So sánh tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

SO SÁNH GIỌNG ĐIỆU TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [69.4 KB, 6 trang ]

SO SÁNH GIỌNG ĐIỆU TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ
XƯƠNG
SO SÁNH GIỌNG ĐIỆU TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG.
[ĐTTH] * *

Nói đến và Tú Xương và Nguyễn Khuyến là độc giả thường nghĩ ngay đây là hai nhà thơ kiệt xuất của
thơ ca trào phúng Việt Nam, trong đó mảng thơ tự trào chiếm một vị trí không nhỏ. Thơ tự trào là một
mảng thơ thể hiện rất rõ tâm trạng của hai nhà thơ này một cách khá chân thực. Bài viết sau đây của
chúng tôi sau đây sẽ đi sâu vào vấn đề: So sánh giọng điệu tự trào trong thơ Tú Xương và Nguyễn
Khuyến.
I.Điểm giống nhau
Như chúng ta thấy ngoài những bài thơ nói rõ mục đích tự trào thì đa số các bài thơ khác của
Nguyễn Khuyến và Tú Xương có tính chất tự trào lúc đậm lúc nhạt, man mác khắp các tác phẩm.
Những bài thơ tự trào phản ánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của tác giả thông qua tiếng cười ở từng
chặng đường qua những cảnh ngộ cuộc sống, những biến đổi thời cuộc. Ở mảng thơ này ít tìm thấy giá
trị phê phán, tố cáo xã hội nói chung mà chủ yếu là đời sống tâm hồn tác giả. Hầu như nhà nho nào
cũng có một vài bài thơ để tự trào, tự thuật. Trong nụ cười mang tính chất tự tiếu và tiếu ngã ấy, các
nhà nho đem thân ra làm đối tượng để cười: Cười bản thân để tự răn mình. Nguyễn Khuyến và Tú
Xương cũng không nằm ngoài số đó.
Trong sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã có rất nhiều những sự gặp gỡ lý thú,
đặc biệt là ta đều bắt gặp trong thơ ca của hai ông đối tượng trào phúng mang tính khách thể và đối
tượng trào phúng mang tính chủ thể. Ở đối tượng trào phúng mang tính chủ thể này tự trào là những
tiếng cười chế giễu bản thân, từ hình dáng bên ngoài đến phẩm cách bên trong, từ bản thân đến cuộc
sống gia đình… Mỗi một nhà thơ đều có những nỗi niềm, những tâm sự riêng và những điều bất mãn
về bản thân để từ đó tạo ra những vần thơ tự trào theo từng tâm trạng khác nhau, phủ định hay khẳng
định. Nhưng quy chung lại thơ tự trào cũng để thổ lộ, giãi bày tâm sự những điều bí bách trong lòng.
Tất cả những nỗi niềm đó đều được Nguyễn Khuyến và Tú Xương thổ lộ qua những vần thơ tự trào, tự
chế giễu.
II. Điểm khác nhau
1. Giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến:
Xuyên suốt những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là một giọng điệu thâm trầm mà kín đáo,


nhưng cũng hết sức thâm thuý. Đó là một dòng thơ trào phúng của nhà nho, rất đậm nét và sinh động.
Có khi nhà thơ tự trào một cách trực tiếp : Tự trào, Tự giễu mình, Tự thuật, Than nghèo, Than nợ…
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Mở miệng nói ra gàn bát sách
Mềm môi chén mãi tít cung thang
Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng
[Tự trào]
Và cũng có khi tự trào một cách kín đáo ý nhị. Vịnh tiến sĩ giấy 1 và 2, Ông phỗng đá...
Ông đứng làm chi đó hỡi ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó
Non nước đầy vơi có biết không


[Ông phỗng đá]
Dù trong hoàn cảnh nào thơ tự trào của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện khá rõ hình ảnh: một ông già tự
cười mình. Nụ cười xem ra rất nhỏ nhẹ mà chứa chan suy tư. Chẳng hạn khi cười về hành dáng của
mình:
- Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe
- Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây
- Tóc bạc lòng son chửa dám già
- Thêm tuổi thêm được tóc râu phờ
Đôi khi là nụ cười hối tiếc, thâm trầm:
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
[Ngày xuân dặn các con]
Kiểu cười tưởng như nhẹ nhàng nhưng hết sức thâm thuý và có sức công phá mãnh liệt. Đặc biệt khi
ông cười về vai trò lịch sử của mình trong chốn quan trường, kiểu cười chua chát, xót xa, ân hận:

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
[Vịnh tiến sỹ giấy II]
Hay:
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
[Lời vợ anh phường chèo]
Còn đây là giọng cười chua chát thấm đượm sự khinh bỉ đối với cái địa vị cao sang mà Nguyễn Khuyến
đã từng ngồi. Khinh bỉ vì hiểu được bản chất thật của nó. Chua chát khi nghĩ đến mình thế mà đã từng
ngồi trên địa vị đó:
-Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
-Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi
[vịnh tiến sĩ II]
Nhiều khi Nguyễn Khuyến cũng buông những lời lẽ bông lơi, những giọng cười tưởng như sảng khoái
để diễn đạt những cơn sóng lòng hết sức dữ dội:
- Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu
Khi buồn ngâm láo một câu thơ
[Đại lão]
- Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
[Vịnh tiến sĩ giấy II]
Nhiều lúc ông cũng muốn buông xuôi vì đã nặng lòng lắm rồi: “Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác”.
Chính vì thế những nụ cười xem ra nhỏ nhẹ ấy nhưng chứa chan suy tư: Đại sự thì đã hỏng cả rồi mà


mình thì gàn dở vô tích sự. Nói như nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên thì đó là một kiểu tự trào “ngôn

