So sánh quy trình các loại văn bản

Để phân biệt những điểm khác biệt về thể loại, thành phần thể thức giữa văn bản hành chính và văn bản của Đảng, dưới đây là thống kê, so sánh về tên loại văn bản, thành phần thể thức của văn bản hành chính và văn bản của Đảng.

1. Cơ sở pháp lý:

Thể loại và thành phần thể thức văn bản hành chính được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

Thể loại và thành phần thể thức văn bản của Đảng được quy định tại Điều 14, 15 và 16 của Quy định số 66-QĐ/TW Ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát hành về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng.

2. Thể loại văn bản:

  1. Văn bản hành chính gồm có 32 thể loại:

Nghị quyết [cá biệt], Quyết định [cá biệt], Chỉ thị, Quy chế, Quy định, Thông cáo, Thông báo, Hướng dẫn, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Dự án, Báo cáo, Biên bản, Tờ trình, Hợp đồng, Công văn, Công điện, Bản ghi nhớ, Bản cam kết, Bản thỏa thuận, Giấy chứng nhận, Giấy uỷ quyền, Giấy mời, Giấy giới thiệu, Giấy nghỉ phép, Giấy đi đường, Giấy biên nhận hồ sơ, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Thư công.

  1. Văn bản của Đảng có 33 thể loại. Trong đó:

25 loại hình văn bản: Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; Chiến lược; Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị; Kết luận; Quy chế; Quy định; Thông tri; Hướng dẫn; Thông báo; Thông cáo; Tuyên bố; Lời kêu gọi; Báo cáo; Kế hoạch; Quy hoạch; Chương trình; Đề án; Phương án; Dự án; Tờ trình; Công văn; Biên bản.

08 loại hình văn bản, giấy tờ hành chính: Giấy giới thiệu; Giấy chứng nhận; Giấy đi đường; Giấy nghỉ phép; Phiếu gửi; Giấy mời; Phiếu chuyển; Thư công.

3. Thành phần thể thức:

3.1. Văn bản hành chính có 10 thành phần và các trường hợp bổ sung:

  1. 10 thành phần:

- Quốc hiệu;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Số ký hiệu của văn bản;

- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu của cơ quan, tổ chức;

- Nơi nhận;

- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật [đối với những văn bản loại khẩn, mật].

  1. Quy định khác:

- Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử [E-mail]; số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử [Website] và biểu tượng [logo] của cơ quan, tổ chức.

- Đối với công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công không bắt buộc phải có tất cả các thành phần thể thức trên và có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử [E-mail]; số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử [Website] và biểu tượng [logo] của cơ quan, tổ chức.

3.2. Văn bản của Đảng có 9 thành phần bắt buộc và 3 thành phần bổ sung

  1. 9 thành phần thể thức bắt buộc:

- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.

- Tên cơ quan ban hành văn bản.

- Số và ký hiệu văn bản.

- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.

- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.

- Phần nội dung văn bản.

- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Nơi nhận văn bản.

  1. Thành phần thể thức bổ sung:

Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc, đối với từng văn bản cụ thể. Tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:

Văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật là những loại văn bản xuất hiện phổ biến trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Vậy 2 loại văn bản này là gì? Giữa chúng có sự khác biệt thế nào?

Mục lục bài viết

  • 1. 2.1
    1. 2.2
  • 1. 3.1
    1. 3.2
  • 1. 4.1
    1. 4.2

1. Khái niệm về văn bản

Theo wikipedia Tiếng Việt, Văn bản được hiểu là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định

2. Khái quát chung về văn bản hành chính

2.1. Khái niệm và vai trò của văn bản hành chính

Theo Wikipedia Tiếng Việt, văn bản hành chính là một loại văn bản trong hệ thống văn bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vấn đề trong khâu quản lý.

Văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là giải thích, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật [QPPL], hướng dẫn các chính sách, chủ trương của Nhà nước để phục vụ mục đích hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính của Nhà nước.

