Siloxanes là gì

Silicone là thành phần xuất hiện cực kỳ phổ biến trong mọi công thức mỹ phẩm, từ kem dưỡng, serum, cho đến các sản phẩm chăm sóc cơ thể như dầu gội, dầu xả, dưỡng thể,... Tuy nhiên, nó được nhiều người đồn đại rằng có khả năng gây mụn, và thậm chí là ung thư da. Vậy Silicone có thật sự gây hại đến thế không? Trong bài viết này chúng ta sẽ được tìm hiểu và “giải oan” cho Silicone – thành phần được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và điều trị y tế.

I. Giới thiệu sơ lược về Silicone

1. Silicone là gì?

Silicone là một nhóm các chất bán lỏng có nguồn gốc từ Silica (SiO₂). Chúng là thành phần chính của cát, nhưng nó cần trải qua nhiều giai đoạn điều chế trong công nghiệp để trở thành Silicone. Hầu hết các Silicone được tìm thấy trong mỹ phẩm được sản xuất bằng cách chuyển đổi thạch anh trở về Silic, sau đó trải qua nhiều phản ứng khác để cho ra các loại Silicone có thể ứng dụng trong điều chế mỹ phẩm như: Dimethicone, Cyclomethicone,...

Siloxanes là gì

Silicone là chất được sử dụng cực kỳ phổ biến

2. Có bao nhiêu loại silicone?

Các loại Silicone cơ bản nhất được sử dụng trong mỹ phẩm bao gồm Cyclomethicone, Dimethicone và Silanols (Dimethiconol), mỗi loại lại mang một số đặc điểm riêng biệt như sau:

  • Cyclomethicone: Đây là một hợp chất mạch vòng và là loại được sử dụng phổ biến nhất. Các thành phần này dễ bay hơi và bay hơi nhanh hơn nước và Ethanol. Điều này làm cho chúng phù hợp trong sản phẩm kiềm dầu mà không để lại lớp màng trên bề mặt.

  • Dimethicone: Có trọng lượng phân tử thấp hơn, lỏng hơn và dễ dàng lan truyền trên các bề mặt. Đây là loại silicone khóa ẩm tốt nhất, tuy nhiên do đặc tính không tan trong nước nên loại này khó rửa trôi nhất.

  • Silanols: Đây là một dẫn xuất đặc biệt vì chúng có thể tan trong nước. Chính vì vậy, nó rất phù hợp cho các sản phẩm dưỡng tóc. Chúng có thể cung cấp độ bóng, trơn trượt (hay còn gọi là chất tạo cảm giác cho da/tóc), nhưng sẽ dễ bị trôi đi trong những lần rửa sau này.

3. Công dụng của Silicone

Silicone có đặc tính khóa ẩm tạo thành một lớp phủ mỏng giống như màng chắn trên da, vì chúng không có ái lực với nước (kỵ nước). Với tính chất giúp cho Silicone được sử dụng trong y tế giúp chữa lành vết thương và cải thiện vết sẹo nhờ khả năng “đóng kín” vết thương, giúp ngăn chặn vết thương tiếp xúc với môi trường ngoài, luôn bảo vệ vết thương dưới lớp Silicone.

Siloxanes là gì

Trái với định kiến số đông, trên thực tế, Silicone là chất an toàn và được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế, đặc biệt trong việc hỗ trợ phục hồi các vết thương hở

Ngoài ra, với kết cấu độc lạ trên mà Silicone tạo cảm giác bóng mượt trên da, khiến cho người dùng có cảm giác mềm mại, đồng thời chúng giúp giữ nước cho da tốt hơn. Điều này khiến Silicone phổ biến trong các serum, kem dưỡng và các sản phẩm đặc trị vì chúng dễ dàng tạo lớp phủ mịn và làm da căng mềm. Cụ thể, Silicone sở hữu những đặc tính ưu việc sau khiến chúng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng như lĩnh vực y tế:

  • Khả năng lan truyền: Silicone có sức căng bề mặt thấp hơn cả dầu và nước, có nghĩa là dễ dàng lan truyền trên bề mặt da, nhờ điều này Silicone mang lại đặc tính trải đều kết cấu mỹ phẩm ở trên da/tóc, giúp cho các hoạt chất được phủ đều trên da hơn, ngoài ra còn tạo cảm giác mượt mà.

