Sannyasin là gì

Phạm Lệ Thanh

12/03/22 lúc 05:25

Hãy sống Hân hoan

Hãy sống hân hoan, sống một cách toàn bộ. Đó không phải là buông thả- và nếu là buông thả… Thượng đế đã tạo ra cuộc sống này, và dường như ngài không phải là một người khổ hạnh, nếu không tại sao có hoa này, cầu vòng này, bướm này - để làm gì ? Liệu một Thượng đế khổ hạnh có tạo ra nhiều hoa, nhiều màu sắc như vậy không ? Nhiều cây thế, nhiều sao trời thế ?

Bóng tối hẳn là cực kỳ linh thiêng. Thực tế, một Thượng đế khổ hạnh sẽ không tạo ra bất kỳ cái đẹp nào; Ngài sẽ làm tất cả mọi người thật xấu xí và đáng ghê tởm, đến nỗi không ai nghĩ đến tình yêu. Nhưng ngài tạo ra những con người xinh đẹp. Ngài khiến con người đáng yêu.

Thượng đế không khổ hạnh - đó là tuyệt đối chắc chắn. Thượng đế là tình yêu thương, đấng tạo tác, nhà thơ, ca sỹ, vũ công.

Thượng đế không phải là người loạn thần, và ngài không hề theo chủ nghĩa hoàn hảo, nếu không, ngay từ đầu. Ngài đã tạo ra thế giới hoàn hảo. Khi ấy sẽ chẳng có sự tiến hoá; Ngài hẳn sẽ tạo ra mỗi người như một vị thánh. Ai sinh ra cũng là thánh, sẽ không cần tôn giáo, không cần sự trưởng thành.

Nhưng Thượng đế tạo ra những cơ hội trưởng thành. Ngài không phải là người theo chủ nghĩa hoàn hảo: Ngài yêu sự trưởng thành. Ngài yêu sự truy cầu, Ngài yêu những người tự khám phá chính mình. Ngài vô cùng hứng thú với những người tự mình trưởng thành. Ngài chấp nhận việc đôi khi họ đi lạc; nếu không, họ không thể trưởng thành. Và Ngài chấp nhận việc họ sẽ phạm sai lầm; không phạm sai lầm, không ai có thể học được gì.

@OSHO@

Phạm Lệ Thanh

11/03/22 lúc 05:05

Con người của tiếng cười thì không thể bị đau tim.

“Tiếng cười chắc chắn thay đổi phản ứng hóa học của bạn; nó thay đổi sóng não của bạn, nó thay đổi trí thông minh của bạn - bạn trở nên thông minh hơn.

Những phần tâm trí của bạn đang ngủ bỗng nhiên được đánh thức. Tiếng cười truyền đến phần trong cùng của não bạn, đến trái tim của bạn.

Con người của tiếng cười thì không thể bị đau tim.
Con người của tiếng cười thì không thể tự tử. Con người của tiếng cười tự động biết đến thế giới của sự im lặng, bởi vì khi tiếng cười ngừng lại, đột nhiên có sự im lặng. Và mỗi khi tiếng cười trở nên sâu sắc hơn thì theo sau đó là sự im lặng sâu hơn.

Tiếng cười chắc chắc giúp bạn rũ bỏ những ước định truyền thống, những thứ rác rưởi của quá khứ. Nó mang lại cho bạn tầm nhìn mới về cuộc sống. Nó làm cho bạn trở nên sống động và rạng rỡ hơn, sáng tạo hơn.

Nếu bạn là ca sĩ, bài hát của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Nếu bạn là nhạc sĩ, âm nhạc của các bạn bắt đầu vượt ra ngoài âm thanh, bắt đầu đạt đến những khoảng lặng.”

~ Osho🦋
YAA-HOO! Hoa hồng huyền bí.

Phạm Lệ Thanh

10/03/22 lúc 05:25

CHO ĐI VÀ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI

Có hai anh em nhà nọ cùng làm việc trên một nông trại của gia đình. Người anh đã lập gia đình, còn người em vẫn còn độc thân. Mỗi khi kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc, hai anh em lại chia đều những gì mình đã làm được trong ngày, cả phần lúa gạo cũng như lợi nhuận.

Một ngày nọ, người em bỗng nghĩ thầm trong bụng: “Thật không công bằng khi chia đôi mọi thứ với anh. Mình chỉ có một thân một mình, có cần gì nhiều đâu cơ chứ!”. Nghĩ thế, nên từ đó trở đi, cứ mỗi tối, anh lại lấy bớt phần thóc của mình, băng qua cánh đồng nhỏ giữa hai nhà và đổ vào kho thóc của người anh.

Cho đi và sẽ được nhận lại
Trong khi ấy, người anh cũng thầm nghĩ trong lòng: “Thật không công bằng khi mình chia đều mọi thứ với em. Mình đã có vợ, có con, không còn phải lo lắng điều gì nữa, còn em mình chỉ có một mình, đâu có ai để lo cho tương lai”. Và thế là người anh, vào mỗi tối, cũng lấy bớt phần thóc của mình và đổ vào kho của người em.

Cả hai anh em đều rất ngạc nhiên khi lượng thóc của mình vẫn không vơi đi chút nào so với trước đó. Rồi một tối nọ, cả hai anh em va phải nhau trong lúc thực hiện kế hoạch của mình. Và họ đã hiểu ra mọi chuyện. Bỏ rơi bao thóc trên tay, hai anh em xúc động ôm chầm lấy nhau…

Chính những điều chúng ta cho đi sẽ là những gì chúng ta nhận lại !