chí” có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn
mực đạo đức nhà nho. Vì vậy tựu trung lại giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn mang tính
chất giáo hoá, có khi chưa thoát ra khỏi quy phạm văn chương nhà nho.
2. Giọng điệu thơ tự trào của Tú Xương:
Không thâm trầm kín đáo như Nguyễn Khuyến, Tú Xương luôn tự trào một cách trực tiếp, khi thì phủ
định khi thì khẳng định. Nói như nhận xét của Đoàn Hồng Nguyên: Nếu thơ tự trào của Nguyễn Khuyến
là kiểu thơ tự trào mang phong cách của một nhà nho thì kiểu tự trào của Tú Xương là kiểu tự trào thị
dân, kiểu hình nhà nho thị dân. Nếu như khi cười về hình dáng bản thân mình Nguyễn Khuyến nhẹ
nhàng, thâm thuý thì Tú Xương bốp chát chế giễu và tự bôi xấu mình:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo mặt thời xanh
[Tự cười mình]
Áo quần rách rưới
Ăn uống xô bồ
Nhà thơ còn có kiểu tự trào rất ác miệng với mình, tự thoá mạ mình:
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
[Tự cười mình]
Cao lâu thường ăn quịt
Thổ đĩ lại chơi lường!
[Tự vịnh]
Hay ông tự giễu bản thân mình vô tích sự giống như một đứa con lớn của bà Tú:
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm dở lại bàn
[Quan tại gia]
Ngồi đấy chẳng hơn gì chú Cuội
[Ta chẳng ra chi]
Ông tự trào bằng những nụ cười chế giễu cái xấu của bản thân, tự phủ định bản thân. Nhưng cách tự
trào của ông không phải kiểu như tự hạ mình xuống để tự cao giống như các nhà nho xưa hay làm mà
ông đã tự tạo cho mình một tiếng cười chế giễu rất riêng. Đoàn Hồng Nguyên nói đấy là kiểu tự trào

“phi ngôn chí”. Ông không phải tự hạ thấp mình, cười để tự cao hay là một kiểu cười bông đùa mua vui
mà đó là tiếng cười “để giải thoát”, giải thoát khỏi tâm trạng bí bách dồn nén trong lòng. Có người nói:
Cách tự trào của ông là cách chế giễu cái dốt nát nhếch nhác thảm hại của nhà nho phong kiến, chế
giễu tính chất ăn bám của đức ông chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến, chế giễu sự hèn kém…
Nói chung ông đã chế giễu, đã phê phán tính chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và những khuôn phép lỗi
thời của xã hội phong kiến. Theo chúng tôi ý kiến này có phải là áp đặt quá không khi mà thơ tự trào là
một thể loại bộc lộ tâm trạng của tác giả hơn là có giá trị phê phán xã hội . Nếu như thơ tự trào của các
danh nho xưa giấu mình là để đề cao, thì Tú Xương giễu mình, bôi xấu mình là để giải thoát bản thân.
Thơ tự trào của ông giống như một liều thuốc giảm những nỗi niềm đè nặng trong lòng ông. Đây chính
là điểm khác nhau rất rõ rệt giữa giọng điệu tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến và trong thơ Tú Xương. Vì
giọng điệu tự trào trong thơ của Yên Đổ, xét cho cùng cũng là giọng điệu chế giễu bản thân để tự
khẳng định mình để đề cao mình, nó vẫn mang phong vị kiểu tự trào của các danh nho xưa. Với Tú
Xương, bên cạnh những kiểu thơ tự trào, tự chế giễu mình, bôi xấu mình, phủ định mình thì ông cũng
có những bài thơ tự trào biểu lộ thái độ tự khẳng định mình. Đó là một Tú Xương không xấu xí, dị hợm
mà là một ông Tú “phong lưu”, “thế thiệp” ở chốn thị thành:
Kìa thơ tri kỷ đâu xinh nhất


Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì
[Tự đắc]
Hay ở cách ăn mặc:
- Ăn rặt những thịt quay, lạp xường
- Mặc rặt những quần vân áo xuyến
Qua nhiều lần trượt thi nhưng ông vẫn luôn quyết tâm và tâm huyết với cuộc đời đèn sách:
Năm nay ta học, sang năm đỗ
Chẳng những lương đường có thủ khoa
[Thân thân chưa đạt]
Với lối tự trào khẳng định này ta dường như thấy tồn tại trong Tú Xương là hai con người hoàn toàn
khác nhau, đối nghịch nhau. Ta tưởng chừng như mâu thuẫn, tưởng chừng như hai con người ấy luôn
đối đầu với nhau và không thể tồn tại thống nhất. Con người xấu xí, xấu xa; con người phủ định ấy chỉ

