát qua nội dung bức tranh

Nốt nhạc màu tím: Hãy nghe và vẽ theo giai điệu. Nếu giai điệu thấp thì vẽ đường ngang, nếu giai điệu tăng dần thì vẽ lên cao, nếu giai điệu xuống thấp dần thì vẽ đường xuống.

Nốt nhạc màu đỏ: Bé hãy hát vang với bài “Cô giáo em”

* Trò chơi “Nghe tiết tấu, tìm đồ vật” (vận dụng theo trò chơi dân gian “tìm khăn”)

– Mục đích:

+ Tập cho trẻ nghe, nhận biết mẫu tiết tấu, giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc

– Chuẩn bị:

+ Trống lắc, phách gõ

– Luật chơi:

+ Trẻ tìm được đồ vật giấu sau lưng bạn với báo hiệu là nghe theo tiết tấu nhanh, chậm

– Cách chơi:

+ Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Một bạn chơi sẽ đi ra khỏi lớp sau đó cô giấu một đồ chơi sau lưng một bạn. Sau khi cô cất xong sẽ dẫn bạn chơi vào lớp vào giữa vòng tròn. Bạn ấy sẽ phải tìm ra đồ vật với sự hướng dẫn như sau: khi cô gõ tiết tấu đều nhau thì bạn đó đi tìm bình thường, khi cô gõ tiết tấu nhanh hoặc chậm thì báo hiệu có đồ vật giấu sau lưng bạn đó.

Nếu trẻ tìm không được đồ vật theo hướng dẫn của cô thì trẻ đó bị phạt nhảy con cóc hoặc múa hát một bài. Sau đó cô đổi cho những bạn khác chơi.

Biện pháp 4: Đổi mới hình thức dạy học để gây hứng thú cho trẻ.

Để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc, tôi luôn tìm tòi những hình thức mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ vào giờ học: Phương pháp tổ chức cho trẻ cần phải linh hoạt, không cứng nhắc vừa kết hợp phương pháp truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin, vừa sáng tạo để “làm mới” mỗi hoạt động dạy. Trong mỗi phần chuyển tiếp các hoạt động tôi luôn xen kẽ những trò chơi chuyển tiếp nhỏ để trẻ không nhàm chán khi tham gia học. Khi trẻ hát sai thì cách sửa sai hiệu quả nhất vẫn là cô hát mẫu, cho trẻ nghe nhạc đệm encore hoặc theo tiếng đàn, cho trẻ hát lại nhiều lần theo cô, theo tiếng nhạc đệm encore hoặc tiếng đàn là tốt nhất. Khi trẻ hát sai cô không nên chê trẻ, làm trẻ sẽ mất tự tin dẫn đến sự chán nản không muốn tham gia vào giờ học.

Ví dụ: Tiết dạy hát “Nắm tay thân thiết”, tôi sẽ ứng dụng phần mềm encore để làm phần đệm nhạc cho bài hát. Cô sẽ dạy trẻ từng câu kết hợp với phần đệm nhạc encore từng câu sau đó đến hết cả bài để trẻ hát đúng cao độ, trường độ bài hát. Nếu trẻ hát sai tôi sẽ cho trẻ nghe lại nhạc encore và hát theo cô nhiều lần, khi đó cô giáo là người bạn thân nhất gần gũi với trẻ để sửa sai cho trẻ, không chê bai trẻ. Sau khi hát thi đua theo nhóm, tổ, cá nhân,…tôi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nhỏ để chuyển tiếp qua hoạt động nghe hát đó là trò chơi “Ngón tay nhúc nhích” . Sau khi trẻ nghe hát bài “Năm ngón tay ngoan” cả lớp sẽ cùng chơi với cô “Tập tầm vông” để chuyển qua trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh” và kết thúc tiết học. Trên thực tế khi lên tiết dạy này với những hoạt động kết hợp như vậy các cháu rất hứng thú và tự tin khi tham gia học.

