So sánh dây hạ áp trung áp cao áp

     Đối với đường điện sinh hoạt trong gia đình, trong sản xuất hay ở bất kì một thiết bị điện nào mà chúng ta thường thấy hàng ngày. Thì tất cả các dây điện đều được bọc kín bằng một lớp cách điện. Tuy nhiên, ở những đường điện cao thế thì lại khác…

     Có nhiều bạn khi đi qua các cột điện cao thế nhìn thấy dây điện có vẻ như không được bọc lớp cách điện (dây trần). Và thắc mắc rằng những dây điện đó có được bọc lớp cách điện hay không? Bài viết này sẽ phân tích cho các bạn biết đường điện cao thế có vỏ bọc cách điện hay không và tại sao lại như vậy.

Điện cao thế, điện hạ thế là gì?

Lưới điện ở Việt Nam có 3 cấp điện áp là: Cao thế, trung thế và hạ thế.

     Điện hạ thế (còn gọi là hạ áp): Là những nguồn điện có mức điện áp dưới 1000V. Ở Việt Nam sử dụng mức 220V-380V. Ở mức điện áp này không gây ra hiện tượng phóng điện. Nhưng sẽ gây ra giật điện đối với người nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại đang dẫn điện của dây. Đây cũng là đường dây điện sinh hoạt được dẫn đến từng nhà, có thể tồn tại ở bất kì vị trí nào trong nhà. Vì vậy đường dây này luôn được bọc kín bằng một lớp cách điện.

     Điện trung thế (còn gọi là trung áp): Là những nguồn điện có mức điện áp từ 1KV đến 35KV. Ở Việt Nam sử dụng các mức 6KV, 10KV, 22KV, 35KV. Ở các mức điện áp này có thể gây ra phóng điện nếu vi phạm khoảng cách an toàn (khoảng cách an toàn là 0,7m). Đường điện trung thế sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.

So sánh dây hạ áp trung áp cao áp

Dây điện cao thế là dây trần không có vỏ bọc

     Điện cao thế (còn gọi là cao áp): Là những nguồn điện có mức điện áp trên 35KV. Ở Việt Nam sử dụng các mức 110KV, 220KV, 500KV. Những đường điện cao thế này rất dễ phóng điện nếu vi phạm khoảng cách an toàn (khoảng cách an toàn là 1,5m với đường điện 110KV; 2,5m với đường điện 220KV và 4,5m với đường điện 500KV). Vì vậy, những đường điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột cao bằng những chuỗi sứ cách điện, đảm bảo đủ khoảng cách an toàn. Những cột điện cao thế có thể là cột bê tông ly tâm hoặc những cột tháp sắt rất cao.

Khoảng cách an toàn đối với dây điện cao thế không có vỏ bọc

     Chúng ta đã hiểu điện cao thế có đường dây truyền tải là dây trần, không có vỏ bọc. Vì điện cao thế có khoảng cách phóng điện lớn nên việc sử dụng dây dẫn có vỏ bọc gần như không có tác dụng. Đối với điện cao thế thì việc giữ khoảng cách là quan trọng nhất. Khoảng cách an toàn đối với các đường điện như sau:

Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện hạ thế 0,3m
Điện áp từ 1KV đến 15KV 0,7m
Điện áp từ 15KV đến 35KV 1m
Điện áp từ 35KV đến 110KV 1,5m
Điện áp từ 110KV đến 220KV 2,5m
Điện áp từ 220KV đến 500KV 4,5m

So sánh dây hạ áp trung áp cao áp

Cột điện cao thế

Xem thêm: tại sao có sự khác nhau về việc sử dụng điện áp 220V và 110V

     Tổng kho ổn áp Standa chuyên cung cấp, lắp đặt máy ổn áp Standa chính hãng cho các hộ gia đình, cửa hàng, xưởng xuất, công ty tại các khu công nghiệp,…Với phong cách làm việc Nhanh Nhẹn - Chuyên Nghiệp - Nhiệt Tình. Nên khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ.