Sưu tầm

Phạm Lệ Thanh

09/03/22 lúc 04:48

Người phụ nữ không có gì để cười, cô ấy chỉ có những điều để khóc.

Cô ấy hoàn toàn biết làm thế nào để khóc; cô ấy là chuyên gia về nước mắt.

Tiếng cười đã là một mục tiêu xa vời.

Người phụ nữ có gì để cười?

Toàn bộ cuộc đời của cô ấy bị tổn hại nặng nề: tiềm năng của cô ấy đã bị bóp chết rất nhiều, tính cách cá nhân của cô ấy bị giam giữ trong sự ràng buộc như vậy, đôi cánh của cô ấy bị cắt, rễ của cô ấy bị phá hủy.

Không có tầng lớp nào khác phải chịu nhiều đau khổ như vậy qua bàn tay của đàn ông như phụ nữ.

Và cô ấy đã sinh ra người đàn ông, và cô ấy đã nuôi nấng người đàn ônh, và cô ấy đã yêu thương người đàn ông, và cô ấy đã là người bạn đồng hành cùng anh ta trong những đêm đen tối nhất.

Cô ấy đã là niềm an ủi trong những khoảnh khắc chán nản nhất.

Cô ấy đã là thuốc bôi trơn cho tất cả các vết thương của anh ấy. Tuy nhiên, người đàn ông chỉ trả cho cô ấy bằng nô lệ và nhiều nô lệ hơn.

Dường như có một tâm lý sợ hãi nào đó. Người đàn ông dường như ngay từ đầu đã cảm nhận được rằng người phụ nữ có nhiều sức mạnh vượt trội hơn, nhiều sức sống hơn, và nếu cô ấy được phép hoàn toàn tự do phát triển, cô ấy sẽ vượt xa đàn ông.

Tốt hơn là nên cắt đôi cánh của cô ấy để cô ấy không thể bay trên bầu trời rộng mở; để giữ cho cô ấy yếu đuối; để dạy cô ấy, điều kiện cô ấy rằng cô ấy phải phụ thuộc vào người đàn ông.

Kinh điển Ấn Độ giáo nói, khi bạn là một cô gái nhỏ, bạn nên phụ thuộc vào cha của bạn; khi bạn còn là một phụ nữ trẻ, bạn nên phụ thuộc vào chồng của bạn; và khi bạn là một bà già, bạn nên phụ thuộc vào con cái của bạn.

Nhưng bạn phải luôn luôn phụ thuộc, bạn không bao giờ trở nên độc lập.

Những từ ngữ lạm dụng xấu xí nhất đã được sử dụng trong tất cả những cái gọi là thánh thư.

Kết quả cuối cùng là người phụ nữ đã trở nên rất cay đắng. Toàn bộ con người của cô ấy đã trở thành một tiếng kêu cho cuộc nổi dậy.

Cô ấy không bình yên để cười vào mọi thứ; cô ấy đang hoàn toàn đau khổ và tuyệt vọng, và trừ khi được giải thoát, cô ấy sẽ không thể hài hước được.

#Osho

Phạm Lệ Thanh

08/03/22 lúc 05:08

Xã hội đang áp đặt sự giả tạo lên tất cả mọi người. Nó gọi đấy là văn hóa, văn minh, giáo dục. Nó đặt cho nó những cái tên lớn, nhưng sự thật là nó khiến bạn trở nên giả tạo. Nó dạy bạn kìm nén sự tự nhiên.

Toàn bộ nỗ lực của tôi là giúp bạn trở lại sự tự nhiên bởi vì chỉ nhờ sự tự nhiên mà người ta mới có thể đạt đến sự tin kính.

Con người càng trở nên giả tạo, thì con người càng xa rời điều thiêng liêng. Vì vậy, bây giờ hãy nhớ nó: bạn sẽ cần văn minh, văn hóa, giáo dục, nhưng đừng đồng nhất với chúng. Chúng là trò chơi. Người ta có thể chơi chúng bởi vì người ta phải sống trong một xã hội nơi mà mọi người đang sống những trò chơi đó, nhưng hãy nhớ rằng chúng là trò chơi và chúng không phải là thực tế. Hãy quan sát để bạn không bị nhầm lẫn với chúng và bất cứ khi nào chúng không cần thiết đến, hãy sống tự nhiên.

~ Osho🦋
Đạo đường vô lộ Tập 2.

Phạm Lệ Thanh

07/03/22 lúc 05:25

Bạn phải trở nên rất nhỏ bé.
Trong thực tế, bạn phải trở thành không gì cả.
Chỉ một người mà không là ai cả mới có thể tồn tại trong Chân ngã.

~ Ramana Maharshi 🦋

Phạm Lệ Thanh

04/03/22 lúc 05:03

Trở thành một chiến sĩ trên thế giới, trở thành một chiến binh, không có gì là phi thường. Mỗi người đều là một chiến binh, dù ít hay nhiều, vì toàn thể thế giới đang chiến đấu. Đó là một cuộc chiến liên tục, đôi khi nóng, đôi khi lạnh.

Mọi cá nhân đều chiến đấu, bởi vì mọi người đều mang trong mình tham vọng, mọi người đều bị đầu độc bởi nó. Và bất cứ nơi nào có tham vọng, có chiến đấu, có cạnh tranh. Mọi người đều quá tham vọng, bởi vì tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay đều đã sống trên tham vọng. Tất cả các hệ thống giáo dục không làm gì khác ngoài điều kiện hóa trẻ em trở nên tham vọng và thành công.

Bản lĩnh thực sự, chiến đấu thực sự, không nằm bên ngoài. Cuộc chiến thực sự nằm ở bên trong, đó là SỰ CHINH PHỤC BÊN TRONG. Mặc dù Alexander có thể là một chiến binh vĩ đại, nhưng theo bản năng của chính anh ta, anh ta là một nô lệ. Napoléon có thể là một người lính vĩ đại, nhưng xét về sự tức giận, ham muốn và tính chiếm hữu của chính mình, thì ông ấy cũng tầm thường như bao người khác.

Những người thực sự dũng cảm là Chúa Giêsu, Đức Phật, Patanjali - những kiểu người này. Họ đã vượt qua chính mình. Bây giờ không có ham muốn nào có thể kéo họ đi đây đi đó, không bản năng vô thức nào có thể có bất kỳ quyền năng nào đối với họ. Họ là người làm chủ cuộc đời của chính mình.

~ Osho🦋
Con đường của Phật.

Phạm Lệ Thanh

03/03/22 lúc 03:33

ĐỊA NGỤC HAY CÕI TRỜI… ĐÓ LÀ CHỌN LỰA CỦA BẠN

Con người hoặc ở trong địa ngục, hoặc ở trong cõi trời - đó là chọn lựa của người đó.

Địa ngục và cõi trời không phải là theo địa lí; chúng không phải là nơi chốn bên ngoài bạn mà là không gian bên trong bạn - và cả hai nơi này đều tồn tại trong từng cá nhân.

Con người giống như chiếc thang: bạn có thể đi lên, hoặc bạn có thể đi xuống; nó là cùng một chiếc thang. Đổi hướng và bạn bắt đầu đi lên. Nó là cùng năng lượng bắt đầu trở thành địa ngục hoặc bắt đầu trở thành cõi trời.

Hiểu biết sâu sắc là cần thiết về năng lượng của bạn, về khả năng của bạn, về tiềm năng của bạn.

Cõi trời và địa ngục không phải là khi bạn chết: chúng là những khả năng ngay bây giờ. Trong chính khoảnh khắc này người ta có thể ở trong địa ngục hay cõi trời - và bạn có thể ở trong địa ngục và hàng xóm của bạn có thể ở cõi trời.

Và khoảnh khắc này bạn sẽ trong địa ngục và khoảnh khắc khác bạn sẽ trong cõi trời. Quan sát cho kĩ vào: bầu khí hậu cứ thay đổi quanh bạn. Lúc thì nó rất mây mù và mọi thứ tối tăm và buồn thảm, và lúc thì nó nắng ráo thế, và đẹp thế, vui thế.

Nhưng sai lầm, sai lầm lớn nhất con người có thể phạm phải, là nghĩ rằng bầu khí hậu này được tạo ra bởi các lực bên ngoài. Nó không được tạo ra bởi các lực bên ngoài đâu; nó là quyết định bên trong của bạn, ý chí bên trong của bạn đấy. Đó là chọn lựa của bạn.

Nó xảy ra ở bên ngoài, nhưng nó nảy sinh từ cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Nó cần tính quan sát rất tỉnh táo để thấy ra điểm này. Một khi bạn đã thấy nó bạn không cần sống trong địa ngục chút nào. Sao bạn phải chọn địa ngục một khi điều này đã được hiểu - rằng đó là chọn lựa của bạn?

Nhưng trong hàng thế kỉ con người đã từng cố gắng tìm các cớ, cách hợp lí hoá, những nguyên nhân giả, bên ngoài bản thân mình, bởi một lí do nào đó: người ta cảm thấy rất xấu rằng mình là kẻ tạo ra mọi khổ của mình. Thứ nhất khổ có đó, và thứ hai, chính ý niệm rằng "Mình là kẻ tạo ra tất cả những khổ này" thậm chí còn gây đau hơn cả bản thân việc khổ. Để né tránh cái đau này, để né tránh vết thương này, để né tránh trách nhiệm lớn lao này, con người đã tìm ra cả nghìn lẻ một cách để hợp lí hóa sự kiện vấn đề này, khác.

~ Osho🦋
Con đường của Phật [12T]

Phạm Lệ Thanh

01/03/22 lúc 04:41

"Người ta có thể trở nên quá gắn bó với việc có một nơi trú ẩn hoặc bảo vệ, nhưng điều đó sẽ không mang lại cho bạn sức mạnh. Sức mạnh luôn đến khi bạn đối mặt với những tình huống khó khăn."

Osho🦋
Cuốn sách "Everyday Osho"

Phạm Lệ Thanh

28/02/22 lúc 04:00

Đây là một trong những quy luật cơ bản nhất của cuộc sống: nếu bạn ghét người khác, bạn sẽ ghét chính mình; nếu bạn ghét chính mình, bạn sẽ ghét người khác. Nếu bạn yêu chính mình, bạn sẽ yêu người khác và ngược lại. Chúng ta không thể chia rẽ cuộc sống của mình: chúng ta không thể thù ghét người khác và yêu thương bản thân, điều đó là không thể. Không có sự phân chia nào có thể xảy ra bởi vì cuộc sống là một tổng thể không thể phân chia.