là một con đường giải thoát, giải thoát tâm trạng con người thật của ông và con người thật của ông
chính là con người khẳng định với biết bao chí lớn, với biết bao nỗi niềm tha thiết với nước non: Nhân
tài đất Bắc nào ai đó Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà Như vậy ta thấy thơ tự trào của Nguyễn
Khuyến và thơ tự trào của Tú Xương bên cạnh sự tương đồng lại có những điểm khác nhau rõ rệt.
III. Nhận xét
Đọc thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể cảm nhận rất rõ đó là một bộ phận thơ cũng đã
góp phần làm nên một dòng thơ tự trào theo hướng thể hiện bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho,
nhưng đã có sự giải thoát khỏi lối văn chương khuôn phép của thơ văn thời trung đại. Có thể ghi nhận
đây là một biểu hiện của sự vùng vẫy nhằm thoát khỏi thi pháp văn chương trung đại. Tuy nhiên thơ tự
trào của ông vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho. Bời lẽ Nguyễn Khuyến vẫn sáng
tác trong cảm thức nhà nho phong kiến, vẫn là kiểu tự trào tự giễu để đề cao, để khẳng định mình.
Khác với Nguyễn Khuyến, thơ tự trào của Tú Xương mang một phong cách rất riêng, ông không phụ
thuộc hoàn toàn vào lối sáng tác khuôn phép của nhà nho xưa. Thơ tự trào của ông có một sự bứt phá
ông không phụ thuộc vào kiểu sáng tác xưa cũ mà đó là những cảm nhận của một nhà nho thị dân.
Ông đã tạo cho mình một giọng điệu trào phúng rất riêng, đầy ý thức cá nhân mà chúng ta tạm gọi là
kiểu trào phúng thành thị. Chúng tôi có thể lý giải sự giống và khác nhau trong thơ tự trào của hai nhà
thơ này.
Chúng ta có thể thấy, tuy là hai nhà nho sống cùng thời, một già một trẻ nhưng hai cuộc đời của hai
nhà nho ấy lại hoàn toàn khác nhau. Nguyễn Khuyến với con đường công danh rất thành đạt, ông từng
làm quan mười năm sau đó là cuộc đời sống ở nông thôn thanh bình. Còn ngược lại, Tú Xương từ lúc
sinh ra, lớn lên và cho đến mất ông đều sống ở nơi đô thị. Con đường công danh của Tú Xương mịt mù
lận đận trong khoa cử để rồi liên tiếp những lần hỏng thi vỡ mộng, thất vọng, chán chường. Nguyến
Khuyến là một bậc chân nho, là đại diện khá tiêu biểu cho lớp người được xã hội phong kiến đào tạo.
Ông được vua Tự Đức ban cờ bỉên và hai chữ Tam nguyên tài năng lừng lẫy một thời. Đường công danh
mở ra biết bao những vinh quang. Cuộc đời của ông sẽ chẳng có gì để ông có thể tự giễu mình với một
giọng điệu chua chát đượm cảm giác ân hận nếu như tài năng ấy của ông thực sự cống hiến được cho
dân, cho nước, cho đời. Ấy vậy mà bỗng nhiên Nguyễn Khuyến nhận ra thực chất cái xã hội đã đào tạo
và tôn vinh mình. Và đến khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang cũng là lúc ông đã thừa nhận sự bất lực
của tầng lớp nho sỹ trước lịch sử. Nguyễn Khuyến là một trong rất ít những tri thức thời kỳ ấy sớm
nhận ra sự bất lực của giai cấp mình. Để rồi ông đã quyết định rời bỏ quan trường về quê để tránh xa

sự nhố nhăng của xã hội, sự cám dỗ của đồng tiền. Ông đã bày tỏ tâm sự ấy rất chân thật:
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
[Tự trào]
Suốt quãng đời còn lại của mình ông luôn sống trong dằn vặt và ân hận vì cái sự đỗ đạt và con
đường danh vọng của mình. Vì vậy ông đã tự giễu mình với một giọng điệu hết sức chua chát: Ghế
chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi [Vịnh tiến sỹ giấy II] Ông còn đem cả lỗi
lầm của mình ra để châm biếm, để nhạo báng:


Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng
[Tự trào]
Và ông luôn đắng cay khi nghĩ đến xã hội từ trên xuống dưới chẳng khác chi bọn phường chèo. Tưởng
rằng là oai phong lắm, là tự hào lắm nhưng thực ra cũng chỉ là sân khấu hề mà thôi. Nguyễn Khuyến
cũng sớm nhận ra mình chẳng qua cũng chỉ là một vai nhọ. Về mặt này ông đã giễu mình với giọng
điệu chua chát hơn. Nhưng kiểu tự trào với giọng điệu chua chát bao nhiêu thì càng chứng tỏ phẩm
chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu. Và đây cũng là kiểu tự bôi nhọ, tự giễu mình là để chứng tỏ phẩm
chất đẹp của mình, khẳng định mình và cũng để đề cao mình. Chính vì vậy đây chính là điểm khác biệt
rõ nét nhất trong giọng điệu tự trào của cụ Tam nguyên Yên Đổ và giọng điệu tự trào của Tú Xương.
Một điểm khác nữa trong giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến so với giọng điệu tự trào của Tú
Xương, đó chính là danh vị xã hội và môi trường sống. Có lẽ cũng là một phần do tuổi đời của nhà thơ
đã cao mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến có phần kín đáo hơn, ý nhị hơn, thâm trầm hơn, tất
nhiên cũng không kém phần sâu sắc. Khi ông đả kích, châm biếm bản thân mình ông không nói một
cách trực tiếp mà kín đáo ý nhị thông qua hình ảnh “ông tiến sĩ giấy”. Hay khi Nguyễn Khuyến giễu
mình, cười cợt mình trở thành một kẻ vô tích sự, không còn có ích gì nữa ông cũng chỉ nhẹ nhàng:
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ
Có rượu thời ông chống gậy ra
[Lên lão]
Ai cũng biết “bậc ăn dưng” là chỉ những người đã hết tuổi làm việc khi trong làng có hội hè gì thì chỉ