  • Tạo kết cấu: Nhiều loại Silicone không tan trong nước (điển hình như 2 loại Dimethicone và Cyclomethicone) nên chúng có thể để lại lớp phủ (occlusive) trên bất kỳ bề mặt nào (trừ loại Cyclomethicone lại có tốc độ bay hơi nhanh). Đây cũng là lý do tại sao Silicone được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm, như serum, kem dưỡng, hoặc các sản phẩm kem lót, kem nền, kem chống nắng.

  • Tạo màng: Nhờ đặc tính không ưa nước, chúng đóng một vai trò như một chất khóa ẩm giúp cho da hạn chế được tình trạng mất nước. Ngoài ra chúng còn mang lại cảm giác dễ chịu khi dùng và bảo vệ vết thương khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, nên Silicone dạng thường đường ứng dụng vào việc điều trị vết thương hở hoặc được dùng trong các sản phẩm điều trị sẹo.

  • Giảm bọt: Khi muốn tạo ra một loại sữa rửa mặt ít bọt, Silicone sẽ cực kỳ hữu ích trong trường hợp này.

II. "Giải oan" những lời đồn đại xung quanh Silicone 

Lời đồn số 1: Silicone có giúp sẹo mau lành hay không?

Vì cấu trúc của phân tử Silicone rất lớn, chúng nhanh chóng tạo thành một hàng rào bảo vệ da, rất phù hợp với những vùng da bị tổn thương hoặc vùng da khô. Polysiloxanes, Siloxane Resin là 2 silicone phổ biến được dùng trong các sản phẩm trị sẹo. Khi được sử dụng, chúng tạo lớp màng thoáng khí, bao phủ toàn bộ vết thương tránh tối đa các tác nhân có hại từ môi trường. Việc tạo lớp màng ẩm đó cũng giúp cho quá trình sửa chữa và phục hồi vết thương được diễn ra tốt hơn.

Lời đồn số 2: Silicone có thể gây ra mụn

Silicone tạo ra một hàng rào bảo vệ da giúp khóa ẩm, đối với những làn da bị mụn trứng cá, silicone có thể hoạt động như một rào chắn và giữ lại dầu, bụi bẩn, tế bào da chết, làm cho tình trạng diễn biến xấu hơn.

Còn đối với làn da bình thường, các bác sĩ da liễu đã khẳng định rằng: “Chúng sẽ khó gây bít tắc dẫn đến nổi mụn vì các phân tử Silicone có cấu trúc rất lớn, chúng không thể gây bít tắc hay bịt kín tất cả những khoảng trống ở trong lỗ chân lông, nhưng chúng có thể giữ lại dầu nhờn, bụi bẩn tích tụ nếu bạn không làm sạch đúng cách và chính điều này mới là nguyên nhân gây mụn.” Mặt khác, Silicone KHÔNG HỀ cản trở các thành phần khác như AHA, Retinol, Niacinamide,... thẩm thấu vào da, do Silicone nằm trên bề mặt da và giữa các phân tử vẫn có khoảng trống, nhờ khoảng trống đó giúp cho da tiết mồ hôi và những thành phần khác cũng theo những khoảng trống đó mà xâm nhập vào da.

Vậy việc cho rằng sử dụng Silicone sẽ không cho các thành phần khác thẩm thấu là nhận định chưa đủ, các thành phần đó vẫn có thể thâm nhập vào da nhưng với một tốc độ chậm hơn. Ngoài ra, vì Silicone có khả năng khóa ẩm trên da nên có thể sử dụng chúng như bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da

Lời đồn số 3: Silicone có thể gây ung thư cho da

Các bác sĩ da liễu và các nghiên cứu cũng đã nói rằng: “Thật sự Silicone có kích thước quá lớn để thâm nhập vào da, chúng không thể gây ra các rối loạn về hormone, cũng như là gây ung thư da như các lời đồn mà bạn biết”. 

