Satya nadella là ai

Tập đoàn Microsoft cho biết con trai của Giám đốc điều hành Satya Nadella đã qua đời ở tuổi 26 tuổi, vì chứng bại não bẩm sinh.

Sáng 28/2, nhà sản xuất phần mềm Satya Nadella đã gửi một email thông báo với các thành viên ban điều hành Microsoft về sự ra đi của Zain Nadella - con trai ông.

Vị giám đốc nói Zain Nadella đã qua đời ở tuổi 26, và gia đình ông muốn có không gian riêng tư để thương tiếc. Ông cũng hy vọng ban điều hành sẽ cầu nguyện cho con trai mình, Bloomberg đưa tin.

Hình ảnh giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella. Ông đã thông báo con trai qua đời vào sáng 28/2. Ảnh: Reuters.

Kể từ khi đảm nhận vai trò CEO vào năm 2014, ông Nadella đã tập trung vào việc thiết kế các sản phẩm để phục vụ người khuyết tật tốt hơn từ những bài học trong việc nuôi dưỡng và hỗ trợ con trai Zain.

Năm 2021, bệnh viện nhi nơi Zain dành phần lớn thời gian điều trị đã cùng nhà Nadellas thành lập một chương trình tài trợ đặc biệt mang tên Zain Nadella dành cho khoa học thần kinh nhi khoa, tại Trung tâm Nghiên cứu Trí não trẻ em Seattle [Mỹ].

Giám đốc điều hành của bệnh viện Jeff Sperring đã viết: "Zain sẽ được nhớ đến với nụ cười tỏa nắng và niềm vui vô bờ bến mà cậu mang lại cho gia đình, cũng như tất cả những người yêu mến cậu".

Satya Narayana Nadella là một giám đốc người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành của Microsoft. Ông kế nhiệm vị trí giám đốc điều hành của Steve Ballmer vào năm 2014 và trở thành chủ tịch thay thế cho John W. Thompson vào năm 2021.

Nhân vật công nghệ lần này là một người con đến từ đất Ấn – mảnh đất của rất nhiều CEO thống trị nền công nghệ thế giới. Và Satya Nadella cũng là một “người con” đầy tài năng và phẩm chất trong số đó. Ông được xem “thuyền trưởng” của một đế chế khổng lồ Microsoft với những định hướng và chiến lược vô cùng khác biệt. 

Bậc thầy của chiến lược

Satya Nadella tên đầy đủ là Satya Narayana Nadella sinh tại Hyderabad, Ấn Độ vào năm 1967 – thời đại mà nền công nghệ Ấn Độ đang có sự chuyển mình mạnh mẽ. Có lẽ vì vậy mà ông bén duyên với công nghệ khá sớm và từng bước theo đuổi đam mê của mình. Con đường sự nghiệp của ông bắt đầu bằng tấm bằng Kỹ thuật Điện lực tại Viện Công nghệ Manipal. Sau đó, ấp ủ một giấc mơ lớn hơn với những sứ mệnh cao hơn, Nadella quyết định rời Ấn Độ để đến Mỹ học thạc sĩ Khoa học Máy tính tại đại học Đại học Wisconsin-Milwaukee. 

Trước khi gia nhập Microsoft, Satya Nadella đã khởi nghiệp tại Penta Technologies với vị trí là một kỹ sư phần mềm sau đó ông tiếp tục dành một năm ở Sun Microsystems và cuối cùng gia nhập Microsoft vào năm 1992. Khi đó ở một công ty công nghệ khổng lồ đình đám như Microsoft chỉ có vỏn vẹn 30 nhân viên là người nhập cư Ấn Độ, và Satya Nadella là một trong số đó. Vị trí đầu tiên mà ông có được chỉ là một chân trong dự án nhỏ gồm các sản phẩm tương tác truyền hình và hệ điều hành Windows NT. Thật kỳ lạ là một người khá điềm tĩnh và trầm lặng như ông lại dễ dàng gây được ấn tượng và giành được nhiều sự tín nhiệm từ đồng nghiệp cũng như các quản lý cấp trên. Điều này đã phần nào chứng tỏ được tài năng và năng lực thực sự của thiên tài gốc Ấn.