việc đi ăn không còn phải đóng góp. Mới ngoài 50 tuổi đầu mà Nguyễn Khuyến đã ví mình như vậy,
giọng điệu có vẻ nhẹ nhàng nhưng dụng ý thì thật là không đơn giản.
Trong thực tế ở cái tuổi ấy và còn cao hơn nữa Nguyễn Khuyến đã lao động cật lực bằng cả tâm hồn
mình, ông để lại cho đời một gia tài văn học cho đến bây giờ đã hơn 100 năm trôi qua mà tên tuổi của
ông vẫn không bị mờ phai. Góp phần để tạo nên một giọng điệu thâm trầm nhẹ nhàng kín đáo của
Nguyễn Khuyến phải chăng do môi trường sống của nhà thơ là ở vùng nông thôn, ít nhiều cũng không
xô bồ như nơi đô thị. Sự thanh bình của cảnh sắc nơi thôn dã cũng làm cho tâm hồn con người được dịu
bớt những lo toan căng thẳng. Chính vì thế mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến phải chăng có
phần nhẹ nhàng và thâm trầm cũng là nhờ lẽ đó. Khác với cụ Tam Nguyên đã đỗ đạt, thành danh nay
về quê ở ẩn, Tú Xương vẫn còn là một thanh niên tuổi còn trẻ, sống ở nơi đô thị xô bồ và cả đời lận đận
trong khoa cử. Trọn cuộc đời, từ khi sinh ra lớn lên và đến khi mất Tú Xương chỉ quanh quẩn ở đất
Thành Nam, khu đô thị đang bị thực dân hoá. Một đô thị sầm uất, tu chí làm ăn khi xưa không còn nữa
mà thay vào đó là một đô thị xô bồ, cuộc sống đảo lộn, đạo đức xuống cấp…Gia đình cũng vì thế mà
xáo trộn:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Một nơi cao lâu, thổ đĩ nhiều hơn cả, trong khi đó thì cái sự học:
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi…
Và còn biết bao điều đáng khinh bỉ không kể xiết… Sống trong hoàn cảnh như vậy thì ít nhiều môi
trường cũng tác động đến cái giọng điệu sắc bén lồ lộ của thơ Tú Xương. Nhưng có lẽ là tác động nhiều
hơn cả là cái sự thất bại liên miên của nhà thơ trên con đường khoa cử để kiếm tìm công danh. Tám lần
thất bại [trừ một lần đậu tú tài] với bao nhiêu năm đèn sách đã vắt kiệt sức lực của nhà thơ. Ông là
một đấng nam nhi, là trụ cột cho gia đình, ấy vậy mà ông không giúp gì được cho vợ con mà còn như
một đứa con cao cấp của bà Tú. Vốn dĩ là một chàng trai chốn thị thành nổi tiếng hào hoa phong lưu
nay chẳng khác chi một người sống nhờ vợ. Lẽ nào nhà thơ không thất vọng về bản thân mình. Điều
thật trớ trêu, Tú Xương lại là một người có tài văn chương thật sự. Tài của ông được mọi người công
nhận, chỉ có một nơi duy nhất không chấp nhận đó là quan trường là hoan lộ. Phải chăng tất cả những
điều đó đã tạo nên một giọng điệu rất riêng cho Tú Xương. Ông có một lối trào lộng hí hoạ, bằng cách
tự chế giễu, bôi xấu mình. Mọi khía cạnh ông đều trở nên xấu xí. Ông không hề ngần ngại khi nói về

bản thân một cách trực diện:


Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường
[Tự vịnh]
Tự phô mình trong mọi góc cạnh Tú Xương đã phác hoạ lên hình ảnh của chính ông – một nhà nho
trong thời mạt vận. Hoàn cảnh như thế đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu tự trào trực diện, tự bôi xấu.
Không phải ông bôi xấu mình là để đề cao mình như trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, ông bôi xấu
mình như là để giải thoát bản thân. Phải xấu xa như vậy, dốt nát như vậy ông mới giống kẻ suốt tám
lần thi không đỗ, mới giống kẻ vô tích sự ăn bám vợ…mới giống kẻ sống giữa xã hội xô bồ nơi đô thị.
Nói như vậy để thấy rằng trong hoàn cảnh của Tú Xương, khó mà viết được những vần thơ êm ả. Điều
này đã tạo nên một giọng điệu mới mẻ trong thơ của ông Tú, vượt xa kiểu tự trào của các nhà nho xưa
để hình thành một kiểu tự trào mới – kiểu tự trào thị dân. Nếu như kiểu tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn
mang tính giáo hoá, phi ngã chưa thoát khỏi quy phạm văn chương của nhà nho thì thơ tự trào của Tú
Xương đã làm được điều đó. Trong cảm thức thị dân, bằng lối tự trào, tự vịnh, Tú Xương đã tạo nên một
kiểu hình nhà thơ thị dân, một kiểu trữ tình phúng thể thị dân. Trước Tú Xương, trong thơ trào phúng
nhà nho điều đó chưa hề có. Ông quả thực đã tạo được cho mình một kiểu tự trào hết sức độc đáo, làm
nên phong cách rất riêng
Tóm lại: So sánh giọng điệu tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương, không phải để xác định ai
hơn ai mà để từ đó ta thấy được tài năng cũng như phong cách của từng nhà thơ. Cho dù đã trải qua
hơn một trăm năm nhưng Nguyễn Khuyến và Tú Xương luôn để lại trong lòng người đọc sự yêu mến
kính trọng, Một cụ Tam Nguyên Yên Đổ nhẹ nhàng mà sâu sắc, một ông Tú Vị Hoàng sắc sảo và dữ dội.
Cùng là tự cười mình song mỗi tác giả đều có những cách cười thật khác nhau. Chính vì vậy so sánh
giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú Xương trong thơ để từ đó ta có thể thấu hiểu thêm về hai
tác giả qua sự tương đồng cũng như khác biệt trong sáng tác thơ của hai nhà thơ, từ đó góp phần làm
sáng tỏ phong cách của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Văn Các, Lại Cao Nguyên. Sổ tay từ Hán Việt.NXB Giáo dục, Hà Nội, 1989
2. Nguyễn Huệ Chi. Nguyễn Khuyến về tác giả và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội,2003.
3. Nguyễn Phương Chi. Thi hào Nguyễn Khuyến và đời thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
4. Nguyễn Đình Chú. Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội 2003.
5. Xuân Diệu [giới thiệu]. Thơ văn Nguyễn Khuyến. NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1979.
6. Nguyễn Phạm Hùng. Thái độ trào lộng trước đối tượng khách thể trong sáchNguyễn Khuyến về tác
gia tác phẩm. NXB Giáo dục Hà Nội.2003. 7. Nguyễn Văn Huyền. Nguyễn Khuyến – tác phẩm. NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. 8. Đoàn Hồng Nguyên. Tú Xương với kiểu tự trào thị dân trong cuốnTrần
Tế Xương về tác gia tác phẩm. NXB Giáo dục 2003.



Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình

BÀI LÀM


Sống trong “buổi chợ chiều” của nền Nho học, trong cơn chuyển mình phức tạp của đất nước, trước bao điều “kỳ lạ”, nhố nhăng mà xã hội thực dân phong kiến đẻ ra, vì “tài cao, phận thấp, chí khí uất”... tất cả đã tạo nên ở nhà thơ trào phúng, vĩ đại nhất Việt Nam - Trần Tế Xương một tiếng cười rất lạ, có một thanh âm riêng mà không ai “theo” được. Như Giáo sư Nguyễn Đình Chú đã viết: “Tiếng cười trong thơ trào phúng của Tú Xương có đủ sắc điệu, nhưng nổi lên một cá tính nghệ thuật độc đáo là tính dữ dội, quyết liệt; khác với tiếng cười của Nguyễn Khuyến, nghiêng về sự hóm hỉnh, thâm thúy, chế giễu có tính chất ràn bảo, mặc dù cả hai tiếng cười đều phát ra từ cội nguồn của tâm huyết với nước, với dân, với đời”.

Vấn đề đầu tiên đặt ra là: “Tiếng cười trong thơ trào phúng của Tú Xương có đủ sắc điệu”. Quả như vậy, tiếng cười của Tú Xương rất đa dạng, dành cho nhiều đối tượng khác nhau: có tiếng cười cay độc, thẳng thừng ném mạnh vào những suy thoái, băng hoại của xã hội như trong Đất Vị Hoàng, Phố Hàng Song, Năm mới chúc nhau... có tiếng cười pha lẫn tiếc nuối, xót xa cho những đạo học, nếp cũ đã tàn tạ và đang trên đường bị phủ định: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Đi thi, Than sự thi, Than đạo học... có tiếng cười uất ức, cay đắng ngạo đời cho chính số kiếp lận đận, long đong chẳng phải vì kém tài của mình: Phá hỏng thi khoa Canh Tý, Thủ cô dầu; May mà tớ hỏng... lại có tiếng cười yêu, cười để mà nói lên lòng kính trọng, tình thương của mình với vợ: Ba cái lăng nhăng, Văn tế sống vợ... Dù trong tiếng cười nào, Tú Xương cũng thể hiện rõ một con mắt nhìn đời tinh tế, một ngòi bút điêu luyện, tài năng, một cá tính nghệ thuật độc đáo. Cá tính nghệ thuật ấy là “tính dữ dội, quyết liệt”, tính chất là tiếng cười của một thị dân uất ức, bất bình trước thế sự, khác với tiếng cười hóm hỉnh, thâm trầm của Nguyễn Khuyến, tiếng cười của một nhà Nho đạo mạo, thâm trầm.

Tính dữ dội, quyết liệt ấy xuất phát từ đâu nếu không phải từ hoàn cảnh xã hội mà Tú Xương sống? Dù Nho học dần đi đến chốn suy sụp, quên lãng, nhưng trước những trò “quái dị”, “lo lắng”, “dơ dáng” thừa cơ lẻn theo gót giày của thực dân Pháp, một nhà Nho như Tú Xương hết sức ghê tởm, cảm thấy bàng hoàng và bực bội tột đỉnh. Đó là cái cảnh:

Cờ kéo rợp trời quan sư đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra 

Một trường thi của quốc gia, nơi nuôi dưỡng các nhân tài đất Việt, tương lai sẽ phục vụ cho đất Việt, chắc chắn phải do triều đình đứng ra tổ chức, thật nghiêm túc, trang trọng. Thế mà hãy xem, cùng với quan sư của Pháp đến trong sự tung hô nồng nhiệt của bọn bợ đỡ, ký sinh là một mụ đầm lôi thôi với “váy lê quét đất”. Tú Xương quyết liệt mà rất sâu cay, coi đó là hình ảnh đối với “cờ kéo rợp trời”. Tiếng cười phát ra từ đó, nhưng thấm đậm nỗi chua chát, đắng cay, cười mà cứ chực trào nước mắt.

Quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa ở Đất Vị Hoàng:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

Thế là hết những đạo đức Khổng Tử, Nho gia. Mà hơn thế nữa, đã mất hết những đạo đức tối thiểu mà một kẻ dù xấu xa bao nhiêu cũng cần có. Đâu đâu cũng là sự đảo lộn của quy củ, phép tắc. Nơi nơi đều rặt những sức mạnh của nén bạc, đồng tiền. Và Tú Xương đã thấy, đã cười quyết liệt, cay nghiệt như thế nào.

Có lúc, ông không chỉ cười mà còn như chửi thẳng mặt, bêu chúng ra cho toàn thiên hạ khinh bỉ:

Lẳng lặng mà nghe chúng chúc sang
Đứa thời mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.

Nghĩ mà khinh thật. Mua bán quan tước để lấy danh hão rồi, chúng còn chẳng chịu kém nhau, đua nhau nào lọng xanh, tán vàng, cờ ngũ sắc. Để làm gì hỡi một lũ dốt nát, bất tài trong khi xã hội còn bao nhiêu phiền nhiễu, khổ đau? Ấy thế mà có chửi vào mặt chúng, chúng cũng lăn vào mà mua, cốt sao cho “bằng anh bằng em”. “Con gà tức nhau tiếng gáy”. Có cười như vậy mới hả dạ, mới bằng lòng, mới đỡ uất ức và bực bội.

Đôi khi ông thẳng thừng “súc vật hóa” lũ quan lại, biến chúng thành những kẻ dị dạng, dơ bẩn.

Thánh thì đen kịt, Đốc thì lang.

Đen thì “đen kịt”, đen như trôn chảo, đít nồi. Nước da thì loang lổ, dơ bẩn, bệnh hoạn. “Lang” khiến ta liên tưởng đến lũ lợn lang ở nông thôn. Ôi, những phụ mẫu của dân! Tú Xương mạnh bạo, thẳng thừng thật!

