So sánh thời gian sử dụng các loại máy

Theo chuẩn mực kế toán số 03“ Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.”

“Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ [-] giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.”

Nhưng tại Việt Nam, theo thông tư 203/2009/TT-BTC “Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.”

Thực chất khấu hao là việc tính toán hao mòn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để thu hồi lại số vốn đã đầu tư từ kết quả hoạt động của đơn vị. Khấu hao là một nghiệp vụ có tính chủ quan của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán các đơn vị có thể lựa chọn phương án thu hồi vốn đã đầu tư cho TSCĐ từ một trong các phương pháp theo quy định.

Trong kế toán Việt Nam, theo thông tư 203/2009/TT-BTC các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp:

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này mức khấu hao được tính như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

+ Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh: Theo phương pháp này mức khấu hao được tính:

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh [lần]

Đến 4 năm [ t £ 4 năm]

1,5

Trên 4 đến 6 năm [4 năm < t £ 6 năm]

2,0

Trên 6 năm [t > 6 năm]

2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng [hoặc thấp hơn] mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Theo phương pháp này mức khấu hao được tính:

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Như vậy, tất cả các phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo chế độ kế toán Việt Nam đều đi phân bổ Nguyên giá TSCĐ vào chi phí trong kỳ chứ không phải là phân bổ Giá trị phải tính khấu hao. Điều này có nghĩa, khoản thu hồi được khi thanh lý TSCĐ cũng đã được tính vào chi phí. Khi phát sinh khoản thu hồi khi thanh lý TSCĐ là doanh nghiệp đã thu hồi được phần vốn đã đầu tư nhưng phần vốn này cũng đã được khấu hao và tính vào chi phí. Như vậy, phần vốn này đã được thu hồi đến 2 lần. Điều này là không hợp lý. Chính điều này đã làm nên sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán số 03 và thông tư 203.

Trong kế toán Mỹ, các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp khấu hao sau đây:

+ Phương pháp đường thẳng: Theo phương pháp này mức khấu hao được tính:

Mức khấu hao hằng quý = Mức khấu hao hàng năm * 3/12

+ Phương pháp số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2: Theo phương pháp này việc tính khấu hao cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xác định tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Bước 2: Xác định tỷ lệ khấu hao nhanh với hệ số điều chỉnh là 2

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Bước 3: Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Cũng giống như phương pháp đường thẳng, nếu một TSCĐ chỉ được sử dụng một quý trong năm thi mức khấu hao ở quý đầu tiên này sẽ được tính:

Mức khấu hao quý = mức khấu hao năm *3/12

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Theo phương pháp này việc tính khấu hao cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xác định mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm

Bước 2: Xác định chi phí khấu hao trong kỳ

Mức khấu hao trong kỳ = Mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm * Tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ

Về cơ bản các phương pháp tính khấu hao trong kế toán Mỹ cũng giống với kế toán Việt Nam. Riêng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thì chỉ có một hệ số điều chỉnh là 2.0. Và cũng trong phương pháp này, khi tính toán mức khấu hao hàng năm, chúng ta không đi loại trừ giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý TSCĐ mà đến năm cuối cùng mức khấu hao sẽ bằng giá trị còn lại trừ đi giá trị thanh lý ước tính. Nghĩa là giá trị thanh lý ước tính sẽ không được khấu hao.

Ở kế toán Việt Nam, những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng [hoặc thấp hơn] mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Nhưng điểm khác biệt quan trọng giữa phương pháp tính khấu hao ở Mỹ và Việt Nam đó là: trong kế toán Mỹ ở cả 3 phương pháp tính khấu hao đều loại trừ giá trị thanh lý ước tính của TSCĐ giống như quy định trong chuẩn mực kế toán số 03 của Việt Nam. Giá trị này đã được doanh nghiệp thu hồi khi thanh lý TSCĐ nên không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là hợp lý.

Ở Việt Nam, theo thông tư 203/2009/TT-BTC khi tính toán khấu hao TSCĐ thì không loại trừ giá trị thanh lý ước tính là không có sự thống nhất giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn.

Giải pháp thay đổi các phương pháp tính khấu hao hiện hành cho phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ.

Từ những phân tích một số hạn chế ở trên, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, về phía Nhà nước cần phải có sự thống nhất giữa thông tư hướng dẫn và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo đó, Bộ tài chính cần đưa ra mức thu hồi ước tính từ việc thanh lý cho các loại TSCĐ khi hết hạn sử dụng theo từng nhóm:

Danh mục các nhóm tài sản cố định

A - Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực

2. Máy phát điện

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

B - Máy móc, thiết bị công tác

1. Máy công cụ

2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng

3. Máy kéo

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình

17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm

18. Máy móc, thiết bị công tác khác

19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu

20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.

21. Máy móc thiết bị xây dựng

22. Cần cẩu

C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

2. Thiết bị quang học và quang phổ

3. Thiết bị điện và điện tử

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

D - Thiết bị và phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải đường bộ

2. Phương tiện vận tải đường sắt

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

4. Phương tiện vận tải đường không

5. Thiết bị vận chuyển đường ống

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác

E - Dụng cụ quản lý

1. Thiết bị tính toán, đo lường

2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử phục vụ quản lý

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác

G - Nhà cửa, vật kiến trúc

1. Nhà cửa loại kiên cố [1]

2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe...

3. Nhà cửa khác [2]

4. Kho chứa, bể chứa; cầu, ...

5. Cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ triền đà...

6. Các vật kiến trúc khác

H - Súc vật, vườn cây lâu năm

1. Các loại súc vật

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên

Khi đã có giá trị thanh lý ước tính, thì cần loại trừ giá trị này trong tất cả các phương pháp tính khấu hao.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp: Từ mức thu hồi ước tính do Bộ tài chính ban hành các doanh nghiệp sẽ vận dụng và tính toán chính xác giá trị cần tính khấu hao. Có như thế việc tính toán kết quả hoạt động của đơn vị sẽ chính xác hơn. Và theo đó, mức thuế thu nhập mà các doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước sẽ chính xác hơn và ngân sách sẽ thu được nhiều hơn từ khoản đóng góp nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Kim Hương, MBA

--------

Tài liệu tham khảo

Warren, Reeve, Duchac, [2008] Financial and managerial accounting 10th- NXB South-Western cengage learning,

Chủ Đề