~ Osho 🦋

Phạm Lệ Thanh

26/02/22 lúc 05:23

OSHO NÓI VỀ CHIẾN TRANH

Chính trị gia tạo ra chiến tranh bên ngoài, và tu sĩ tạo ra chiến tranh bên trong. Đây là âm mưu dài nhất và vĩ đại nhất để chống lại loài người.

Con người đã sống dưới tai họa của chiến tranh quá lâu. Chúng ta phải tiêu diệt tất cả các vị thần chiến tranh; thay vào đó chúng ta phải tạo ra một ngôi đền tình yêu. Chúng ta nên tiêu diệt các vị thần chiến tranh, bởi vì chỉ thông qua cái chết của họ - vị thần chiến tranh chết, tất cả các vị thần chiến tranh chết - thì vị thần tình yêu mới được sinh ra.

Chiến tranh tồn tại. Không phải vì có các nhóm tham chiến bên ngoài trên thế giới; về cơ bản chiến tranh tồn tại bởi vì con người đang ở trong tình trạng khó khăn. Căn nguyên của chiến tranh là bên trong; bên ngoài bạn chỉ nhìn thấy những cành cây và những tán lá của nó. Sau mỗi mười năm, nhân loại cần một cuộc đại chiến thế giới. Trong thời gian mười năm, con người tích tụ quá nhiều cơn thịnh nộ, điên cuồng trong anh ta đến nỗi nó phải bùng phát.

Chừng nào chúng ta còn chưa thay đổi đổi chính kịch bản của con người, chừng nào chúng ta còn chưa cho anh ta một chương trình sống và hiện hữu hoàn toàn mới, chúng ta có thể tiếp tục nói về hòa bình nhưng chúng ta sẽ tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh.

Đó là những gì chúng ta đã làm trong hàng nghìn năm: nói về hòa bình và tạo ra chiến tranh. Điều phi lý là ngay cả khi nhân danh hòa bình, chúng ta vẫn khẳng định: những cuộc chiến tranh vĩ đại nhất đã được tiến hành dưới danh nghĩa hòa bình.

Đây là một quá khứ hoàn toàn hủy diệt. Với cùng một năng lượng, con người có thể đã tạo ra thiên đường trên trái đất; và tất cả những gì chúng ta đã làm là tạo ra một địa ngục. Nhưng vấn đề không phải là thay đổi ý thức hệ chính trị của thế giới, không phải là vấn đề dạy người ta phải kết nghĩa anh em, bởi vì những việc này đã làm và đều thất bại.

Một cái gì đó cơ bản là sai. Con người bị chia rẽ, và chính những người nói về hòa bình là nguyên nhân của sự chia rẽ. Họ đã phân chia con người thành tốt và xấu, thấp hơn và cao hơn, trần tục và thần thánh, vật chất và tinh thần. Họ đã tạo ra vết rạn nứt bên trong tâm hồn con người, và bên trong luôn xảy ra chiến tranh liên miên. Mọi người đều bắt đầu với chính mình, và khi nó trở nên quá tải, họ bắt đầu ghẹo người khác.

Đó là lý do tại sao trong thời kỳ chiến tranh, mọi người trông hạnh phúc hơn. Khuôn mặt của họ tỏa sáng với sự nhiệt huyết, bước đi của họ có sự khiêu vũ. Họ vui mừng, bởi vì ít nhất trong vài ngày họ sẽ không cần phải chiến đấu với chính mình; họ đã tìm thấy một vật tế bên ngoài. Nó có thể là Phát xít, nó có thể là Cộng sản, nó có thể là Mô ha mét giáo, nó có thể là Thiên chúa giáo - điều đó không quan trọng, nhưng có ai đó ở đó bên ngoài.

Nó là một sự thoát ra khỏi cuộc chiến bên trong; theo một cách rất bệnh hoạn, nó đang thư giãn. Nhưng người ta không thể tham chiến liên tục; sớm hay muộn con người phải quay vào trong một lần nữa. Chính trị gia tạo ra chiến tranh mà không có, và linh mục tạo ra chiến tranh bên trong. Đây là âm mưu dài nhất và vĩ đại nhất chống lại loài người.

Tầm nhìn của tôi về một sannyasin là một linh hồn tổng thể. Cơ thể được tôn trọng, không bị từ chối; nó được yêu thích, ca ngợi, một người nên cảm thấy biết ơn vì nó. Vật chất không bị lên án, nó được tận hưởng; nó là một phần của sự phát triển tinh thần của chúng ta. Không có tính nhị nguyên: đó là phép biện chứng của sự phát triển. Đây là cách chúng ta di chuyển bằng hai chân, chim bay bằng hai cánh. Vật chất và tinh thần, cơ thể và linh hồn, thấp hơn và cao hơn, là hai cánh.

Những gì tôi đang cố gắng mang đến đây là một thứ hoàn toàn mới, một thứ chưa từng tồn tại trước đây trên trái đất: một người thoải mái với cả thế giới, thế giới này và thế giới kia; một người sống trong thế giới này như người ta có thể được và cả thế giới kia như người ta có thể có; một người là một sự tổng hợp tuyệt vời; một người không phân liệt, một người toàn vẹn và linh thiêng. Đó là tất

Phạm Lệ Thanh

24/02/22 lúc 05:38

Từng đứa trẻ đều bị xã hội đầu độc qua dạy nó tham vọng. Tham vọng là chất độc còn nguy hiểm hơn nhiều so với bất kì rượu cồn nào đã từng nguy hiểm, còn nguy hiểm hơn nhiều so với cần sa hay LSD, bởi vì tham vọng phá huỷ toàn thể cuộc sống của bạn. Nó giúp bạn đi theo hướng sai. Nó giữ bạn tưởng tượng, ham muốn, mơ mộng, nó giữ bạn phí hoài cuộc sống của bạn. Tham vọng nghĩa là việc sáng tạo tinh vi của bản ngã, và một khi bản ngã được tạo ra, bạn ở trong nắm giữ của bóng tối. Và toàn thể cấu trúc xã hội tuỳ thuộc vào tham vọng.

