So sánh hợp nhất tctd và sáp nhập tctd lấy ví dụ cứ thể để mình họa

(CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH) Những năm gần đây, bên cạnh các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam, đầu tư thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) đang trở thành một làn sóng đầu tư mới đầy tiềm năng. Các giao dịch M&A không ngừng gia tăng giữa các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời quy mô và giá trị của các thương vụ ngày càng lớn.

I. M&A LÀ GÌ?

M&A là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Các dịch vụ tư vấn pháp luật tại Luật Trí Minh

So sánh hợp nhất tctd và sáp nhập tctd lấy ví dụ cứ thể để mình họa

Ảnh minh họa: internet

Mergers (sáp nhập): là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.

Acquisitions (mua lại): là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao.

- Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.

- Giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. 

- Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

- Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật: Thông qua việc M&A, DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Căn cứ vào chức năng của các công ty thành viên, tính chất của việc mua bán, sáp nhập: hoạt động M&A có thể được phân loại theo 3 hình thức: M&A chiều ngang, M&A chiều dọc và M&A kết hợp.

• M&A theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. 

Ví dụ: Vào tháng 1/2016 Toyota đã tuyên bố là họ tiến hành mua lại toàn bộ của Daihatsu (một thương hiệu ô tô được thành lập sớm nhất tại Nhật Bản). Cách làm này của Toyota được cho là cụ thể hóa việc mở rộng quy mô sản xuất nội địa hóa các mẫu oto cỡ nhỏ.

• M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

Ví dụ: Ví dụ như một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm về săm lốp có thể sáp nhập với doanh nghiệp khác chuyên sản xuất về cao su. Việc làm này có thể sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn bởi các nhà cung cấp, hạn chế những khoản chi phí trung gian.

• M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau. 

Ví dụ, nếu một công ty sản xuất chăn-ga-gối-đệm sáp nhập với một công ty sản xuất giường, điều này sẽ được gọi là sáp nhập tập đoàn, vì đây là những sản phẩm bổ sung, thường được mua cùng nhau. Chúng thường được thực hiện để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, vì sẽ dễ dàng hơn khi bán những sản phẩm này lại với nhau.

Có thể bạn quan tâm dịch vụ: Tư vấn M&A tại Công ty tư vấn luật Trí Minh

Mỗi thương vụ M&A là cả một quá trình phức tạp và kéo dài gồm nhiều giai đoạn và liên quan đến rất nhiều vấn đề từ kinh tế, tài chính, lao động, đất đai đến pháp lý, trong đó vai trò của tư vấn pháp luật và đánh giá về pháp lý là không thể thiếu đối với bấ kỳ thương vụ M&A nào.
Với thế mạnh về thông tin và tiếp cận thị trường, am hiểu pháp luật, có đội ngũ chuyên gia tư vấn bài bản, kinh nghiệm và có mạng lưới đối tác uy tín trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính và thẩm định giá, Luật Trí Minh đã xúc tiến và tư vấn thành công hàng loạt các thương vụ M&A tại Việt Nam. Chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và hỗ trợ cho các bên tham gia M&A trong tất cả các bước, các giai đoạn của quá trình M&A.

--------------

So sánh hợp nhất tctd và sáp nhập tctd lấy ví dụ cứ thể để mình họa

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hợp nhất và sáp nhập công ty được hiểu như sau:

- Hợp nhất là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. (theo khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Sáp nhập là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020)

So sánh hợp nhất tctd và sáp nhập tctd lấy ví dụ cứ thể để mình họa

So sánh hợp nhất và sáp nhập công ty (Ảnh minh họa)

2. So sánh hợp nhất và sáp nhập công ty

2.1. Giống nhau

- Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp;

- Đều chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất, sáp nhập;

- Công ty hợp nhất hoặc sáp nhập được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập.

2.2. Khác nhau

Tiêu chí

Hợp nhất công ty

Sáp nhập công ty

Khái niệm

Là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Công thức

Hợp nhất được hiểu là: A+B=C

Sáp nhập được hiểu là:

A+B=B

Cách thức thực hiện

Các công ty mang quyền, nghĩa vụ và tài sản của mình gộp chung lại thành một công ty  mới

Công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty nhận sáp nhập

Hệ quả pháp lý

Sau khi hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới và đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập giữ nguyên và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

Trách nhiệm pháp lý

Công ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Công ty nhận sáp nhập được nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập chuyển sang.

Thủ tục sau khi thay đổi

Phải thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty mới

Công ty nhận sáp nhập thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Căn cứ pháp lý

Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Lệ Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1. Làm rõ khái niệm sáp nhập doanh nghiệp ?
  • 2. Quy định của pháp luật Việt nam về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ?
  • 3. Thủ tục đăng ký thuế trường hợp sáp nhập doanh nghiệp ?
  • 4. Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp thực hiện thế nào ?
  • 5. Cách phân biệt người mua chiến lược và người mua đầu tư trong M&A ?