Địa chỉ : 629, Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0969.863.012 hoặc 0941.990.965

Website: https://standavietnam.com

E-mail:

So sánh dây hạ áp trung áp cao áp
So sánh dây hạ áp trung áp cao áp

Giới thiệu sự phát triển của công ty cổ phần Litanda Việt Nam:

Để phân loại hiệu điện thế ở các đường dây điện phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy ước của từng quốc gia. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quy ước nguồn điện lưới nhỏ hơn 1kV là hạ thế, từ 1kV đến 66kV là trung thế, lớn hơn 66kV là cao thế.

So sánh dây hạ áp trung áp cao áp
                           Phân biệt đường điện hạ thế, trung thế, cao thế

Công ty Cổ phần Standa Việt Nam là nhà sản xuất ổn áp và biến áp Standa chính hãng. Phân phối cho các Đại lý tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách những sản phẩm Ổn áp và biến áp Standa chính hãng chất lượng cao với chiết khấu giá tốt nhất!

Điện hạ thế

CẤP ĐIỆN ÁP 220V – 380V

Bị điện giật khi chạm vào dây điện bị tróc vỏ cách điện hoặc phần dây kim loại đang mang điện. Cấp điện áp này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi bện vào nhau; một số ít sử dụng 4 dây rời, gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ. Cột điện thường sử dụng cột bê tông ly tâm, có nơi sử dụng cột bê tông vuông, trụ tháp sắt, cao từ 5m-8m. Tại Việt Nam, điện hạ thế có 1 mức: 0,4kV (400V)

Điện trung thế

CẤP ĐIỆN ÁP 15kV (15.000V)

Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn (người hoặc vật đến gần dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m). Sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.

Điện cao thế

CẤP ĐIỆN ÁP 110kV-220kV-500kV (110.000V-220.000V-500.000V)

Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn (người hoặc vật đến gần các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1,5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m). Sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m:

Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:

  • Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/ chuỗi;
  • Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/ chuỗi;
  • Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;
  • Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/ chuỗi, có thể dùng sứ đứng
  • Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng.

Cảnh báo nguy hiểm đối với điện trung thế và cao thế

Khi thi công cần chú ý quan sát xung quanh. Nếu có đường điện gần khu vực thi công cần nhận diện nó là loại điện áp gì…. Và phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo bảng trên .

Khi thi công cho các khách hàng gần các đường điện trung và cao thế cần quan sát kỹ hướng đi đây vào nhà nên tránh phía có dây điện đi qua , nếu không còn hướng nào khác cần giữ khoảng cách an toàn .Cấm tuyệt đối tung , ném dây kể cả dây mồi .

Khi thi công gần đường trung và cao thế nếu không tuân thủ các quy định an toàn sẽ có nguy cơ bị phóng điện nhẹ thì gây bỏng diện rộng , nặng thì sẽ tử vong.

Khuyến cáo khi thi công cho các khách hàng có đường điện trung và cao thế đi phía trước nhà không có hướng tiếp cận khác cần tuân thủ tuyệt đối các quy định sau :

+ Cấm tuyệt đối không tung ném dây kể cả dây mồi

+ Tư vấn cho khách hàng về mối nguy hiểm đồng thời đưa ra phương án vào nhà từ sàn tầng 2 ( trần tầng 1) sau đó sẽ đi dây trong nhà để lên các tầng trên.

Khoảng cách an toàn với các loại điện áp

Mọi người cần chú ý giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo bảng dưới đây để tránh các nguy cơ, hiểm họa có thể xẩy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự cố mất điện và tai nạn điện dẫn đến tử vong khi vi phạm khoảng cách gần đường dây đang có điện:

Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện hạ thế 0,3m
Điện áp từ 1kV đến 15 kV 0,7m
Điện áp từ 15kV đến 35 kV 1,00m
Điện áp từ 35kV đến 110 kV 1,50m
Điện áp từ 110kV đến 220 kV 2,50m
Điện áp từ 220kV đến 500 kV 4,50m

(Theo EVN – Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Mời các bạn xem video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng 100% dây đồng nhiều gia đính sử dụng!

Liên hệ ngay địa chỉ dưới đây để nhận báo giá tốt nhất!

Phân phối ổn áp Litanda Lioa chính hãng:

Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Số 629 Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh

Hotline : 0965.352.032

Website : Lioalitanda.vn

Email     :