Là người đầu tiên! Dù bạn ở bất kì chỗ nào, dù bạn làm bất kì cái gì: là người đầu tiên! - cứ dường như là người đầu tiên có cái gì đó thiêng liêng về nó. Bằng phương tiện nào bạn trở thành người đầu tiên là không liên quan. Bằng phương tiện đúng hay sai, cứ thành công đã! Dường như thành công bản thân nó đã trở thành tương đương với cuộc sống, đồng nghĩa với cuộc sống.

Cuộc sống chẳng liên quan gì với thành công cả. Thành công giữ bạn chạy xô tới tương lai và điều đó trở thành chất gây say của bạn. Hi vọng, hi vọng về ngày mai, phí hoài cái bạn có hay cái bạn không có và sẽ không bao giờ có cả.

Rabinowitz bước vào một cơ sở sân khấu của Gold với một con rối kẹp nách.

"Tôi mang tới đây một điều hấp dẫn sẽ làm cho ông có một triệu đô la. Tôi kiếm được con chó rối nhỏ này biết chơi đàn piano điện tử và hát 'Mẹ Yiddish của tôi'."

"Tôi không tin điều đó," Gold nói.

Rabinowitz mở va li ra, kéo ra chiếc đàn piano tí xíu, đặt con rối lên đàn và con chó rối bắt đầu chơi đàn và hát.

Nhân viên sân khấu nghiêng người và kêu lên, "Trời đất! Chúng ta sẽ kiếm được món tiền lớn đây!"

Vừa lúc đó cánh cửa mở ra và một có chó to lớn bước vào, ngoạm lấy cổ con rối, và chạy ra ngoài cùng nó.

"Cái đồ chết tiệt gì thế này?" người nhân viên hỏi.

"Đấy là mẹ của con rối," Rabinowitz trả lời. "Nó muốn con rối thành bác sĩ!"

Điều đó đã được làm cho mọi đứa trẻ. Mẹ bạn muốn bạn là bác sĩ, bố bạn muốn bạn là kĩ sư, bác bạn muốn bạn là nhà khoa học và vân vân, vân vân. Và không ai hỏi bạn về bản chất được ngụ ý là cái gì. Họ cứ áp đặt các ý tưởng của họ lên bạn.

Tham vọng của họ vẫn còn không được đáp ứng, họ phóng chiếu tham vọng của họ lên bạn. Họ muốn tham vọng của họ và bản ngã của họ được hoàn thành qua bạn. Và chúng sẽ vẫn còn không được thoả mãn; do đó bạn phải làm cùng hư hỏng cho con cái riêng của mình. Chính từ thế hệ nọ sang thế hệ kia mà chất độc được truyền qua. Trong nhiều thế kỉ con người đã sống trong tình huống điên khùng này. Bây giờ nó đã đạt tới cực đỉnh. Toàn trái đất đã trở thành gần như một nhà thương điên.

~ Osho🦋

Phạm Lệ Thanh

23/02/22 lúc 03:48

Chức năng của một bậc thầy thực sự
không phải để tạo ra những kẻ đi theo,
mà là để tạo ra các bậc thầy ......

~ 0sho ~

Phạm Lệ Thanh

22/02/22 lúc 04:47

SỰ HIỆN HỮU LUÔN LÀ NHƯ THẾ

Chẳng có ai mới cả, tất cả đều là những người hành hương cổ xưa. Chúng ta đã luôn ở đây - dưới hình dạng khác, trong thân thể khác, làm những điều khác, nhưng ta đã ở đây và sẽ còn ở đây mãi. Không có cách nào để ta biến mất khỏi sự hiện hữu. Không gì có thể bị phá hủy và không gì có thể được thêm vào sự hiện hữu. Sự hiện hữu đã luôn là như thế.

Giờ đây, ngay cả khoa học cũng thừa nhận rằng chúng ta không thể phá hủy cái gì hoặc thêm vào cái gì; chỉ có hình thức thay đổi. Sông cứ chảy, chỉ sóng thay đổi. Đôi khi có sóng lớn, sóng nhỏ, hoặc không sóng, nhưng vẫn là con sông ấy. Với những ngọn sóng- lớn nhỏ, không có sóng - vẫn là con sông ấy.

Hiểu biết sáng suốt này sẽ đưa bạn vượt lên thời gian, và vượt lên thời gian tức là vượt qua khổ não. Biết được cái phi thời gian là đi vào thế giới phúc lạc.

@@OSHO@@

Phạm Lệ Thanh

21/02/22 lúc 05:26

Xã hội có một kỹ thuật: nó khiến bạn rất tham vọng để được xã hội tôn trọng. Thông qua đó, nó thao túng bạn. Nếu bạn tuân theo các quy tắc của xã hội, nó tôn trọng bạn; nếu bạn không tuân theo các quy tắc của xã hội, nó sẽ xúc phạm bạn rất nhiều, nó làm tổn thương bạn rất nặng nề. Và tuân theo các quy tắc của xã hội là trở thành nô lệ.