1. Làm rõ khái niệm sáp nhập doanh nghiệp ?

Thuật ngữ “Sáp nhập doanh nghiệp” xuất hiện trong khá nhiều tài liệu trong nước và quốc tế. Trong lý luận kinh tế chính trị, C.Mác đưa ra một khái niệm rộng hơn có liên hệ với sáp nhập trong kinh tế, đó là tập trung tư bản.

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập của các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản. Như vậy, sáp nhập là một dạng của tập trung tư bản.

Trong luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam cũng đã đề cập sáp nhập doanh nghiệp với tư cách là một dạng của tập trung kinh tế. Theo điều 17 của Luật này, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Như vậy, sáp nhập diễn ra khi một doanh nghiệp nhập vào một doanh nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại của mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp A nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không tồn tại nữa, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp nhập khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay nhau “đồng vai phải lứa” dù rằng trên thực tế về mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu.

>> Xem thêm: Quy định mới về hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ?

Nhìn rộng ra, hợp nhất doanh nghiệp cũng là một dạng đặc biệt của của sáp nhập. Ví dụ doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp C, nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và tất nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh nghiệp C.

Hiện nay trên thế giới, người ta thường nhắc đến thuật ngữ M&A (sáp nhập và mua bán doanh nghiệp). Mặc dù chúng thường được đề cập cùng nhau nhưng vẫn có sự khác biệt về bản chất.

Mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua. Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán.

Trên thực tế, thường thấy phổ biến các giao dịch mua bán doanh nghiệp trong đó có thể không dẫn đến kết quả sáp nhập. Ví dụ doanh nghiệp B mua một lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp A, dù đủ lớn để biến thành một thương vụ sáp nhập nhưng nếu bên B quyết định là bên A sẽ vẫn tồn tại riêng rẽ như một công ty con của B thì đó không phải là sáp nhập; hoặc nếu bên B mua toàn bộ hoặc hầu hết tài sản của bên A và thanh toán bằng tiền hoặc cổ phiếu của bên B và bên A lúc này chỉ còn là cái vỏ bọc mà không còn hoạt động nữa và cổ đông của bên A không thay đổi, tài sản còn lại duy nhất của bên A là tiền hoặc cổ phiếu do bên B thanh toán.

Các dạng thức mua bán doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau: (1) Sáp nhập và Hợp nhất: Đơn giản về pháp lý; Không tốn kém, không cần các chuyển nhượng về tên hiệu của doanh nghiệp; Tất cả các khoản nợ phải trả được thừa nhận bao gồm cả những khoản tranh chấp tiềm năng; Yêu cầu 2/3 cổ đông của hai bên nhất trí thông qua; Các cổ đông có quyền khiếu kiện để nhận được giá trị thực của họ (quyền đánh giá lại). (2) Mua cổ phần (thông qua đấu thầu):Không cần phải tổ chức đại hội cổ đông hoặc không cần yêu cầu về biểu quyết; Bên mua có thể gặp trực tiếp các cổ đông để thương thuyết mà không cần qua ban lãnh đạo; Ban lãnh đạo của bên bán có thể “phản kháng” và làm quá trình mua cổ phần tốn kém và mất công hơn; Thường chỉ có một số thiểu số cổ đông nắm giữ cổ phần. (3)Mua các tài sản: Chỉ cần 50% cổ đông thông qua; Chuyển nhượng các tài sản có thể tốn các chi phí liên quan đến pháp lý như sang tên chủ sở hữu,…

Một câu hỏi nữa đặt ra là liệu có nhất thiết khi sáp nhập hai doanh nghiệp phải có cùng quy mô, và nếu không cùng quy mô thì liệu bên nhận sáp nhập phải là bên có quy mô lớn hơn ? Câu trả lời là không nhất thiết phải cùng quy mô và không nhất thiết bên nhận sáp nhập bắt buộc phải có quy mô lớn hơn. Bởi lẽ trong thực tế, vì một lý do nhất định (VD: thuế,…), bên có quy mô lớn hơn có thể sáp nhập vào bên có quy mô nhỏ hơn. Quy mô hoạt động, giá trị ròng của doanh nghiệp, số lượng lao động, ai sẽ được cử làm chủ tịch Hội đồng quản trị, ngay thậm chí cả tên gọi của doanh nghiệp sau sáp nhập đôi lúc cũng không quá nhiều ý nghĩa đối với bên nhận sáp nhập vì nói cho cùng sáp nhập được xây dựng trên cơ sở đồng thuận.

Sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được phân biệt với liên doanh. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều các doanh nghiệp cùng góp một phần tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Nghĩa là nếu một bên A và một bên B liên doanh với nhau hình thành một doanh nghiệp C thì sau khi liên doanh có sự tồn tại của cả ba doanh nghiệp A, B và C.