Sau 7 năm, ông được giao phó đảm nhiệm vị trí lãnh đạo đầu tiên chính là phó chủ tịch của Microsoft bCentral – nhóm dịch vụ web dành cho doanh nghiệp nhỏ. Vào những năm tiếp theo, Nadella đã có bước tiến lớn trong sự nghiệp của mình khi liên tục tiếp nhận những vị trí mới như Phó chủ tịch điều hành Microsoft Business Solutions [năm 2001], Phó chủ tịch của Microsoft Online Service – điều hành công cụ tìm kiếm Bing, phiên bản Microsoft Office và dịch vụ game Xbox Live [năm 2007].

Đỉnh điểm vào đầu năm 2011, Nadella một lần nữa được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch của Cloud và Enterprise Group [trực thuộc Microsoft] – một trong những “át chủ bài” giúp Satya Nadella chèo lái con thuyền Microsoft trước những phong ba sau này. Ngoài ra, ông còn là người phụ trách chính các sản phẩm quan trọng của Microsoft như Window Server, Window Azure, System Center, SQL Server,… Từ những vị trí ông đã trải qua đủ cho chúng ta thấy Satya Nadella thực sự là một bậc thầy trong chiến lược, đầu tiên là cho sự nghiệp của mình sau này là cả một tập đoàn Microsoft to lớn.

“Ngai vàng” 3 lần đổi chủ, ai mới là người tỏa sáng nhất?

Hầu như các công ty lớn không chỉ riêng Microsoft, mỗi lần đổi ngôi là mỗi lần đế chế của họ rơi vào bế tắc và hỗn độn. Nếu Microsoft từng có thời gian huy hoàng dưới triều đại của huyền thoại Bill Gates thì khoảng 30 năm sau, công ty lại có dấu hiệu “chững lại”. Thậm chí là từ vị trí số 1 thế giới về trị giá vốn hóa, Microsoft đã bị hất cẳng ra khỏi top 3 và ngậm ngùi nhường lại vị trí đầu bảng cho Apple vào năm 2010. Khi đó, Microsoft đang dưới quyền của Steve Ballmer – tiền thân là doanh nhân người Mỹ.

Điều đó không hẳn là do người “trị vì” không đủ tài năng hay phẩm chất. Dưới quyền Steve Ballmer, Microsoft đã có nhiều gặt hái nhất định thế nhưng, có lẽ những định hướng mà Ballmer dành cho Microsoft đã quá “bảo thủ” và không còn “hợp thời”. Microsoft đã có một “tuổi 20” rực rỡ nhưng giờ đây nó lại đang chật vật trong tình trạng được gọi là “cuộc khủng hoảng tuổi trung niên”. 

Với tình thế không mấy khả quan lúc bấy giờ, Microsoft cần một hướng đi mới, một cuộc “cách mạng” mới, thế là “vương quyền” được chuyển cho Satya Nadella vào ngày 4 tháng 2 năm 2014 với hy vọng vực dậy “đế chế” huy hoàng trước đó. Tựa như một luồng gió mới thổi vào Microsoft, Satya Madella bắt đầu bằng việc tái cấu trúc lại hệ thống công ty: sa thải hàng loạt các vị trí cao cấp; tập trung phát triển dựa trên 3 lĩnh vực là Đám mây và Doanh nghiệp, Ứng dụng và Dịch vụ, Windows và Thiết bị;… đặc biệt là những phi vụ “bắt tay” bạc tỷ đáng chú ý. 

Trước tiên, con “át chủ bài” mà Satya Nadella sử dụng giúp công ty phục hồi nhanh chóng chính là “ưu tiên trên mọi di động và đám mây”. Bởi lẽ lý do chính khiến Microsoft lùi lại sau so với những ông lớn khác trên thị trường là vì mọi thứ mà công ty làm đều xoay quanh Windows trong khi cuộc chơi lúc bấy giờ thuộc về thị trường của “sản phẩm”. Nhận thấy tình thế cạnh tranh không có lợi cho mình, Nadella xây dựng một chiến lược mới mang tên “Chiến lược đối tác tích cực” và rất nhiều cái “bắt tay” bạc tỷ sau đó đã được triển khai.