~ Osho🦋

Phạm Lệ Thanh

19/02/22 lúc 05:25

"Nếu ngọn lửa cuộc sống của bạn không cháy, làm sao bạn có thể làm cho những ngọn đèn chưa thắp của người khác bắt lửa được?

Bạn phải là ngọn lửa đã, chỉ thế thì bạn mới có thể đặt người khác vào lửa được. Bạn phải mang tính nổi dậy, thế thì bạn có thể lan toả sự nổi dậy khắp xung quanh bạn. Nếu bạn đang trong ngọn lửa, bắt lửa, bạn có thể tạo ra đám lửa hoang vượt ra xa bên ngoài tầm nhìn của bạn. Nhưng trước hết bạn phải là ngọn lửa.

Bạn chỉ có thể chia sẻ với người khác cái bạn có. Nếu bạn khổ, bạn sẽ chia sẻ nỗi khổ của mình. Và khi hai người khổ ở cùng nhau, nỗi khổ không chỉ là gấp đôi lên, nó được nhân lên nhiều lần. Cùng điều đó cũng đúng cho phúc lạc của bạn, cùng điều đó đúng cho tính nổi dậy của bạn, cùng điều đó đúng về tất cả các kinh nghiệm.

Bất kì điều gì bạn muốn thế giới phải là, bạn sẽ phải là mô hình trước hết. Bạn phải trải qua thử lửa để chứng minh triết lí của bạn về cuộc sống bằng tấm gương của bạn. Bạn không thể chỉ cứ đi tranh cãi về nó. Lập luận và biện minh sẽ không ích gì; chỉ kinh nghiệm của bạn mới có thể cho người khác hương vị của tình yêu, của thiền, của im lặng, của tính tôn giáo.

Trước hết, đi con đường, biết hoàn toàn rõ nó dẫn tới đâu - chỉ thế thì bạn mới có thể cầm tay người khác và đưa họ vào con đường đó.

Hãy nhớ, trong chính bản chất của mọi sự, nếu bạn muốn thay đổi thế giới bạn phải thay đổi bản thân mình trước nhất. Cuộc cách mạng phải tới từ bạn trước nhất. Chỉ thế thì bạn mới có thể toả nó vào tim người khác."

Trích dẫn: Từ bi - Việc nở hoa tối thượng của yêu [Tác giả: OSHO]

Ảnh: Trích bộ phim "The Rebirth of Buddha - Sự tái sinh của Đức Phật"

Phạm Lệ Thanh

18/02/22 lúc 05:26

"Con chim sải cánh, bông hồng rung rinh trong gió, mặt trời mọc vào buổi sáng, những ngôi sao trong đêm, một người đàn ông yêu một người phụ nữ, một đứa trẻ chơi trên đường phố ... không có mục đích nào. Cuộc sống chỉ đơn giản là tận hưởng chính nó, thích thú với chính nó. Năng lượng tràn trề, nhảy múa, không vì mục đích gì cả. "

~ Osho🦋

Phạm Lệ Thanh

17/02/22 lúc 04:36

Con chim sải cánh, bông hồng rung rinh trong gió, mặt trời mọc vào buổi sáng, những ngôi sao trong đêm, một người đàn ông yêu một người phụ nữ, một đứa trẻ chơi trên đường phố ... không có mục đích nào. Cuộc sống chỉ đơn giản là tận hưởng chính nó, thích thú với chính nó. Năng lượng tràn trề, nhảy múa, không vì mục đích gì cả. "

~ Osho🦋

Phạm Lệ Thanh

14/02/22 lúc 05:26

SỰ SỐNG LÀ SỰ BẤT AN

Nếu giấu bông hoa trong một căn phòng nơi ánh mặt trời không chiếu đến, gió không thổi đến, có lẽ bạn nghĩ là mình đang bảo vệ nó, nhưng bạn đang giết bông hoa ấy; bạn đang thực hiện một hành vi sát hại. Dĩ nhiên bạn có ý định tốt: đó là vì lợi ích của chính bông hoa, vì ngoài kia nhiều gió, nhiều mưa, nhiều nắng quá, và bạn muốn bảo vệ nụ hoa mong manh. Để nụ có thể nở thành hoa, bạn giấu nó trong phòng ngủ, đóng mọi cửa chính và cửa sổ. Nhưng rồi nó sẽ chết.

Nụ chỉ có thể nở khi kết nối với mặt trời, khi nhảy múa trong gió, khi tắm mình dưới những trận mưa, khi trò chuyện với các vì sao. Nụ hoa thuộc về cái toàn bộ; nó chỉ có thể bung nở khi cắm rễ thật sâu vào cái toàn bộ.

Con người vẫn mãi là nụ hoa; trạng thái phúc lạc của họ vẫn chỉ ở dạng nụ vì lý do đơn giản là con người quá quan tâm sự an toàn của bản thân, sợ nguy hiểm, sợ bất an, sợ rủi ro. Vì thế, họ giữ mình trong một ranh giới nhất định, bao bọc bản thân bằng một bức tường bảo vệ. Bằng cách này, con người trở thành tù nhân.

Cuộc sống chỉ có thể được sống như sự bất an, cuộc sống chỉ có thể được sống như nguy hiểm - không còn cách nào khác.