Từ những phân tích trên đây có thể rút ra được khái niệm của sáp nhập doanh nghiệp như sau:

Sáp nhập doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là giao dịch trong đó một hoặc một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Sáp nhập theo nghĩa rộng ngoài định nghĩa theo nghĩa hẹp còn bao gồm cả việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp trước sáp nhập (sáp nhập theo nghĩa rộng bao gồm cả hợp nhất)./.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)

>> Xem thêm: Khái niệm về cổ đông và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần ?

2. Quy định của pháp luật Việt nam về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ?

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng. Thuật ngữ này được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Mặc dù hoạt động M&A ở Việt Nam đã có sự phát triển nhất định, song những quy định pháp luật liên quan đến M&A thì vẫn chưa được nhiều người biết đến.

M&A thực chất là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.

So sánh hợp nhất tctd và sáp nhập tctd lấy ví dụ cứ thể để mình họa

Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

Với cách hiểu như vậy, pháp luật Việt Nam có một số các quy định về hình thức thực hiện M&A như sau:

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về việc mua bán cổ phần trong công ty cổ phần

Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp.

Mua, bán doanh nghiệp chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất). Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Chia, tách doanh nghiệp là hình thức M&A đặc thù bởi việc kiểm soát doanh nghiệp đạt được thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp và do vậy việc kiểm soát doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với từng phần doanh nghiệp nhất định. Chủ thể chính của hoạt động chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty. Chia, tách doanh nghiệp được áp dụng đối với loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại, các công ty mới liên đới thực hiện nghĩa vụ của công ty bị chia.

Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.

Trong số các hình thức M&A nêu trên, hình thức góp vốn vào công ty và mua vốn góp, cổ phần của công ty sẽ là những hoạt động chính và thường xuyên, phổ biến nhất vì đa số các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH hoặc cổ phần. Các hình thức M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù. Hình thức bán công ty nhà nước sẽ giảm dần vì theo lộ trình quy định, các công ty nhà nước sẽ được chuyển hết sang loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Mỗi một hình thức M&A đều có những quy định riêng của pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động M&A nào, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để xác định mục đích đầu tư có đạt được hay không và cần phải thực hiện đầu tư như thế nào để pháp luật bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.

>> Xem thêm: Hướng dẫn góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty thì phải thực hiện thủ tục gì ?

CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ (biên tập)

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Luật sư tư vấn mua bán và sáp nhập công ty;

3. Thủ tục đăng ký thuế trường hợp sáp nhập doanh nghiệp ?

Thủ tục: Đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp: trường hợp Sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bị hợp nhất, bị sáp nhập.

- Trình tự thực hiện:

+ Khi có Hợp đồng hợp nhất hoặc Hợp đồng sáp nhập theo quy định của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp bị hợp nhất hoặc doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan Thuế.

>> Xem thêm: Chuyển khoản từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân của giám đốc ?

+ Cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất hoặc doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

+ Hợp đồng hợp nhất hoặc Hợp đồng sáp nhận (bản sao có chứng thực).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục thuế

>> Xem thêm: Mẫu sổ cổ đông của công ty cổ phần mới nhất?

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục thuế

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm )

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

4. Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp thực hiện thế nào ?

Quy luật trong kinh doanh rất dễ hiểu và đơn giản: “phát triển hay là chết”. Các công ty đang phát triển sẽ lấy đi thị phần từ các đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận kinh tế và mang lại thu nhập cho các cổ đông. Ngược lại, những công ty không phát triển thường bị phá sản. M&A đóng một vai trò quan trọng đối với cả 2 chiều của quy luật này, thúc đẩy các công ty mạnh phát triển nhanh hơn. Còn chắc chắn các công ty yếu kém sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi.

1+1 >2

Các thương vụ M&A đều dựa trên một nguyên tắc cơ bản là giá trị tổng hợp sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai công ty khi còn đứng riêng rẽ. Giá trị tăng thêm này, thường được nhắc đến bằng khái niệm “giá trị cộng hưởng” – là một yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công của một thương vụ. Nó được coi như một thành tố màu nhiệm thúc đẩy bên mua bỏ ra hàng triệu USD chi phí phụ trội trong thương vụ M&A.

Giá trị cộng hưởng có được nhờ sự kết hợp hợp lý sau M&A, để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực và thương hiệu, quản lý chi phí hiệu quả hơn, tạo lợi nhuận và giá trị cổ đông lớn hơn, lợi thế kinh tế nhờ quy mô, khả năng làm giá tốt hơn nhờ giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần, thâm nhập một ngành mới… Tất nhiên, sự cộng hưởng sẽ không tự đến nếu không có M&A.

Trong thực tế không ít trường hợp, khi hai công ty tiến hành sáp nhập lại có hiệu ứng ngược lại, đó là 1+1<2. do đó, việc phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiến hành thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp rất quan trọng. Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố tình vẽ ra một bức tranh cộng hưởng để tiến hành các vụ M&A nhằm trục lượi từ việc định giá doanh nghiệp.