Từ một công ty với những quan điểm cạnh tranh khá bảo thủ, Microsoft dần chấp nhận hợp tác toàn diện với các công ty đối thủ khác như Apple, Salesforce, IBM, Dropbox và thậm chí là cả Linux [một trong những hệ điều hành mà Ballmer từng gọi trước đây là “ung nhọt” của công nghệ]. Không chỉ vậy, dưới sự cầm cương của Satya Nadella, Microsoft đã có những vụ thương vụ thâu tóm khổng lồ, giúp mang về những khoản lợi nhuận kếch xù cho Microsoft như Mojang [công ty game sở hữu trò chơi Minecraft nổi tiếng], Xamarin [công ty hỗ trợ phát triển ứng dụng di động] và đình đám nhất là mạng xã hội doanh nghiệp lớn nhất thế giới Linkedln.

Chưa dừng ở đó, một trong những điều nổi bật mà vị CEO gốc Ấn này làm được chính là sự cải tổ “hệ tư tưởng” mới ở môi trường làm việc. Gỡ bỏ sự cạnh tranh tiêu cực và thỏa mãn về cái bóng quá lớn ở quá khứ, Nadella mong muốn truyền tải “tư duy tăng trưởng” ở nhân viên mình với sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.

 Và hãy nhìn xem, sau 5 năm “trị vì”, Nadella đã làm được gì? Giá cổ phiếu Microsoft đã tăng 14% trong năm 2015 và đến năm 2019, con số này đã lên đến 50%, gần gấp đôi so với đà tăng của cả thị trường chứng khoán. Từ một công ty bấp bênh trên vực thẳm, Satya Nadella đã “chèo lái” Microsoft trở lại sàn đua của những gã khổng lồ. Và có thể Satya Nadella không phải là một kỹ sư điện giỏi nhất, không phải là kẻ làm sản phẩm tốt nhất nhưng ông là một CEO thành công nhất với tài quản trị và chiến lược xuất sắc. 

Tay trái ôm một đế chế khổng lồ, tay phải ôm một gia đình nhỏ 

Vượt qua rất nhiều CEO công nghệ đình đám khác, Satya Nadella đã được tạp chí Financial Times vinh danh là Nhân vật của năm 2019. Đó cũng không phải là điều đáng bất ngờ so với những gì mà Nadella đã gây dựng được cho Microsoft, một tài năng không ai có thể phủ nhận được. Sự nghiệp của vị CEO tài ba này đã trải qua vô vàn vị trí, từ thấp nhất đến quyền lực cao nhất. Ngoài ra, Nadella còn đảm nhận hai vị trí to lớn khác trong gia đình nhỏ của mình chính là “người chồng” và “người cha” đầy trách nhiệm. 

Vào năm 1992, thời điểm ông gia nhập Microsoft cũng là mốc thời gian ông bắt đầu lập gia đình. Nadella kết hôn với Anupama là con gái người đồng nghiệp của cha mình, đồng thời cũng là “hậu bối” của ông tại Học viện công nghệ Manipal ở quê nhà. Không như các vị tỷ phú công nghệ khác có những cuộc sống đời tư đầy biến động và phức tạp, Satya Nadella vẫn luôn cần luôn tận tụy và hết mực gia đình nhỏ của mình. Hai vợ chồng ông có tổng cộng 3 người con và hiện đang sinh sống ở Clyde Hill, Washington, Mỹ. 

Danh tiếng, sự nghiệp, tiền bạc, cuộc sống của ông dường như là một giấc mơ của biết bao con người. Thế nhưng dù ông có là chiến lược tài ba đến thế nào cũng chẳng thể dự đoán được những biến cố xảy ra đối với tổ ấm nhỏ của mình. Đứa con trai đầu lòng cũng như duy nhất của Nadella không may mắn mắc chứng bại não bẩm sinh trong khi đứa con gái út cũng gặp vấn đề về khả năng nhận thức. Mọi thứ dường như càng nặng nề hơn khi đè nặng lên người đàn ông điềm tĩnh này. Đối mặt với những bất hạnh của cuộc đời, dù rất khó khăn nhưng ông vẫn hoàn thành trọn vẹn vai trò của người chồng, người cha và lớn hơn hết là cả công ty Microsoft to lớn kia một cách tận tụy và thầm lặng. 