Lời đồn số 4: Người mang thai không thể sử dụng Silicone 

So với việc phẫu thuật thẩm mỹ (bằng cách chèn túi Silicone vào ngực) thì Silicone sử dụng trong mỹ phẩm cho da lại hoàn toàn VÔ HẠI, vì Silicone có kích thước phân tử khá lớn, nên việc xâm nhập qua các tầng sừng là điều không thể! Chúng chỉ lưu lại trên bề mặt da để khóa ẩm và bảo vệ da.

III. Thật sự nên tránh Silicone hoàn toàn?

Mặc dù Silicone không trực tiếp cấp ẩm, nhưng nó có ảnh hưởng đến quá trình cải thiện độ ẩm của làn da, thông qua việc tạo lớp phủ bảo vệ da, Silicone giúp khóa ẩm và không cho nước thoát ra ngoài. Vậy nên Silicone cũng thường xuất hiện trong các sản phẩm treatment mạnh như Retinol, Benzoyl Peroxide,... để giảm tình trạng gây khô, bong tróc trên da. Bên cạnh đó, Silicone bảo vệ vùng da bị tổn thương và tạo lớp màng thoáng khí, cho bề mặt da cảm giác đầy đặn, mềm mại hơn. 

Tuy nhiên, việc sử dụng Silicone hay không tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người, nếu như một người sở hữu loại da ít nổi mụn thì không cần phải lo lắng điều này, chỉ cần làm sạch thật kỹ thì sẽ không gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Mặt khác, Silicone có thể sẽ mang những tác động tiêu cực hơn nếu da chưa được làm sạch kỹ kể cả da thường và da mụn. Lúc này, Silicone sẽ là tác nhân khuếch đại khả năng gây mụn, bít tắc và làm tình trạng mụn nặng hơn.

Siloxanes là gì

Tuy là một chất lành tính, Silicone - cũng như mọi chất khác - đều vẫn ít nhiều khả năng gây kích ứng. Nếu da bạn không kích ứng với Silicone, bạn vẫn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng

Việc rửa trôi Silicone có thể khó khăn nhưng không phải không thể. Thông qua cách tẩy trang nhiều lần và sử dụng sữa rửa mặt (massage thật kỹ) thì có thể loại bỏ Silicone trên da một cách hoàn toàn, vì một số loại Silicone có đặc tính ưa dầu khá cao, nên cần phải làm sạch nhiều lần nhằm hạn chế trường hợp chúng sẽ hút bụi bẩn, bã nhờn và tích tụ trên đó, dẫn đến gây mụn.

Tóm lại, Silicone là một thành phần khá phổ biến trong các công thức mỹ phẩm, chúng được dùng để làm chất nền cho sản phẩm nên không thể bài trừ hoàn toàn thành phần này được. Với các công dụng mà Silicone mang lại, chúng sẽ giúp da chúng ta được giữ ẩm tốt hơn, đồng thời có khả năng trị sẹo nhờ phủ lên bề mặt da. Mặt khác, thành phần này cần phải được làm sạch kỹ bằng các sản phẩm như tẩy trang, sữa rửa mặt,… để ngăn chặn việc Silicone trở thành một chiếc “máy hút bụi” cho da.

Sản phẩm gợi ý

Kem Chống Nắng Vật Lý Nu-Derm Physical UV Broad Spectrum SPF 32

Siloxanes là gì

Kem dưỡng chống nhăn vùng mắt OBAGI CLINICAL Kinetin+ Hydrating Eye Cream

Siloxanes là gì

Kem dưỡng phục hồi làm dịu da OBAGI CLINICAL Kinetin+ Hydrating Cream

Siloxanes là gì

Nguồn tham khảo

1.https://www.beauty-heroes.com/blog/smooth-operator-silicones-in-skincare/

2.https://chemistscorner.com/what-silicones-are-in-cosmetics/?sfw=pass1622645100