So sánh các loại bánh trung thu năm 2024

Trong ngày Tết Trung thu, chúng ta sẽ cùng khám phá bánh Trung thu đặc biệt từ nhiều quốc gia Châu Á khác nhau. Điều này giúp chúng ta nhìn thấy sự đa dạng và độc đáo của từng loại bánh trên khắp Châu Á, đồng thời so sánh với bánh Trung thu ở Việt Nam.

Bánh Trung thu ở Hàn Quốc

Trong nền văn hóa Hàn Quốc, hình ảnh trăng khuyết thường được xem là biểu tượng của sự hạnh phúc và sự thịnh vượng. Vào dịp Tết Trung thu, người Hàn Quốc thường làm những chiếc bánh Trung thu có hình dạng giống như hình trăng lưỡi liềm, gọi là Songpyego. Bánh được làm từ bột gạo và đường, nhồi kỹ lưỡi bánh với nhân đậu, sau đó hấp cùng với lá thông tươi. Ngoài bánh màu trắng, người Hàn còn làm bánh màu hồng từ trái dâu, màu xanh đậm từ lá ngải cứu, màu vàng từ bí đỏ…

So sánh các loại bánh trung thu năm 2024

Đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản

Dango là loại bánh được làm từ bột gạo (mochiko), gần giống với mochi (một loại bánh gạo của Nhật), thường được thưởng thức cùng với trà. Vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, người Nhật tự tay làm bánh Dango từ bột nếp và nước, sau đó bó tròn thành từng viên bánh hình tam giác. Những viên bánh Dango được sắp xếp trên kệ gỗ hoặc bàn thờ cùng với cỏ susuki trang trí, được đặt gần cửa sổ hoặc nơi có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để thưởng thức bánh cùng việc ngắm trăng.

So sánh các loại bánh trung thu năm 2024

Xứ sở chùa vàng Thái Lan

Vào đêm Trung thu tại Thái Lan, mọi người, từ trẻ nhỏ đến người già đều tham gia lễ cúng trăng. Họ sẽ ngồi lại bên bàn thờ của Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện cho những điều tốt đẹp nhất.

Trong bữa cúng Trung thu của người Thái, quả bưởi là không thể thiếu - biểu tượng cho sự hòa hợp, tình thân. Họ cũng đặt lời nguyện cầu trong những chiếc đèn lồng. Bánh nướng nhân sầu riêng cùng lòng đỏ trứng muối là loại bánh Trung thu phổ biến nhất ở Thái Lan, tượng trưng cho mặt trăng tròn.

So sánh các loại bánh trung thu năm 2024

Lời kết :

Vừa rồi mình đã cùng các bạn khám phá về các loại bánh Trung thu ở một số nước Châu Á. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Hãy thử trải nghiệm tự làm một lần nhé!

nướng truyền thống 200 gram, nhân 2 trứng và các loại nhân thập cẩm hoặc ngũ cốc như hạt sen, đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ,… chứa khoảng 800 kcal. Năng lượng này tương đương bốn chén cơm, 15 muỗng đường và 9 muỗng dầu mỡ (muỗng cà phê)

Càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng mà bánh cung cấp càng cao). Một chiếc bánh tròn 4x10cm đường kính có thể chứa: 5-12g protein; 60-90g cacbohydrate, 30-45g chất béo.

- 1 cái bánh trung thu nướng thập cẩm 176g cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid; - 1 chiếc bánh nướng nhân đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.

Như vậy để tiêu hao hết lượng năng lượng này chúng ta cần: - Người đi bộ với vận tốc trung bình 4.8 km/h cần thời gian 106 phút - Người chạy bộ với vận tốc trung bình 9.6 km/h cần thời gian 38 phút - Người đạp xe với vận tốc 16 km/h cần thời gian 55 phút

Đó là lý do bạn nên chia chiếc bánh trung thu thành nhiều phần ăn cùng gia đình. Phải chăng đây cũng là lí do Trung thu là “tết đoàn viên”?

Ai cần hạn chế ăn bánh trung thu?

Như đã nêu rõ ở trên,

bánh trung thu

cung cấp nhiều năng lượng nên cần ăn bánh có liều lượng. Đặc biệt, với những người có nhiều bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, thừa cân, tăng mỡ máu, huyết áp cao, bệnh mạch vành,… Thành phần chính của bánh trung thu là các loại bột ngũ cốc, đường, bơ, dầu mỡ. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống đều được tẩm ướp nhiều dầu và chế biến ở nhiệt độ cao nên cần chú ý đến hàm lượng transfat - một trong những yếu tố thể hiện chất lượng bánh trung thu Trứng muối và các loại hạt được dùng làm nhân bánh cũng cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Điều này cũng có thể trở thành gánh nặng cho hệ tim mạch. (Xem thêm về phân tích cholesterol) Với trẻ biếng ăn, sau khi ăn bánh, trẻ thường mất cảm giác thèm ăn bữa chính. Khi đó sẽ gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ. Do đó cần lưu ý thời gian cho trẻ dùng bánh trung thu.