Quả thật, ngoài Tú Xương, ta không tìm đâu được tiếng cười dữ dội, quyết liệt như vậy. Ở Nguyễn Khuyến, một nhà Nho đạo mạo, tiếng cười khác xa Tú Xương. Hãy nghe:

Ba vuông phấp phới cờ bay dọc
Một bức tung hoành váy xắn ngang.
[Lấy Tây] 

Dù rất ác, rất thâm khi đối quốc kỳ Pháp với chiếc váy của một cô gái Việt Nam, nhưng xét ra, nó vẫn thâm thúy, trào lộng, không giống như “cờ kéo rợp trời...Váy lê quét đất...”.

Trước cảnh bán nước mua quan, Nguyễn Khuyến cũng chẳng đốp chát vào mặt chúng, mà chỉ khẽ khàng: “Cái giá khoa danh ấy mới hỡi” hay “Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi” [Vịnh tiến sĩ giấy], cũng như trước tầng lớp dân chúng bị mê hoặc bởi “Hội Tây”, bởi trò hề của bọn thực dân, Nguyễn Khuyến cười hóm hỉnh:

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Và sau tiếng cười ấy, nếu có châm biếm thì cũng là châm biếm của nhà Nho [khẽ khàng và thiên về ràn bảo]:

Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiều, nhục bấy nhiêu.

Rõ ràng, cùng là nhà Nho, nhưng bởi đỗ đạt cao, được trọng vọng, cũng phục vụ hết sức cho Tổ quốc [dù tâm nguyện chẳng được hoàn toàn - có thể nói là thất bại], cách nhìn của Nguyễn Khuyến khác nhiều cách nhìn của Tú Xương. Và vì vậy cũng đã tạo nên một thanh âm nhẹ nhàng mà sâu xa, thiên về răn bảo, đưa Nguyễn Khuyến thành nhà thơ cổ điển nói riêng và thơ Việt Nam nói chung vĩ đại nhất.

Dù khác nhau như vậy, nhưng chắc chắn phải nhìn nhận rằng “cả hai tiếng cười đều phát ra từ cội nguồn của tâm huyết với nước, với dân, với đời”.

Ở Nguyễn Khuyến, có lẽ không cần bàn luận nhiều khi rõ ràng trong thơ ông, cười là để răn bảo, để sống tốt hơn, yêu nước và ý thức sâu sắc hơn. Ở Tú Xương thì điều này khó nhận thấy được. Phải chăng cay cú vì hỏng thi, vì nghèo khó nên Tú Xương cười đời, chửi đời cho hả dạ, gột bỏ uất ức trong lòng? Dứt khoát không. Ta cũng cần nên biết, một Tú Xương cười ngạo toang toang, dữ dội như vậy cũng có lúc là Trần Tế Xương trầm mặc, ngẫm đời với bao trăn trở, day dứt khôn nguôi. Một con người như vậy lẽ nào lại làm thơ để “trả thù xã hội”? Thực sự, những tiếng cười của Tú Xương có sức mạnh rất lớn để tống tiễn xã hội cũ về chỗ diệt vong trong vui vẻ, tạo điệu kiện cho một xã hội tốt đẹp hơn ra đời. Hãy xem, trong “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” sau tiếng cười dài là nỗi lòng sâu nặng:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Hay như tiếng cười đều nhắm vào lũ thực dân tàn bạo, bọn quan lại nhiễu nhương, một tầng lớp xâu xa, thoái hóa, những cảnh dị hợm, nhố nhăng. Hoàn toàn cười là để xây dựng, để nhân dân và cả lịch sử sau này nhìn rõ hơn, bao quát hơn về một xã hội cũ nát đã qua và rất có thể trở lại nếu không cảnh giác. 

Nếu không có một tâm huyết, một tấm lòng với dân, với nước, với đời thì làm sao có thể viết nên những vần thơ như vậy, mạnh mẽ, quyết liệt và rất giàu cảm xúc thật từ con tim.

Lời nhận định của giáo sư Nguyễn Đình Chú về sắc điệu, cá tính nghệ thuật độc đáo riêng của Tú Xương là hoàn toàn đúng. Và tiếng cười của Trần Tế Xương sẽ mãi mãi vang lên trong hiện tại, trong tương lai như đã từng vang trong quá khứ. Tiếng cười ấy đã, đang và sẽ được kế tục với những Tú Mỡ, Đỗ Phồn, Đồ Bì... để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì lợi ích con người. Tú Xương góp một phần công lớn, là lá cờ đầu của thơ văn trào phúng Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng cho sự tiến bộ của xã hội.
Nguyễn Xuân Tùng
Trường THPT Châu Văn Liêm, Cần Thơ
Bài đạt giải Nhất kì thi Học sinh giỏi cấp Thành phố, năm 2016

Đề bài: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình

Đề bài: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình. Theo đó, duhocmyau gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.Hãy tham khảo để biết thêm tiếng cười trong thơ nguyễn khuyến và tú xương.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
- Giới thiệu vấn đề bàn luận: "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau những giọng thơ lại có điểm khác nhau".

2. Thân bài

a. Nỗi niềm tâm sự giống nhau của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Lột tả một cách chân thực và sâu sắc bộ mặt của đám quan chức đương thời
- Thái độ chua chát, mỉa mai của nhà thơ trước cảnh chạy quan chức, những cảnh rối ren nơi trường thi.
- Những thói hư, tật xấu của con người trong bối cảnh xã hội đầy những nhiễu nhương.
-> Sự mỉa mai, châm biếm, đả kích, tố cáo những thói hư, tật xấu, những cảnh chướng tai, gai mắt của xã hội đương thời.

b. Giọng thơ khác nhau của hai ông

- Nguyễn Khuyến: giọng thơ mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu sắc với những hàm ý sâu cay. Nguyễn Khuyến thường dùng nhiều hình thức ẩn dụ khác nhau
- Tú Xương: ông luôn hướng thằng ngòi bút trào phúng của mình vào các đối tượng, mà lột hết những cái xấu xa, giả dối của nó, khi đã mỉa mai, châm biếm thì phải thì phải thật sâu cay, độc địa.

c. Nguyên nhân của sự giống và khác nhau

- Giống nhau: hai ông đều sống cùng dưới một thời đại, xã hội đầy những cảnh chướng tai gai mắt.
- Khác nhau:
+ Đặc trưng của văn học
+ Đặc điểm con người của mỗi nhà thơ:

  • Nguyễn Khuyến là một người thuận lợi trong con đường học vấn, thi cử
  • Tú Xương dẫu có tài năng nhưng con đường khoa cử lao đao, không thuận lợi

+ Hoàn cảnh sống:

  • Nguyễn Khuyến từ nhỏ đã sống ở nông thôn
  • Tú Xương thì hoàn toàn khác, ông sinh ra và lớn lên ở thành thị

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận và nêu cảm nghĩ của bản thân về đặc điểm sáng tác của hai nhà thơ.

Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình. Trang 93 SGK Văn 11

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất
  • Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, trang 10 SGK Ngữ Văn 11
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Dàn ý
  • Bài mẫu
  • Dàn ý
  • Bài mẫu
Bài khác

Dàn ý

1. Mở bài:Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài:

a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông

- Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, cuộc sống cực khổ của người lao động.

- Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

+ Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

+ Tình cảm bạn bè và gia đình.

+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến

+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

- Tú Xương

+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bàiThương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c. Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao: Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

Bài mẫu

Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai người sống trong cùng thời đại, họ đều là những con người rộn ràng, có tấm long yêu nước sâu sắc và tình yêu với thơ văn. Hơn hết, họ đã dùng lời thơ, lời văn của mình để bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích đối với xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh của đất nước. Điều này thể hiện rõ qua các tác phẩm như “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương.

Tuy cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có chung nổi niềm, nổi tâm sự, sự căm ghét, phẩn uất đối với xã hội phong kiến nửa thực dân đương thời. Thế nhưng, do hoàn cảnh sống và thân thế, lai lịch của mỗi người là khác nhau nên giọng thơ của mỗi người được lột tả một cách khác nhau, chúng ta có thể thấy rõ qua các bài thơ, văn của hai người.

Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng học giỏi và đổ đầu cả ba kì thi, thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ông có thời gian ngắn làm quan nhưng vì bất mãn với triều đình nên đã từ quan, về quê làm nghề dạy học, sống cuộc đời thanh bạch. Ông là người có cốt cách thanh cao và có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Ông sống một cuộc đời thảnh thơi và không vướng bận chuyện gì, có niềm vui tao nhã. Điều này đã được tô vẽ thành công qua bài thơ “Câu cá mùa thu”. Bài thơ này đã vẻ ra một bức tranh êm đềm của mùa thu Bắc Bộ, đồng thời cho thấy một tình yêu quê hương, đất nước tuy thầm kín, không bộc lộ rõ ràng, nhưng lại chân thật và đơn giản hơn bao giờ hết. Giọng thơ vô cùng thanh thản. thong thả với thú vui tao nhã là câu cá trong một không gian tĩnh lặng êm đềm, với ao nước trong veo, một chiếc thuyền nhỏ. Sóng chỉ hơi gợn tí, lá bay trong gió, mây thì lơ lững trôi còn cá thì đớp động dưới chân bèo. Nguyễn Khuyến kể chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu và cõi lòng của mình. Trong không gian tĩnh lặng này càng làm ông cảm thấy cô đơn hơn. Một nỗi niềm lo nghĩ ẩn sâu trong tâm hồn ông. Lời thơ của Nguyễn Khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Qua đó, ta cũng có thể thấy được cốt cách thanh cao và sự châm biếm đối với xã hội bấy giờ của ông.

Còn về Tú Xương, ông không thuận lợi trong việc thi cử, phải đi thi nhiều lần và chỉ đỗ tứ tài. Không được cử làm quan như Nguyễn Khuyến, tình cảnh thì khốn khổ, túng thiếu đủ đường. Thơ của ông chính là những tâm huyết của ông, đây như là lời nói với dân, với nước, với đời. Tiêu biểu là bài Vịnh khoa thi hương. Bài thơ là cả một sự phẫn uất, thái độ mỉa mai của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời cũng như con đường thi cử của riêng ông. Đồng thời đã vẽ ra một hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội nửa thực dân phong kiến, và nói lên tâm sự bất lực của mình trước tình cảnh đất nước. Trong bài này, lời thơ của ông viết khá mạnh mẽ thể hiện sự căm ghét vô cùng của ông. Nhưng cũng nói lên sự tiếc nuối không cống hiến được gì cho đất nước, không làm gì để giúp dân, cũng như giúp cho gia đình, vợ con mình. Sự bất lực đành phải bỏ mặc, một nổi đau được thể hiện qua từng câu, từng chữ trong bài thơ.

Hai nhà thơ, cùng một nỗi niềm tâm sự, nhưng hai cách thể hiện, hai tâm tư được bộc lộ ra tuy có khác nhau nhưng đều chung một đích, một con đường mong muốn một xã hội khác, một xã hội không có sự bất công, một xã hội mà không phải chịu xiềng xích, không chịu bất kỳ một ách áp bức nào. Hai nhà thơ, là hai màu sắc, cho ta cảm nhận những giá trị nghệ thuật khác nhau, nền tảng khác nhau nhưng tất cả đều chảy chung một mạch.

Từ những gì mà Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã thể hiện trong các bài thơ của mình chúng ta có thể thấy tuy hai người đều có chung một tình yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước nhưng giọng thơ lại khác nhau đó không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau, cảm nhận khác nhau mà còn ở sự lựa chọn khác nhau, cuộc sống khác nhau.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

  • Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành, trang 10 SGK Ngữ Văn 11

  • Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà Thân Nhân Trung đã nêu trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442, SGK Ngữ Văn 11

  • Đọc truyện Tấm Cám, anh chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? - Ngữ Văn 11

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Tú Xương

Mỗi một nhà thơ nói chung, nhà thơ trào phúng nói riêng cần phải tạo cho mình một cách thể hiện, một giọng điệu riêng tùy tính sáng tạo và sự phát hiện vấn đề, nhìn nhận hiện tượng của từng thi nhân. Vì vậy, khi đặt Nguyễn Khuyến bên cạnh các nhà thơ trào phúng khác mới thấy hết được cái hay của nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến. Còn ông Tú Vị Xuyên – Tú Xương – sống và sáng tác gần thời với cụ Tam Nguyên Yên Đổ, dù rằng Nguyễn Khuyến lớn hơn Tú Xương đến 35 tuổi và mất sau 2 năm.