Với hoạt động nghe hát tôi luôn chuẩn bị chu đáo từ bài hát đến trang phục. Nhằm thu hút trẻ vào hoạt động nghe hát tôi thường cho trẻ chơi một trò chơi nhỏ (có thể là trò chơi trên màn hình) hoặc đọc câu đố, hò vè liên quan đến nội dung bài hát, hay tạo ra một tình huống gây bất ngờ cho trẻ nhằm thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào tiết học một cách hứng thú và tích cực. (Vd: Khi dạy bài hát “Cháu thương chú bộ đội” cô có thể hóa trang thành chú bộ đội để tạo bất ngờ cho trẻ)

Ví dụ: Để vào phần nghe hát bài “tôm cua cá thi tài’,tôi sẽ đố trẻ:

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè cô đố

Chân thì gần đầu

Râu thì gần mắt

Lưng còng co quắp

Mà bơi rất tài

Con gì đó là con gì?(con tôm).

Ngoài con tôm thì còn những con vật nào sống dưới nước nữa các con? (trẻ kể). Hôm nay chúng mình cùng xem một cuộc đua tài giữa tôm cua và cá qua bài hát “Tôm cua cá thi tài”, các con cùng lắng nghe cô hát nhé!

Đặc biệt trong thời gian qua, tôi thường tổ chức các tiết biểu diễn cuối chủ đề, trong dạy tiết này tôi thấy trẻ hoạt động rất tích cực, hứng thú hơn vì trẻ được tự do biểu diễn nghệ thuật theo sự thích thú của mình. Hơn nữa, những trang phục cũng như các dụng cụ âm nhạc, đạo cụ như hoa, lá, mũ các con vật cũng gây sự chú ý và thu hút trẻ tham gia.

Biện pháp 5: Sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải để trẻ tự làm các dụng cụ âm nhạc và trang phục biểu diễn

Để có những dụng cụ âm nhạc để trẻ sử dụng khi tham gia vào các vận động: vận động theo nhạc, vỗ tay theo phách, theo tiết tấu, tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để cho trẻ tự làm những dụng cụ âm nhạc để trẻ thực hiện

Một số dụng cụ âm nhạc mà tôi hướng dẫn trẻ làm

Tôi thường tổ chức cho trẻ tự làm những dụng cụ âm nhạc đơn giản,dễ làm. Khi trẻ được biểu diễn với những đồ dùng mà do tự tay mình làm ra, các cháu tham gia học hứng thú hơn và ham thích học hơn.Tôi đã tổ chức cho trẻ tự làm những dụng cụ âm nhạc từ những nguyên vật liệu phế thải như: muỗng sữa chua, giấy bìa cứng, đĩa để làm đàn, lon sữa làm trống, giấy lịch cũ làm mũ các con vật, nắp ken đập dập rồi xâu lại để làm bộ gõ…

Ngoài ra tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như giấy báo, giấy lịch, áo mưa tiện lợi cũ … để trẻ tự làm và trang trí thành những trang phục biểu diễn. Khi trẻ tự làm và trang trí những bộ quần áo để mặc biểu diễn, tôi thấy trẻ rất thích thú, hào hứng khi tham gia biểu diễn.

Qua việc tự làm các dụng cụ âm nhạc cũng như các trang phục biểu diễn các cháu rất hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc, từ đó hiệu quả giờ dạy đạt rất cao.

Biện pháp 6: Kết hợp với gia đình và nhà trường.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ là điều kiện tốt nhất để phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc ở trẻ. Vì vậy giáo viên cần làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp phụ huynh nắm bắt được chương trình học của con mình ở trên lớp để về nhà cho trẻ ôn luyện lại.

Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn âm nhạc, tôi phải thường xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh về những trẻ có năng khiếu về âm nhạc cũng như những cháu yếu về âm nhạc để gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ lúc ở nhà, động viên phụ huynh mua băng đĩa có bài hát trong chương trình giáo dục mầm non về cho các bé nghe và luyện tập ở nhà.

Bên cạnh đó tôi có ý kiến đề xuất, kiến nghị với nhà trường tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ, qua đó trẻ sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng ca hát, kỹ năng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm và làm quen với các trang phục khi biểu diễn, từ đó rèn cho trẻ thói quen mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ hứng thú say mê yêu thích môn học này.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ là điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Sau khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng ca hát qua hoạt động học, rèn kỹ năng ca hát ở mọi lúc mọi nơi, thông qua một số trò chơi âm nhạc cũng như tận dụng những nguyên vật liệu để trẻ tự làm những dụng cụ âm nhạc cùng với sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, tôi thấy qua một số giờ học âm nhạc thì trẻ đã đạt kết quả như sau:

89% trẻ đã có kỹ năng hát, trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.