2.2. Phân loại văn bản hành chính

Văn bản hành chính có thể được chia thành 02 loại là: [i] Văn bản hành chính cá biệt và [ii] Văn bản hành chính thông thường

Văn bản hành chính cá biệt có nội dung thể hiện các quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước dựa trên cơ sở các quy định pháp luật để nhằm giải quyết một công việc cụ thể, áp dụng đối với một cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ví dụ như quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương…

Văn bản hành chính thông thường là các văn bản chỉ đạo điều hành do các cơ quan quản lý hành chính ban hành nằm thực hiện các văn bản QPPL hoặc để giải quyết các công việc cụ thể. Ví dụ công văn góp ý, đề nghị, yêu cầu của các cơ quan, đoàn thể; thông báo, báo cáo, tờ trình gửi đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

3. Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật

3.1. Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật

Theo điều 2 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 [luật ban hành VBQPPL], văn bản QPPL được hiểu là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

3.2. Đặc điểm của văn bản QPPL

Dựa vào khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của văn bản QPPL như nhau:

Thứ nhất, do những cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.

Theo luật ban hành VBQPPL năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPLL bao gồm: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, văn bản QPPL còn được ban hành bởi Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với nhau để ban hành thông tư liên tịch [Điều 4 luật ban hành VBQPPL]

Thứ hai, nội dung của văn bản QPLL là các QPPL được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng.

QPPL được hiểu là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần lặp đi lặp lại đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện [Điều 3 Luật ban hành VBQPPL năm 2015].

Dưới góc độ khoa học pháp lý, quy tắc xử sự chung là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Về cơ cấu, một QPPL thường được cấu thành bởi 03 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.

Bộ phận giả định của QPPL xác định điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà khi gặp điều kiện, hoàn cảnh đó các chủ thể sẽ xử sự theo cách mà Nhà nước đã đặt ra.

Ví dụ, tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.” Theo quy định này, bộ phận giả định sẽ là “Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa”

Bộ phận quy định của QPPL định hướng hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức theo hướng chỉ rõ những hành vi được thực hiện, hành vi không được thực hiện và cách thức thực hiện hành vi đó. Bộ phận này trả lời cho các câu hỏi: Được làm gì? [quyền], phải làm gì? [nghĩa vụ] và làm như thế nào?

Ví dụ, tại khoản 2 Điều 33 BLDS năm 2015 như đã nêu ở phía trên, bộ phận quy định sẽ là “người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.”

Bộ phận chế tài là bộ phận xác định biện pháp Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh được nêu trong phần quy định của QPPL. Ví dụ, tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây ...đ] Sàm sỡ, quấy rối tình dục;” Theo quy định này, “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng” là bộ phận chế tài.

Thứ ba, được ban hành theo hình thức do pháp luật quy định

Văn bản QPPL được ban hành theo hình thức có nghĩa là đúng tên loại văn bản và đúng thể thức, kỹ thuật trình bày. Ví dụ, Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết dịnh; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư…Văn bản QPPL phải có đủ và trình bày đúng những yếu tố như: quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành; số, ký hiệu văn bản; địa danh, thời gian ban hành; tên văn bản; trích yếu nội dung; chữ ký; nơi nhận.

Thứ tư, trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp luật

Văn bản QPPL được ban hành theo trình tự được quy định tại Luật ban hành VBQPPL như sau: lập chương trình xây dựng văn bản; soạn thảo; lấy ý kiến đóng góp; thẩm định; thẩm tra; trình, thông qua, ký chứng thực và ban hành.

4. So sánh văn bản hành chính với văn bản quy phạm pháp luật

Giống nhau

- Xác lập bằng ngôn ngữ viết;

- Ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền;

- Thể hiện ý chí của chủ thể ban hành;

Khác nhau

Văn bản hành chính

Văn bản QPPL

Nội dung

Chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc…

Chứa đựng những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng.

Thủ tục xây dựng, ban hành

Theo thủ tục nội bộ của cơ quan soạn thảo và ban hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định

Được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành VBQPPL

Thể thức trình bày

Được trình bày theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Được rình bày theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

Văn bản là gì lấy ví dụ?

Ví dụ như: Quyết định, Chỉ thị Công văn… Nhìn chung, văn bản là hình thức truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ viết. Hay có thể hiểu, văn bản là một phương tiện dùng để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua chữ viết.

Văn bản bao gồm những gì?

Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế... như: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ.

Các loại văn bản do ai ban hành?

Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể kể điển hình như: Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân...

Có bao nhiêu loại văn bản hành chính thông thường?

Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết [cá biệt], quyết định [cá biệt], chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy ...

Chủ Đề