Có một so sánh thú vị từ ông Dominic Scriven, Giám đốc Quĩ Đầu tư Dragon Capital khi đưa ra đối ứng: tỷ lệ thất bại của M&A cao hơn tỷ lệ ly dị. Sự thật được ông tiết lộ rằng hơn một nửa các vụ M&A không tạo ra giá trị gia tăng. Cụ thể, thống kê các vụ M&A trên thế giới từ 1992-2006, trên tổng số 3.207 vụ thì 59,3% tạo ra giá trị âm, tỷ lệ này ở Châu Á là 51%, Bắc Mỹ là 62%, Châu Âu là 53%. Thống kê của các hãng tư vấn nổi tiếng, cũng cho thấy, hơn một nửa số vụ M&A trên thế giới không tạo ra giá trị gia tăng, mà các “con cá mập” lớn cũng không là ngoại lệ, có thể kể đến các trường hợp của AOL/Time Warner, eBay/Skype…

Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò của M&A trong nền kinh tế thế giới kém đi phần quan trọng. M&A là một phần thiết yếu của bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào và quan trọng nó là con đường cơ bản giúp các doanh nghiệp mang lại thu nhập. Thực tế này kết hợp với tiềm năng mang lại những khoản thu lớn đã khiến hoạt động M&A trở thành một sự chọn lựa hấp dẫn đối với chủ doanh nghiệp, khi muốn chuyển hóa các giá trị thu được của công ty thành vốn.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, 92% các hoạt động thanh khoản diễn ra trong các doanh nghiệp được cấp vốn đầu cơ là thông qua hoạt động M&A, trong khi chỉ có 8% các công ty này thực hiện thanh khoản thành công nhờ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Sứ mệnh lịch sử

M&A giữ nhiều vai trò quan trọng trong lịch sử của các doanh nghiệp, từ các công ty tham lam chuyên săn lùng các công ty để mua lại rồi chia nhỏ ra đến các công ty nằm trong xu thế hiện nay sử dụng hoạt động M&A để hợp nhất nền công nghiệp và sự tăng trưởng ngoại ứng của mình.

>> Xem thêm: Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán ?

Suốt một thế kỷ qua đã có 6 làn sóng M&A với hàng chục thương vụ có giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ năm 2008 đến nay, số vụ M&A giảm do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, nhưng đầu năm nay vẫn có tới 3 vụ M&A cực lớn trong ngành dược phẩm.

Trong thập niên 1980, gần một nửa số doanh nghiệp Mỹ được tiến hành tái cấu trúc, trên 80.000 doanh nghiệp được M hoặc A, và trên 700.000 được bảo hộ tránh khỏi bị phá sản để tái tổ chức lại doanh nghiệp và tiếp tục hoạt động. Giai đoạn những năm 80 được đặc trưng bởi những doanh nghiệp hung hăng cùng với các thủ đoạn công kích nhằm giành quyền kiểm soát các đối tượng mục tiêu. Thập niên 1990 cũng là giai đoạn không kém phần sôi nổi với các hoạt động mở rộng quy mô, thu hẹp hoạt động, từ bỏ tài sản và hợp nhất nhưng với những mục tiêu khác nhau, tập trung vào điều phối hoạt động, liên minh chiến lược, tiếp cận công nghệ mới…

Gần đây, hoạt động M&A vẫn diễn ra chủ yếu tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tốc độ tăng M&A tại các châu lục này đã suy giảm và Châu Á đang trở thành miền đất hứa. Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho các quỹ đầu tư, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh. Bằng chứng là một loạt các thương vụ M&A mới đây cho thấy một tỷ lệ lớn các công ty nước ngoài đang tiến vào thị trường châu Á. Và bản thân các nước đang phát triển cũng mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài để tận dụng công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý, tăng cường thị phần, quy mô và giảm đối thủ cạnh tranh.

M&A Việt Nam chưa chuyên nghiệp

Khởi động từ năm 2000, theo báo cáo của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), các vụ M&A tại Việt Nam trong năm 2007 tăng nhanh nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 113 vụ sáp nhập thành công, với tổng giá trị lên tới gần 1,8 tỷ USD. Năm 2008, hoạt động này vẫn gia tăng theo chiều hướng tích cực cho dù tổng giá trị mua bán chỉ đạt hơn 1 tỷ USD với 146 giao dịch. Nằm trong vòng xoáy của lạm phát và suy giảm kinh tế, 6 tháng đầu năm 2009, hoạt động M&A ở Việt Nam vẫn diễn ra khá sôi động từ các diễn đàn đến giao dịch thực tế, trái với xu hướng trầm lắng trên thế giới.