So sánh các loại bánh trung thu năm 2024

2. Lựa chọn bánh trung thu chất lượng

Cách né bánh trung "bẩn"

Các tiêu chí sau sẽ phần nào giúp bạn tránh né được việc mua phải bánh trung thu "bẩn"

* Lên men thường gặp ở bánh trung thu là lên men ethanol. Đây là quá trình lên men yếm khí, đường được nấm men chuyển hóa thành ethanol đồng thời sinh ra khí CO2.

  • Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: Bánh trung thu có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản... Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Các sơ sở chế biến tự công bố chất lượng thường có tiêu chuẩn cơ sở kèm theo, đảm bảo sản phẩm được kiểm tra nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng đầu ra trước khi đưa ra thị trường

3. Phẩm màu và các “thương hiệu” bánh handmade tràn lan trên thị trường

Bánh trung thu handmade đang trở thành cụm từ hot hiện nay. Đăc biệt là ở Hồ Chí Minh, khi người dân đang phải hạn chế ra đường. Nhiều hộ gia đình chọn mua online các combo vỏ bánh nhân bánh chuẩn bị sẵn. Việc làm bánh trở nên đơn giản khi chỉ cần bọc nhân, ép khuôn và nướng bằng nồi chiên không dầu.

Bởi tâm lý ưa chuộng thực phẩm an toàn và nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều cửa hàng bán bột làm vỏ bánh, nhân bánh làm sẵn, phẩm màu tự nhiên cho bánh,… đều cam kết không sử dụng chất bảo quản và phẩm màu công nghiệp. Chính bởi không có chất bảo quản nên người bán thường khuyến cáo các “đầu bếp”: thời hạn sử dụng lâu nhất khoảng một tháng ở ngăn mát và cả năm nếu để ngăn đá. Nhân bánh thường bảo quản trong tủ mát dưới dạng các viên tròn nhỏ bọc khá nhếch nhác bằng màng bọc thực phẩm.

Đáng nói ở đây, trên bao bì không hề có bất cứ nhãn mác cung cấp thông tin nhà sản xuất, kiểm định công bố chất lượng, hoặc những thông tin tối thiểu cần thiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Còn đối với loại bánh trung thu hoa nổi độc đáo. Các bí quyết làm màu tự nhiên từ nhiều loại thực phẩm như: cà rốt, bí đỏ, lá dứa, hoa đậu biếc,.. được lan truyền trên cộng đồng mạng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều màu sắc sặc sỡ, có nguy cơ cao là sử dụng phẩm màu tổng hợp.

So sánh các loại bánh trung thu năm 2024
Bánh trung thu handmade hoa nổi với phẩm màu bắt mắt

Trao đổi về vấn đề phẩm màu trong thực phẩm, tiến sĩ Phan Thế Đồng (công tác tại Đại học Hoa Sen) cho biết thêm: một số phẩm màu thực phẩm vẫn được phép sử dụng tại Việt Nam nhưng thị trường Mỹ và một số nước EU đã cấm sử dụng. Thông tin thêm đến bạn một số màu đang gây tranh cãi hiện nay:

Màu đỏ số 3 (Erythrosine): Phẩm màu đỏ anh đào thường được sử dụng trong kẹo, kem que và gel trang trí bánh. Đây cũng là màu mà ảnh hưởng của nó gây tranh cãi nhất. Nhiều thí nghiệm màu này trên những con chuột đực cho thấy chúng có nguy cơ tăng khả năng mắc các khối u tuyến giáp.

Màu xanh lam số 1 (Brilliant Blue): Phẩm màu xanh lục lam được sử dụng trong kem, đậu Hà Lan đóng hộp, súp đóng gói, kem que và bánh kem.

Màu xanh số 2 (Indigo Carmine): Phẩm màu xanh hoàng gia được tìm thấy trong kẹo, kem, ngũ cốc và đồ ăn nhẹ. Có một số nghiên cứu về khối u não ở chuột khi dùng màu này tuy nhiên dữ liệu chưa chắc chắn.

Màu đỏ 40, Màu vàng 5 và Màu vàng 6 có thể chứa các chất gây ô nhiễm được biết là chất gây ung thư. Benzidine, 4-aminobiphenyl và 4-aminoazobenzene là những chất gây ung thư tiềm ẩn đã được tìm thấy trong thuốc nhuộm thực phẩm:

- Màu đỏ số 40 (Allura Red): màu đỏ sẫm được sử dụng trong đồ uống thể thao, kẹo, gia vị và ngũ cốc.

- Màu vàng số 5 (Tartrazine): vàng chanh có trong kẹo, nước ngọt (nước tăng lực), khoai tây chiên, bỏng ngô và ngũ cốc.

- Màu vàng số 6 (Sunset Yellow): được sử dụng rất nhiều trong kẹo, nước sốt, bánh nướng và trái cây bảo quản.

So sánh các loại bánh trung thu năm 2024
Bánh trung thu sử dụng nhiều phẩm màu

Nhiều phẩm màu tổng hợp bị cấm, nếu dùng trong thời gian dài, vượt mức cho phép có khả năng gây ung thư. Do đó bạn cần cân nhắc khi ăn các loại bánh quá sặc sỡ hoặc không ghi rõ màu thực phẩm được sử dụng.

Trong phần tiếp theo, Pacificlab sẽ chia sẻ cụ thể hợn về vấn đề kiểm tra chất lượng bánh trung thu. Mời các bạn theo dõi thêm tại đây.