100% trẻ tỏ ra thích thú khi vận động theo nhạc với những dụng cụ mà cô và cháu tự làm.

85% trẻ biết cảm nhận được giai điệu bài hát, có thể sáng tạo những động tác minh họa cho lời ca. Kỹ năng nghe, nhận biết các tiết tấu cũng như giai điệu trong phần trò chơi âm nhạc trẻ thực hiện nhuần nhuyễn hơn.

100% các cháu trong lớp đều tích cực tham gia vào môn học này.

  1. KẾT LUẬN:

Giáo dục âm nhạc là nội dung quan trọng trong trường mầm non. Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng của mình là những âm thanh biểu cảm, âm nhạc không chỉ mang lại những cảm giác, những xúc động mạnh mẽ, niềm sung sướng trong đời sống tinh thần của trẻ mà còn giúp trẻ mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới con người. Âm nhạc là một phần không thể thiếu được đối với việc hình thành những cơ sở văn hoá âm nhạc, tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho con người Việt Nam. Như nhà sư phạm Xukhômlin-Ski đã nói: “Tuổi ấu thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu được trò chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo”.

Các hoạt động hàng ngày trong trường mầm non là phương tiện để rèn kỹ năng ca hát, vận động, nghe nhạc… nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua các hoạt động học, mọi lúc mọi nơi, các trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó tư duy, óc tưởng tượng của trẻ phát triển và ham muốn càng yêu thích cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Muốn dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ, giáo viên phải thường xuyên đổi hình thức dạy học, thiết kế nhiều trò chơi âm nhạc phù hợp, sưu tầm nhiều nguyên vật liệu phế thải để tổ chức cho trẻ làm dụng cụ, trang phục biểu diễn, bên cạnh đó cần làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ , bản thân tự bồi dưỡng chuyên môn để có kỹ năng, kiến thức âm nhạc biết biểu diễn và có kỹ năng tổ chức các hoạt động. Vì hiệu quả giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Cô giáo cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp dạy thích hợp. Thực hiện có hiệu quả theo chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc.

VII. ĐỀ NGHỊ:

Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật giàu cảm xúc nhất, dùng âm thanh thể hiện tình cảm, từ đó đi vào lòng người. Giáo sư Schopenhauer từng nói: “Âm nhạc không giống với những bộ môn nghệ thuật khác, những môn nghệ thuật ấy chỉ là sự tái hiện đơn thuần của quan niệm, còn quan niệm cũng chỉ là đối tượng hóa của ý trí. Nhưng âm nhạc lại là sự tái hiện của ý trí, đó cũng chính là nguyên nhân khiến âm nhạc rất dễ đi vào lòng người”.

Chính vì vậy để dạy tốt hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo, bản thân tôi xin có một số đề nghị sau:

– Ban giám hiệu cần tăng cường tổ chức cho giáo viên trong nhà trường được đi học tập trong tỉnh và ngoài tỉnh để có thêm những kinh nghiệm chuyên môn đạt chất lượng cao.

– Nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung thêm về cơ sở vật chất, đồ chơi ngoài trời, cảnh quan môi trường, trang thiết bị dạy học hiện đại cho giáo viên có điều kiện nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

– Mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên.

Trên đây là nội dung đề tài kinh nghiệm của của bản thân tôi đang được thực hiện trong năm học 2014 – 2015. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Ban giáo hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp giúp tôi có thêm kinh nghiệm viết những đề tài tiếp theo được tốt hơn.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

– Sách giáo dục mầm non

– Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới .

– Sách tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện ,câu đố theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

  1. PHỤ LỤC: Chèn hình ảnh vào Linh nhé!
  2. MỤC LỤC
STTTIÊU ĐỀ

TRANG
IĐặt vấn đề1
IICơ sở lý luận1
IIICơ sở thực tiễn2
IVNội dung ngiên cứu2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
VKết quả nghiên cứu9
VIKết luận9
VIITài liệu tham khảo10
VIIIMục lục10

Đại Quang, ngày 01 tháng 03 năm 2015

Người viết

Nguyễn Thị Thùy Linh