@Osho@

Phạm Lệ Thanh

12/02/22 lúc 05:25

BẮT ĐẦU VỚI CÁI PHỦ ĐỊNH ...

“ Nếu bạn ngồi dưới một cái cây và ao ước rằng lá của nó mãi xanh, bạn sẽ gặp khó khăn - và đó không phải lỗi của những chiếc lá hay cái cây. Đó không phải lỗi của thế giới. Chính những khao khát của bạn tạo ra khó khăn “

Phạm Lệ Thanh

11/02/22 lúc 05:25

NƯỚC MẮT

Mọi người hầu như đã mất đi chiều hướng của nước mắt.

Họ chỉ cho phép họ rơi nước mắt khi họ đang rất đau đớn hoặc đau khổ. Họ đã quên rằng nước mắt cũng có thể là của hạnh phúc, của vui sướng tột độ hoặc là sự ăn mừng.

Nước mắt không liên quan gì đến đau khổ hay hạnh phúc. Nước mắt có điều gì đó để làm đối với bất cứ gì quá nhiều chất chứa trong lòng và muốn trào ra. Nó có thể là hạnh phúc, nó có thể là bất hạnh.

Bất cứ điều gì quá mãnh liệt ở đó, không thể chịu đựng được ở đó, tràn ra; chiếc cốc quá đầy. Nước mắt trào ra vì quá nhiều. Vì vậy, hãy tận hưởng chúng.

Cả thế giới phải học lại vẻ đẹp của khóc và khóc và rơi nước mắt, bởi vì nếu bạn không thể ăn mừng được qua nước mắt có nghĩa là bạn không bao giờ tràn ngập với hạnh phúc.

Nó có nghĩa là bạn chỉ trào ra khi bạn đau khổ, khi bạn đau đớn sâu sắc. Logic là rất đơn giản. Nó có nghĩa là bạn đã đánh mất chiều hướng của hạnh phúc - hạnh phúc đến điểm mà chiếc cốc là tuôn trào.

~ Osho🦋
Trích từ: 'Trên tất cả, Đừng lung lay'

Phạm Lệ Thanh

10/02/22 lúc 05:25

Trước khi tạ thế, Đức Phật để lại 1 một câu có giá trị ngàn vàng
Phật Giáo kể rằng, sau 40 năm chu du khắp thế gian, kết nạp hàng trăm môn đồ, Đức Phật bắt đầu trút hơi thở cuối cùng, sắp sửa rời xa trần thế. Buổi sáng định mệnh ấy, Ngài nói với các đồ đệ của mình: "Đây là ngày cuối cùng ta còn nán lại trần thế. Các con muốn hỏi gì, hãy hỏi đi".
Ananda - môn đồ gần gũi nhất với Đức Phật bật khóc: "Ngài chính là ánh sáng dẫn lối cho chúng con, khiến chúng con hoàn toàn quên mất bóng tối là gì. Chuyện gì sẽ xảy ra khi Ngài ra đi? Chúng con sẽ lạc lối mất thôi"
Nhìn những giọt nước mắt bi ai của môn đồ, Đức Phật thong thả nói: "Trong 40 dưới ánh sáng của ta, các con không thể tạo ra ánh sáng của chính mình. Không phải 40 năm, mà 4000 năm hay 4 triệu năm cũng sẽ như vậy. Sống dưới ánh sáng vay mượn của người khác, các con chỉ càng mất mát nhiều hơn thôi. Vậy nên, tốt nhất ta phải ra đi.
Ananda và các con nên nhớ, hãy là ánh sáng của chính bản thân mình", hay trong tiếng Phạn là "Appo Deepo Bhava".
Đừng đánh mất giá trị của bản thân
Nếu không nhận thức được giá trị của bản thân, bạn sẽ luôn phụ thuộc vào người khác, ngày càng trở nên tự ti, và dần trở nên yếu đuối. Đừng bao giờ so sánh bản thân bạn với người khác. Bởi bên trong bạn cũng tồn tại những điều quý giá mà người khác không thể có, chỉ là bạn chưa nhận thức được thôi. Chỉ khi bạn chấp nhận được cái tôi đích thực của mình, tự khắc những giá trị quý giá sẽ sinh sôi mạnh và bạn có thể làm nên những điều kỳ diệu, khiến người khác và chính bạn phải bất ngờ.
Hãy là hải đảo tự thân- nương tựa nơi chính mình
Và bước đi mạnh mẽ trên chính đôi chân của mình bạn nhé 🥰🥰🥰

Phạm Lệ Thanh

09/02/22 lúc 05:25

Một trong những phần thiết yếu của thiền là:
để nhìn vào mặt tốt của mọi thứ,
để nhìn vào mặt tốt của mọi người,
để nhìn vào mặt tốt của các sự cố,
để bạn được bao quanh với mọi thứ tốt đẹp.

Được bao quanh bởi tất cả những điều đẹp đẽ,
sự phát triển của bạn sẽ dễ dàng hơn.