Sự nghiệp và gia đình đối với Nadella là hai trọng trách mà ông phải gánh vác nhưng ông lại không bao giờ xem đó là gánh nặng. Người con trai kém may mắn của ông đã dạy ông cách để trở nên bao dung và sẻ chia. Dù đảm nhận công ty trong những tháng ngày tệ hại nhất, Satya Nadella vẫn không hề nản lòng và gặt được những kết quả tốt đẹp. 

Ông vẫn thường có những suy nghĩ và nhận định về Microsoft và gia đình mình đầy sâu sắc như: “Với tôi, tôi thường đánh dấu cuộc đời của mình bằng những cuộc hội thảo dành cho các nhà phát triển của Microsoft. Thậm chí, khi tôi nghĩ về ngày sinh của các con tôi, tôi thường liên tưởng ngay tới các giai đoạn khác nhau của các nền tảng Microsoft. Con trai của tôi gắn với thời IaaS, còn hai con gái của tôi là thời .NET”.

Hạnh phúc trị giá “0 đồng” của một tỷ phú

Là một nhân vật tầm cỡ với khối tài sản khổng lồ, Nadella có thể có nhiều cách để tận hưởng cuộc sống xa xỉ của một tỷ phú. Thế nhưng để mua hạnh phúc của ông chủ Microsoft lại thực sự chẳng phải dùng đến nhiều tiền như vậy. Ông tìm thấy được niềm vui của cuộc đời mình bằng việc hòa hợp giữa công việc và đam mê. 

Ngoài niềm đam mê to lớn là công nghệ, ông còn rất thích thú với nghệ thuật văn học và môn thể thao cricket [bóng gậy]. Vốn thừa hưởng từ mẹ là giáo viên tiếng Phạn cổ, Nadella đặc biệt yêu thích các thể loại thơ ca chứ không phải là lĩnh vực công nghệ hay kỹ thuật nào khác. Ông chính là một độc giả cuồng nhiệt của thơ ca Mỹ và Ấn Độ. Ông cũng chính là tác giả của cuốn sách nổi tiếng mang tựa đề Hit Refresh với một năng lượng vô cùng tích cực và niềm tin to lớn rằng công nghệ sẽ định hướng tương lai của nhân loại. Ngoài ra, ông còn tuyên bố lợi nhuận của của sách sẽ được chuyển đến Microsoft Philanthropies và sau đó phân phối cho một số tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới. 

Natya Nadella thực sự là một vị CEO mang bộ óc logic của công nghệ nhưng trái tim thì nhân hậu đầy lãng mạn. Vì người con của ông kém may mắn của mình nên ông luôn mong muốn ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tốt nhất cho những người câm điếc và khiếm thị. Ông cũng từng công bố sáng kiến dành ra 25 triệu USD của Microsoft phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo để giúp đỡ cho người tàn tật. Ông tin rằng đem đến con người một cuộc sống ý nghĩa hơn chính là sứ mệnh của Microsoft và cũng là của chính ông. Nắm quyền “sinh sát” trên thương trường nhưng với Satya Nadella, ông cũng chỉ là một người đàn ông nhỏ bé, trầm tĩnh luôn tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống bằng những điều nhỏ nhặt. 

“Tôi xem Microsoft như một nền tảng để có thể theo đuổi những đam mê của riêng mình. Điều này mang lại cho tôi nhiều ý nghĩa và với tôi đây là sự thư giãn tối thượng” – Nadella từng chia sẻ với AFR.

Có lẽ chính vì thế, Madella đến với Microsoft như một định mệnh và ông luôn cố gắng hòa hợp giữa công việc và cuộc sống chứ không hẳn là tách biệt chúng làm đôi. Chính gia đình, đam mê là nguồn động lực, năng lượng lớn khiến ông trở lại với công việc, còn công việc lại là ngọn lửa duy trì những năng lượng tích cực ấy trong cuộc sống của chính ông. Và không chỉ đối với vị tỷ phú quyền lực như Satya Nadella, chúng ta cũng có thể dễ dàng mua được hạnh phúc mà không cần tốn một xu nào.

Video liên quan

Chủ Đề