Có thể vì thế nó tạo nên một phong cách M&A riêng của Việt Nam. Hàng chục trang web mua bán công ty lần lượt được khai sinh và được coi là nơi giao dịch của thị trường M&A. Trên thực tế, hoạt động M&A của thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất rao vặt như vậy, mà chúng được thực hiện qua các tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao của các nhà tư vấn Citi Group, Morgan Stanley… trong các phòng họp kín. Điều này cho thấy sự thiếu vắng các công ty tư vấn, môi giới chuyên nghiệp về M&A trong vai trò trung gian thiết lập một thị trường giữa bên bán và bên mua ở Việt Nam.

Tất nhiên, xét về quy mô, M&A ở Việt Nam chưa thể so với các nước trong khu vực và thế giới. Và hình thức M&A tại Việt Nam mang tính thân thiện hơn là tính thù địch, thôn tính lẫn nhau. Các vụ sáp nhập ở mức nào đó thường mang tính liên doanh, hợp tác giữa các bên, hầu như chưa có trường hợp hợp nhất. Mặt khác, trình độ quản lý Việt Nam chưa thể đáp ứng mức độ hợp tác cao mà các vụ hợp nhất đòi hỏi.

Thực tế, có nhiều công ty muốn mua và muốn bán nhưng lại thiếu những kiến thức cơ bản về M&A, lo lắng sau khi thực hiện M&A không được như mong muốn, không thể tìm được đối tác phù hợp… Mặt khác, với các giao dịch M&A hiện nay, bên bán phía Việt Nam chưa quen với quy trình thẩm định, thông tin tài chính thì chưa minh bạch và chưa hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, việc định giá thường không dựa trên phương pháp phổ biến. Bên mua – thường là các nhà đầu tư nước ngoài, lại thiếu sự hiểu biết về văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, khung pháp lý để xác lập các giao dịch M&A lại nằm rải rác trong nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau. Nói tóm lại, hệ thống pháp luật, hoạt động tư vấn, thiết chế tài chính… vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng hoạt động M&A.

Đa số các thương vụ M&A tại Việt Nam đều có sự tham gia của các công ty nước ngoài. Tất nhiên cũng không phải không có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngoài. Có thể do các doanh nghiệp ngoại chiếm ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong hoạt động M&A hơn. Với tiềm lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài cũng có khả năng thực hiện hợp đồng M&A có giá trị lớn mà các doanh nghiệp nội khó thực hiện. Hơn nữa, Việt Nam tuy đã mở rộng cửa đón nhận đầu tư bên ngoài nhưng vẫn còn tồn tại rào cản tâm lý, thủ tục nhiêu khê thì M&A là con đường ngắn rút gọn quá trình thâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài.

>> Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên Thế giới và Việt Nam

Nhiều cơ hội, lắm phần thưởng

M&A ở Việt Nam đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, khi các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế đã bắt đầu xuất hiện. Người ta tin rằng, thị trường M&A Việt Nam sẽ rất sôi động, rất nhiều cơ hội và rất nhiều phần thưởng, bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, hay do xuất hiện các cơ hội kinh doanh mới, nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc cần thiết phải đổi hướng đầu tư, hay chỉ đơn giản là do đề nghị hấp dẫn từ phía người mua. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH & ĐT), dự kiến có tới 35 – 50% doanh nghiệp của Việt Nam trong vòng 6 – 10 năm tới có thể sáp nhập hoặc bị sáp nhập vì những nguyên nhân nêu trên. Và tất nhiên, mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số 0.

So với hàng trăm năm tồn tại và phát triển của hoạt động M&A trên thế giới, thì 10 năm tuổi của hoạt động này tại Việt Nam quả là hết sức non trẻ. Vì vậy, sự non kém nhận thức về M&A của các doanh nghiệp cộng thêm những rào cản pháp lý là không thể tránh khỏi.

Có thể vẫn còn nhiều vụ M&A không thành công, nhưng chắc chắn M&A trong những năm tới sẽ tác động sâu sắc tới cách thức kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế của Việt Nam.

Ý kiến nhận định

Ông Ian Lydall, Tổng Giám đốc Công ty Pricewaterhouse Coopers:

Những trở ngại trong giao dịch M&A: Bên bán phía Việt Nam không quen với quy trình thẩm định. Đối với các công ty tư nhân, thường thiếu năng lực trong đội ngũ Ban lãnh đạo; Thông tin tài chính chưa minh bạch và không hoàn chỉnh; Việc định giá cao hoặc định giá không dựa trên phương pháp định giá; Các nhà đầu tư nước ngoài thiếu sự hiểu biết về văn hóa của doanh nghiệp địa phương; Thời gian quyết định đầu tư bị giới hạn; Cơ cấu, hình thức đầu tư quá dàn trải và không rõ ràng ở các công ty lớn, tập đoàn; Sự chưa rõ ràng trong các giao dịch giữa các bên hữu quan và nhìn chung thiếu sự tách bạch giữa bộ phận kế toán và tài chính; Rủi ro của việc đầu tư quá giới hạn vào lĩnh vực bất động sản bằng nguồn vốn ngắn hạn; Các vấn đề về việc tuân thủ thuế; Việc đảm bảo hoặc bồi thường đưa ra không thỏa đáng; Các vấn đề về ngoại tệ; Thiếu tính rõ ràng trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ về quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với WTO; Các công ty nước ngoài không thể thành lập các công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam; Các vấn đề xung quanh việc hoàn tất việc mua bán tài sản; Có những văn kiện mới chính thức về nguồn vốn/cơ cấu doanh nghiệp được pháp luật cho phép nhưng các cơ quan có thẩm quyền có thể chưa quen với việc áp dụng; Thiếu các thông tin có sẵn trên phương tiện thông tin đại chúng; Các vấn đề xung quanh việc sửa đổi giấy phép, các yêu cầu hành chính khác làm chậm tiến trình hoàn tất các giao dịch.

Ông Phạm Quang Tùng

Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam:

Các hoạt động M&A tại Việt Nam thông thường dừng ở việc mua lại phần vốn góp của đối tác trong liên doanh; mua lại thương hiệu của 1 đơn vị có ý định dừng hoạt động… mà hầu như chưa có thương vụ M&A điển hình nào thể hiện yếu tố chiến lược trong hoạt động kinh doanh của các bên tham gia thương vụ M&A. Chính vì vậy, hình thức thể hiện chúng ta thường thấy là việc mua lại cổ phiếu của đối tác trong công ty cổ phần, mua lại phần vốn góp trong liên doanh. Đây có thể nói là những thương vụ M&A không điển hình; Khung pháp lý cho hoạt động M&A chưa đầy đủ, thể hiện sự chắp vá và chưa hoàn thiện, thiếu những quy định chuyên ngành đủ sâu sắc làm hướng dẫn cho các hoạt động M&A; Thiếu hoạt động tư vấn M&A chuyên nghiệp tại Việt Nam, thông thường đó là sự kết hợp của 1 công ty Luật, đơn vị Kiểm toán và 1 đơn vị tài chính… các dịch vụ này được cung cấp riêng rẽ bởi các công ty khác nhau có thể đẩy chi phí tư vấn lên cao và làm nản lòng các bên tham gia; Thiếu sự tham gia của Ngân hàng, các thiết chế tài chính vào các thương vụ M&A, hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng, hỗ trợ vốn trong mua bán doanh nghiệp chưa được coi là mảng hoạt động nghiệp vụ chính của Ngân hàng.

>> Xem thêm: Mẫu quyết định của chủ sở hữu công ty về thay đổi trụ sở công ty

G.P

==========

M&A – CON DAO HAI LƯỠI

ANH SƠN (Tổng hợp)

Hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) có thể là cách giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội tăng trưởng hoặc giúp cải tổ doanh nghiệp khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, không phải lúc nào M&A cũng là giải pháp tốt nhất đối với các doanh nghiệp.

Tỷ lệ M&A thất bại cao

Thông thường, M&A là một quá trình phức tạp và tốn nhiều thời gian ngay cả tại các nước phát triển. Kết thúc một giao dịch mua bán doanh nghiệp đôi khi có thể dễ dàng và tốt đẹp nhưng đa phần để đi đến giá trị kỳ vọng của 2 bên thì lại rất khó khăn. Điều này đã lý giải tại sao tỉ lệ M&A thất bại cao. Theo đánh giá của Business Week, với quy mô 302 vụ, tỷ lệ thất bại M&A là 61%. Các con số này đối với Công ty McKinsey của Mỹ là 193 vụ, thất bại 68%, Coopers & Lybrand 125 vụ, thất bại 66%…

Còn đối với các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, phân tích các biến động giá cả cổ phiếu sau giao dịch mua bán doanh nghiệp thường cho thấy đa số các giao dịch mua bán đó không mang lại giá trị cho các cổ đông của bên mua. Các chuyên gia khẳng định rằng giá cổ phiếu của bên mua bị rớt trong khi giá cổ phiếu của công ty được mua lại tăng sau khi có thông báo về giao dịch mua bán đó. Thực tế, có tới 50%-70% thương vụ M&A thất bại vì không gia tăng giá trị cho cổ đông…

Khó thực hiện M&A ở Việt Nam

Mặc dù, chưa có con số thống kê chính xác về tỷ lệ thất bại và thành công các vụ M&A tại Việt Nam nhưng thực tế các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiến hành M&A bởi hạn chế về kinh nghiệm cũng như thiếu cơ sở pháp lý.

>> Xem thêm: Khiếu nại lần đầu đối với công ty không trả lương khi thôi việc ?

Khó khăn đầu tiên khi tiến hành M&A là thiếu cơ sở pháp luật. Theo Luật sư Trần Anh Đức, Giám đốc Công ty Luật Vilaf Hồng Đức, thủ tục quá rườm rà đã làm “đổ vỡ” nhiều vụ M&A tại Việt Nam. Khi mua 10 hoặc 20% cổ phần của một doanh nghiệp ở nước ngoài chỉ cần 1 đến 2 ngày thì tại Việt Nam ít nhất cũng phải mất vài tháng mới xong khâu thẩm tra, phê duyệt…

Hoạt động M&A đã được quy định ở trong rất nhiều luật như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán… nhưng nằm rải rác và thiếu các văn bản hướng dẫn.

Thứ đến là việc không định giá được chính xác doanh nghiệp. Khi sáp nhập, các khoản nợ bị tăng đột biến trong bối cảnh quy mô quá lớn khiến nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp “hoa mắt” và đàm phán M&A đổ vỡ. Hơn nữa bên mua cũng thường nhân cơ hội tình hình kinh tế, thị trường tài chính gặp khó khăn để mua được doanh nghiệp với giá rẻ như thương vụ bán cổ phần của Ngân hàng An Bình (ABBank) cho Maybank (Malaysia). Ban đầu, giá bán 15% cổ phần của ABBank được thỏa thuận là 124,6 triệu USD, nhưng khi thị trường tài chính gặp khó khăn, giá trị xuống còn 94,7 triệu USD.

Trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thời gian qua có khá nhiều công ty muốn mua bán cổ phần, sáp nhập nhưng không thành, nguyên nhân phần lớn là do bị trả giá quá rẻ.

Chưa kể khi tiến hành M&A, nếu không được chuẩn bị và đàm phán tốt doanh nghiệp có thể bị mất thương hiệu. Một doanh nghiệp đang có thương hiệu tốt nhưng làm ăn khó khăn bị mua lại để khai thác thương hiệu. Trường hợp của Pacific Airlines bán 30% cổ phần (500 triệu USD) cho Jetstar Airways (thành viên của Tập đoàn Hàng không Qantas – Úc) là một ví dụ. Dù vẫn giữ hơn 70% cổ phần nhưng thương hiệu Pacific đã chuyển thành Jetstar Pacific.

Đấy là chưa kể một số doanh nghiệp đã rơi vào cảnh “dở mếu dở cười” về nhân sự sau M&A. Năm 2008, khi PetroVietnam tiến hành sáp nhập Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) thành Tổng công ty Dầu (PV Oil), sáp nhập hai công ty PV Media và PVFC Media thành Công ty Truyền thông Dầu khí, đã xảy ra nhiều chuyện “đau đầu” về công tác bố trí nhân sự.

Ngoài ra, nguyên nhân được cho là cơ bản gây thất bại của các vụ M&A, theo ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital, chính là sự khác biệt về văn hóa. Sự khác biệt này khiến các công ty khó hòa nhập được với nhau tạo nên thể thống nhất cho doanh nghiệp. Điều đó có thể gây nên các mâu thuẫn về quản trị.

M&A là tiến trình tất yếu phải có của bất kỳ nền kinh tế nào nhưng không phải trường hợp nào, M&A cũng là giải pháp cuối cùng. Đấy là xét trên góc độ lợi ích doanh nghiệp. Còn đối với lợi ích quốc gia, như ông Stephen Gaskill, Giám đốc Dịch vụ tư vấn của Pricewaterhouse Coopers Vietnam đã từng nói với báo giới: “Khi M&A chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực nào đó và cho phép một số ít công ty chi phối thị trường, nó có thể làm giảm tính cạnh tranh và hạn chế sự phát triển của đất nước. Hiện tại bối cảnh này chưa diễn ra ở Việt Nam, nhưng đó vẫn là vấn đề đáng được suy ngẫm cho tương lai đối với các cơ quan chức năng”.

(MKLAW FIRM: Biên tập)

>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của giám đốc Công ty cổ phần được quy định như thế nào ?

>> Xem thêm: Công ty chứng khoán là gì ? Khái niệm về công ty chứng khoán

5. Cách phân biệt người mua chiến lược và người mua đầu tư trong M&A ?

Hiện nay, ở Việt Nam các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã bắt đầu diễn ra ngày một sôi động. Theo số liệu cập nhật mới nhất, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 48 thương vụ mua bán sáp nhập được thực hiện tại Việt Nam với tổng giá trị là 347 triệu USD. Như vậy, có thể thấy, thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã và đang phát triển theo xu hướng trên thế giới và phù hợp với quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.

