Sinh viên học hộ ở lần thứ 2 sẽ chịu hình thức kỷ luật

Ngày hỏi:29/04/2019

Chào anh chị, em là sinh viên năm 3 của trường thủy lợi. Do em vừa học vừa làm thêm nên em rất ít đi học. Vừa qua, có một môn khó qua e học lại 2 lần rồi mà không qua nên em nhờ bạn thi dùm và bị nhà trường phát hiện. Em rất lo lắng là nhà trường sẽ đuổi học em. Anh chị cho em hỏi trường hợp này e có bị đuổi học không?

  • [ảnh minh họa]

  • Theo Khoản 4 Điều 6 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT năm 2016 thì:

    "4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

    a] Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3,50;

    b] Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên;

    c] Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này;

    d] Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này;

    Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học,trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể."

    Như vậy, đối với trường hợp sinh viên bị xử ý lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ sẽ bị nhà trường buộc thôi học. Ở trường hợp này bạn chỉ mới vi phạm lần đầu thì bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định nhà trường, chưa đến mức phải buộc thôi học.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Ngày hỏi:02/03/2019

Nhiều bạn vẫn nghĩ việc thuê người học hộ, thi hộ và việc học hộ, thi hộ đơn thuần chỉ là một giao dịch dân sự bình thường. Do đó, rất nhiều sinh viên tại chức đã thuê những sinh viên chính quy đi học. Cho hỏi: Xử lý thế nào đối với trường hợp sinh viên học và thi hộ cho người khác?

  • Điều 6 Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Ban hành kèm Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT nghiêm cấm học sinh, sinh viên có hành vi:

    Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

    Trước hết, những hành vi gian lận nêu trên sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

    Không chỉ bị xử lý kỷ luật, hành vi học hộ, thi hộ còn có thể bị xử lý hành chính theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 138/2013/NĐ-CP:

    3. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi theo các mức phạt sau đây:

    a] Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

    b] Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

    c] Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học. Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo. Ngoài những quyền lợi được hưởng, sinh viên còn phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định.

1. Các hành vi sinh viên không được làm:

Được quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT:

“- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.

– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin Điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

– Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp học.

– Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội.

– Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.

– Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

– Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong cơ sở giáo dục đại học và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

– Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa cơ sở giáo dục đại học khi chưa được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học cho phép.

Xem thêm: Điều kiện được xét kết nạp Đảng, điều kiện kết nạp Đảng của sinh viên

–  Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

– Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.”

2. Các hình thức xử lý kỷ luật sinh viên:

Sinh viên có hành vi phạm quy chế, kỷ luật thì tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm thì sẽ bị nhắc nhở, phê bình hoặc chịu các hình thức xử lý kỷ luật sau:

+ Khiển trách: là hình thức kỷ luật áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất, mức độ của hành vi nhẹ, hậu quả gây ra ở mức độ thấp, không gây thiệt hại nhiều

+ Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

+ Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

+ Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

Sinh viên có hành vi vi phạm quy chế, kỷ luật mà bị xử lý kỷ luật từ mức độ cảnh cáo trở lên thì bị lưu lại hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Nếu bị kỷ luật dưới hình thức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc bị buộc thôi học thì cơ sở giáo dục phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

Xem thêm: Đánh giá về tình trạng tệ nạn xã hội của sinh viên hiện nay

3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật sinh viên:

Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo quy định của quy chế được ban hành kèm Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT như sau:

+ Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm Điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được;

+ Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

+ Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên xem xét, đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của cơ sở giáo dục đại học;

+ Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự [nếu không có lý do chính đáng], không có bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết Điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

Xem thêm: Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành hồ sơ xử lý gồm các nội dung sau

+ Bản tự kiểm Điểm [nếu có];

+ Biên bản của tập thể lớp sinh viên họp kiểm Điểm sinh viên có hành vi vi phạm;

+ Biên bản của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

+ Các tài liệu có liên quan.

4. Thời gian chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật:

+ Hình thức kỷ luật khiển trách: Sinh viên có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì  sau 03 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

+ Hình thức kỷ luật cảnh cáo:  sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo thì sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật  

+ Đối với trường hợp đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương [cấp xã, phường, thị trấn] nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để cơ sở giáo dục đại học xem xét, tiếp nhận vào học tiếp nếu đủ Điều kiện.

Xem thêm: Quy định về mở lớp dạy thêm, trung tâm học thêm ngoài nhà trường

Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có Điều Khoản ghi rõ thời gian sinh viên bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời Điểm hết thời hạn bị kỷ luật theo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề