So sánh là gì có mấy loại so sánh năm 2024

Chính vì thế, so sánh thường có hai vế. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng. Về sau là hiện tượng được dùng để so sánh. Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi từ như hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém. Ví dụ:

“ Thân em như dải lụa đào ” — Ca dao

Văn học dân gian thường lấy những sự vật cụ thể hoặc những hiện tượng tự nhiên làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hóa những hiện tượng trừu tượng. Chẳng hạn:

“ Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

” — Ca dao

Chức năng của so sánh trong văn học hiện đại rất da dang. Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình. Ví dụ: "Cái râu mới lạ làm sao ? Nó đen như vệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm. Nó nhọn như cái mũi dùi nung và bầu như đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép, giống như hai cánh dơi. Nó vắt vểu vểnh ra hai mang tai, gần như hai cái sừng củ ấu." [Ngô Tất Tố, Tắt đèn]. Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện biểu hiện, hoặc kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình. Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong văn học hiện đại rất đa dạng. Có nhiều kiểu so sánh hết sức độc đáo, bất ngờ.

Bằng con đường so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tượng hoặc hiện tượng. Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú.

Học sinh sẽ được làm quen với hai biện pháp tu từ là nhân hóa và so sánh. Trong đó, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác giống nhau ở một điểm nào đó hoặc tăng khả năng gợi hình, gợi cảm khi biểu đạt.

Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.

Biện pháp so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học từ trước đến nay. Các em học sinh có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

[Hồ Chí Minh]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Trẻ em như búp trên cành” vì sự tương đồng giữa 2 hình ảnh này đều nói về sự non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Công cha” giống như núi Thái Sơn, còn “nghĩa mẹ” được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn đều có sự tương đồng là: sự lớn lao, nhiều.

Cấu trúc của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp So sánh là gì mà HOCMAI đã nói trên đây, các em có thể dễ dàng thấy được cấu trúc cơ bản của biện pháp so sánh. Cấu tạo chung của một phép so sánh đầy đủ sẽ gồm các thành phần sau:

Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh [Từ ngữ chỉ phương diện so sánh]

Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 [Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh].

Những loại hình so sánh thường được sử dụng

a] Theo đối tượng so sánh

b] Theo từ so sánh

Đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Bài tập áp dụng về biện pháp so sánh

Tìm các sự vật, hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau:

  1. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
  1. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

[ Tạ Duy Anh]

c]Ngựa phăm phăm bốn vó

Như băm xuống mặt đường

Mặc sớm rừng mù sương

Mặc đêm đông buốt giá.

[Phan Thị Thanh Nhàn]

Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh

  • Những chùm hoa phượng mùa hè như …. [ Ngôi sao / lá cờ/ ngọn lửa].
  • Sương sớm đọng long lanh trên lá như những … [ hạt ngọc/ làn mưa/ hạt cát].

Qua những chia sẻ và lưu ý trên đây, cô Kiều Anh mong muốn học sinh nhận biết được câu văn có chứa hình ảnh so sánh cũng như vận dụng được phép so sánh để đặt câu trong các bài tập làm văn.

Tham khảo chi tiết bài giảng về biện pháp so sánh tại:

Tham khảo ngay khóa học HỌC TỐT để các em học sinh được các thầy cô hướng dẫn và củng cố kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

So sánh là gì lấy ví dụ về so sánh?

So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó. Ví dụ: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên...

So sánh có ý nghĩa gì?

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng.

So sánh là gì lớp 4?

So sánh là gì? So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt. Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.

So sánh có nghĩa là gì?

So sánh hay còn gọi là tỉ dụ là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.

Chủ Đề