Theo số liệu của hãng kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC), năm 2005, có 18 vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD. Trong năm 2007, đã có tổng số 48 vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp đạt tổng giá trị 648 triệu USD, tăng 200% so với tổng năm 2006. Tuy vậy, do thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá non trẻ nên các kiến thức về mua bán sáp nhập doanh nghiệp cần được cập nhật thường xuyên, liên tục. Với mục đích làm rõ một trong những vấn đề của mua bán sáp nhập doanh nghiệp, bài báo này sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phân biệt hai dạng người mua trong thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp thường thấy ở trên thế giới hoặc Việt Nam dựa trên mục tiêu của họ:

Dạng thứ nhất là những người mua nhằm mục đích vận hành và phát triển doanh nghiệp lớn lên. Những người mua này đa phần là những công ty đang hoạt động với một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của người mua này là củng cố, mở rộng và phát triển các lĩnh vực kinh doanh thông qua mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Đa phần các phân tích của họ nhằm hướng đến một công ty định mua là công ty có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hiện tại của mình.

Dạng thứ hai là những người mua đơn giản chỉ nhằm mục đích đầu tư tài chính. Đối tượng mua này thường là các quỹ đầu tư – mục đích của họ thường không hướng tới các công ty định mua là những công ty cùng lĩnh vực kinh doanh. Quan tâm duy nhất là công ty mình định mua sẽ giúp tạo ra dòng tiền có thể bù đắp được giá mua và lợi nhuận. Trong một vài trường hợp thì lợi nhuận có thể thu được từ cổ tức. Trong các trường hợp khác thì lợi nhuận tạo ra thông qua bán lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã mua được đó cho người mua khác hoặc chào bán rộng rãi. Trong đa số các trường hợp, bên mua sẽ tìm cách hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng lẫn nhau của các công ty họ sở hữu nhằm mục đích tái cấu trúc hoặc bán đi mà không bị tổn thất.

Hai dạng người mua này có thể phân biệt với nhau thông qua hai cụm từ: “người tạo ra cơ hội” và “người nắm bắt cơ hội”. Người mua theo dạng một là những người đặt kế hoạch và tìm kiếm cơ hội đầu tư chiến lược, những cơ hội phù hợp với kế hoạch đặt ra. Người mua theo dạng hai là những người tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm giá trị thặng dư.

Qua thực tế nhận thấy ở Việt Nam trong thời gian qua tồn tại cả hai dạng người mua kể trên. Hai dạng người mua này cũng có cách thức tư duy khác nhau trong xác định giá trị của thương vụ mua bán.

>> Xem thêm: Nội quy công ty quy định quẹt thẻ chấm công và chế độ nghỉ phép ? Quy định về nội quy lao động ?

Đối với người mua dạng một, thông thường họ đã tích lũy tiền cho kế hoạch mua bán và cân nhắc nên tiêu nó vào việc gì. Ngoài ra, nếu các công ty đi mua làm ăn có lãi và đã niêm yết, họ sẽ dùng cổ phiếu của mình để giao dịch với bên bán nhằm tránh bị đánh thuế. Những người mua dạng một có xu hướng tránh sử dụng tiền vay. Thời gian mà người mua dạng một xác định khi mua công ty dự kiến trong dài hạn, 5 đến 10 năm (cũng có trường hợp ngoại lệ nếu thương vụ mua bán được xem để phản kháng lại việc bị thâu tóm có tính thù địch). Hơn nữa, người mua dạng một thường hoạt động trong khuôn khổ doanh nghiệp trong đó kế hoạch chiến lược đầy đủ là một phần trong văn hóa doanh nghiệp. Do đó, trong định giá họ sẽ tính đến sức mạnh tổng hợp trong dài hạn tiềm năng của doanh nghiệp sau khi mua.

Đối với dạng người mua thứ hai, họ thường là các quỹ được tổ chức theo dạng mua sử dụng nợ (Leverage buyout – LBO), tức là họ sẽ có xu hướng sử dụng tối đa nợ vay để mua tài sản hoặc cổ phiếu của công ty dự kiến mua. Những người mua LBO thường tìm cách giảm chi phí bằng cách bán bớt những tài sản thừa hoặc không cần thiết nhằm tăng lơi nhuận hoạt động và trả bớt nợ vay. Khi nợ vay đã giảm hoặc được trả hết, người mua LBO sẽ kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình thông qua cổ tức được chia, chào bán lần đầu ra công chúng hoặc bán công ty đã mua cho bên mua khác (thường là những người mua dạng một), hoặc bán theo kế hoạch sở hữu cổ phiếu của cán bộ công nhân viên công ty. Người mua LBO thường lệ thuộc vào bộ máy điều hành hiện tại của công ty được mua hoạt động, không thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự và có thể sắp xếp các vị trí quản lý chủ chốt vào trong nhóm chủ sở hữu. Đồng thời, họ có thể đầu tư vào công ty khác nhưng họ sẽ không tìm kiếm “sức mạnh tổng hợp” trong những thương vụ đầu tư mà họ thích biến các công ty được mua thành những phần riêng rẽ độc lập nhau nhằm để chúng hoạt động hoặc bán đi mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó trong định giá, họ sẽ loại bỏ yếu tố “sức mạnh tổng hợp”./.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)