So sánh chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ

Chuyển giao quyền yêu cầu:

Khái niệm: là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba gọi là người thế quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình.

Cơ sở pháp lý: Điều 365 đến Điều 369 Bộ luật Dân sự 2015

Chủ thể có quyền chuyển giao:

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có quyền là bên có quyền chuyển giao nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện chuyển giao:

+ Bên có quyền không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ Bởi vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ đã được xác định.

+ Bên có quyền sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, văn bản thông báo này là căn cứ để chứng minh người có nghĩa vụ đã chấm dứt nghĩa vụ với bên có quyền đồng thời là cơ sở để người có nghĩa vụ biết được họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đó với người thứ ba.

+ Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp đảm bảo: nếu quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm đi kèm theo thì người chuyển giao yêu cầu phải chuyển giao luôn biện pháp bảo đảm đó và thế quyền trở thành bên nhận bảo đảm.

Đối với chuyển giao quyền yêu cầu có một lưu ý rằng, quyền gắn liền với nhân thân của bên có quyền không thể chuyển giao. Ví dụ cụ thể trong trường hợp yêu cầu cấp dưỡng bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng thì những quyền găn liền với nhân thân của bên có quyền sẽ không thể chuyển giao. Trường hợp đã thỏa thuận không được chuyển giao quyền trong hợp đồng, thì bên có quyền cũng sẽ không được chuyển giao quyền cho bên thứ ba.

Chuyển giao quyền yêu cầu là gì?

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa bên có quyền với bên thứ ba (bên thế quyền) nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho bên thứ ba đó. Bên thế quyền là chủ thể mới, có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với mình.

Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 về chuyển giao quyền yêu cầu:

Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

  • Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

Thứ nhất về đối tượng có quyền chuyển giao

Trong chuyển giao quyền yêu cầu, bên có quyền là người có quyền chuyển giao. Đối với chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì bên có nghĩa vụ là người có quyền chuyển giao.

So sánh chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ
Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