~ Osho🦋

Phạm Lệ Thanh

08/02/22 lúc 04:05

SỰ TIẾP NHẬN

Ta nên tận hưởng việc ngồi im lặng, không vì lý do gì cả, không vì động cơ nào cả - chỉ thuần tuý vì niềm vui của việc ngồi im lặng, chỉ hít thở với hiện hữu, lắng nghe tiếng chim hoặc quan sát hơi thở. Từ từ, dần dần, một hương thơm mới bắt đầu nổi lên trong tồn tại của bạn. Hương thơm ấy là thiền, sự điềm đạm, thanh thản, tỉnh lặng. Điều đó đến từ trên cao như một món quà.
Và mỗi khi ai đó sẵn sàng, hương thơm ấy luôn xảy ra - không tránh được. Tự nhiên không bao giờ bất công với bất kỳ ai. Ai xứng đáng và xứng đáng có cái gì, họ luôn nhận được. Nếu con người khốn khổ, họ đáng bị thế, đó là những gì xứng đáng với họ. Không ai khác có lỗi; không ai khác chịu trách nhiệm - họ phải tự mình gánh lấy. Có thể họ quên mất mình đã làm gì để gánh lấy điều đó, có thể họ không ý thức được làm thế nào lại sa vào mớ rắc rối ấy, nhưng đó là những gì họ đã và đang thực hiện. Đó là kết quả của việc họ đã làm. Nếu ai đó phúc lạc, đơn giản nghĩa là họ đáng được phúc lạc. Tự nhiên luôn cho bạn những gì bạn xứng đáng, những gì bạn sẵn sàng và chuẩn bị để tiếp nhận.

***Osho***

Phạm Lệ Thanh

07/02/22 lúc 05:25

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu bạn buồn, hãy buồn; nếu bạn đang có tâm trạng muốn trả thù, hãy trả thù; nếu bạn ghen tuông hãy ghen; nếu bạn tức giận, hãy giận dữ. Đừng bao giờ trốn tránh sự thật. Bạn phải sống nó, đó là một phần của sự tiến triển, trưởng thành và tiến hóa của cuộc sống. Những người tránh né, vẫn chưa trưởng thành. Nếu bạn muốn vẫn chưa trưởng thành thì hãy tiếp tục tránh, nhưng hãy nhớ rằng, chính là bạn đang trốn tránh cuộc sống. Bất cứ điều gì bạn đang tránh đều không phải là vấn đề, chính việc tránh né đó là trốn tránh cuộc sống.

Đối đầu với cuộc sống. Gặp gỡ cuộc sống. Những khoảnh khắc khó khăn sẽ có nhưng một ngày bạn sẽ thấy rằng những khoảnh khắc khó khăn đó đã cho bạn sức mạnh vì bạn đã gặp phải chúng. Chúng đã có ý định là như vậy. Những khoảnh khắc khó khăn đó là khó khăn khi bạn đang vượt qua chúng nhưng sau này bạn sẽ thấy chúng đã khiến bạn hòa nhập hơn. Nếu không có chúng, bạn sẽ không bao giờ được định tâm, được bắt rễ. "

~ Osho🦋
Sách: Nghệ thuật chết

Phạm Lệ Thanh

05/02/22 lúc 05:26

🌸 “Khả năng ở một mình là khả năng để yêu. Điều đó có thể trông nghịch lý với bạn, nhưng không phải vậy. Đó là một sự thật tồn tại: chỉ những người có khả năng ở một mình mới có khả năng yêu thương, chia sẻ, đi vào cốt lõi sâu thẳm nhất của một người khác - mà không chiếm hữu người kia, không trở nên phụ thuộc vào người kia, không làm giảm bớt sự toàn vẹn của họ, và không trở nên dính mắc vào người đó.

Họ cho phép người khác tự do tuyệt đối, vì họ biết rằng nếu người kia rời đi, họ sẽ hạnh phúc như bây giờ. Hạnh phúc của họ không thể bị người khác chiếm lấy, bởi vì nó không phải do người khác trao cho."

- Osho -

Phạm Lệ Thanh

31/01/22 lúc 05:20

12 CHỮ DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT!

1. Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là HỮU DUYÊN.

2. Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là KẾT DUYÊN.

3. Hay ấn tống kinh sách, máy giảng pháp cho người khác nghe gọi là GIEO DUYÊN.

4. Những gì đã đến và chưa đến với mình gọi là NHÂN DUYÊN.

5. Mình thường hay làm những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là THIỆN DUYÊN.

6. Mình thường hay làm những điều xấu ác hại người gọi là ÁC DUYÊN.

7. Mình làm việc gì cũng gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là NGHỊCH DUYÊN.

8. Mình làm việc gì cũng đúng với ý mình gọi là THUẬN DUYÊN.

9. Mình thường hay mắc phải những tật xấu gọi là NGHIỆP DUYÊN.

10. Có những việc mình chưa biết có làm được hay không được gọi là TÙY DUYÊN.

11. Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp may mắn đến với mình gọi là PHƯỚC DUYÊN.

12. Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là THẮNG DUYÊN.

Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ duyên ắt sẽ gặp
Đủ phước ắt sẽ hưởng.

Phạm Lệ Thanh

29/01/22 lúc 05:26

30 lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

21. Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.
22. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.
23. Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.
24. Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.
25. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.
26. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.
27. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
28. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.
29. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.
30. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.

Phạm Lệ Thanh

28/01/22 lúc 05:25

30 lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Học một đời chưa ngộ hết

11. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.
12. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.
13. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.
14. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.
15. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
16. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.
17. Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
18. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.
19. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.
20. Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.

Phạm Lệ Thanh

27/01/22 lúc 05:21

Lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Học một đời chưa ngộ hết

1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
2. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.
3. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.
4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.
5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.
6. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.
7. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng. Nếu tâm trí chúng ta lúc nào cũng đầy những từ ngữ và suy nghĩ, thì lấy đâu ra không gian cho chính chúng ta.
8. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.
9. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.
10. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.

Chủ Đề