Do đó, phần nào trong thơ hai người ắt phải có điểm giống nhau và hẳn nhiên phải có những nét đặc sắc riêng. Sinh ra và lớn lên khi đất nước đã “sang nhượng” cho thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến và Tú Xương nhận rõ cái xã hội xô bồ, hỗn tạp, lẫn lộn muôn vạn thứ. Nhập vào không dám, quay đi không nỡ cho nên cứ đứng để nhìn, để phát hiện ra điều ngố, kẽ hở mà cười cợt, chế giễu đôi khi lên đến mức đả kích, châm biếm, phê phán xã hội ấy.

Những lời tự trào

Trước hết, ở Nguyễn Khuyến và Tú Xương, chúng ta đều bắt gặp cái cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh rõ ràng của người quân tử. Cái cười đó đầu tiên hướng về mình. Giọng thơ tự trào của Nguyễn Khuyến:

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.

[Tự trào]

Giọng thơ tự trào của Tú Xương cũng thế:

Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.

[Tự trào]

Hai câu mở đầu của bài “Tự trào” cho thấy nét hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến nổi bật hẳn lên bằng những từ miêu tả: gầy, béo, làng nhàng…Với Tú Xương, hình ảnh được miêu tả hơi khái quát và chua chát nên không hóm hỉnh lắm. Đến hai câu cuối, Nguyễn Khuyến tự nghĩ về mình, tự nghĩ về công danh mình có mà không giúp ích gì cho nước:

Xem thêm: Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ!
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Còn Tú xương thì tự hỏi:

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển dần.

Tú Xương sống để xem thời cuộc chứ ông không trách mình như Nguyễn Khuyến.

Đối tượng trào phúng

Một người sống ở nông thôn, một người gắn bó thành thị, vì vậy đối tượng của cái cười không bao giờ đồng nhất. Nguyễn Khuyến cười nhiều về bọn quan lại, tiến sĩ, ông nghè, ông cống:

Anh mừng cho chú đỗ ông nghè [Mừng ông nghè mới đỗ]

hay:

Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò [Bồ tiên thi].

Đó là bọn “phụ mẫu chi dân” mà lại không lo cuộc sống nhân dân, không lo cho giang sơn xã tắc, chỉ sao “cốt túi mình cho nặng chặt”. Tú Xương cũng cười về bọn quan lại, ông nghè, ông cống:

Chữ “y”, chữ “chiểu” không phê đến
Ông chỉ phê ngay một chữ tiền

[Đùa ông Phủ]

Song, ông cười về bọn chức tước Tây nhiều hơn như ông cò, ông thông, phán, kí, nghị viên… và biết bao nhiêu chuyện xung quanh việc thi cử. Vì sống ở thành thị, Tú Xương tiếp xúc với nhiều “người mới” nên đối tượng trào phúng của ông khá nhiều. Còn Nguyễn Khuyến, ông chỉ chuyên chú vào bọn trụ cột nước nhà để cười, để giễu thì cũng phải lắm chứ!?

Xét cụ thể, chúng ta xem thái độ phê phán quan trường, biểu hiện một mặt lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ Yên Đổ có điểm khác ông Tú Vị Xuyên không?

Vịnh ông Tiến sĩ giấy, Tú Xương chỉ viết:

Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào?
Cũng đòi hoa hốt, cũng trâm bào.
Mỗi năm mỗi tết trung thu đến,
Tôi gặp ông nhưng chẳng muốn chào.

Tôi không công nhận anh vì anh có đỗ ở đâu đâu. Cái đòn bẩy hất nhào đối tượng – xét kỹ ra – chỉ có điểm tựa là cái “Tôi” tác giả. Cũng là Vịnh Tiến sĩ giấy, Nguyễn khuyến viết hóm hỉnh, sâu cay hơn và cũng khái quát hơn:

Xem thêm: Hoa ngữ đến từđâu?

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi.

Sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức: tiến sĩ giấy [hình thức thật] nhưng nội dung giả [thật nhưng làm bằng giấy] đã làm bật ra tiếng cười, một tiếng cười to rõ.

Hay trong bài “Hát tuồng”, Tú Xương tả anh hát tuồng:

Nào có ra chi lũ hát tuồng,
Cũng hò, cũng hát, cũng y uông.
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ,
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn.

Tú Xương mới chỉ đề cập đến cái mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức của đối tượng và nặng về khía cạnh đạo lý. Còn Nguyễn Khuyến làm bài “Lời vợ anh phường chèo”:

Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

Nguyễn Khuyến đã đặt cái cá thể đáng cười trong cả cái tổng thể đáng cười để nhấn mạnh, mở rộng mức độ đáng cười ấy. Hay nói cách khác, từ một cá thể đáng cười, Nguyễn Khuyến nâng lên, bóc trần cả một tổng thể đáng cười đó chính là cả cái triều đình phong kiến bù nhìn kia.

Tuy nhiên, tiếng cười Nguyễn Khuyến rất thâm thúy, tình lý, không hiểm hóc, chua cay, độc địa như tiếng cười ông Tú Vị Xuyên. Tiếng cười Tú Xương xấc xược như đánh thẳng vào đối tượng trào phúng:

Sơ khảo trường Nam bác cử Nhu,
Thật là vừa dốt lại vừa ngu.

[Ông cử Nhu].

hay:

Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt,
Mũi nó gồ gồ, trán nó giô.

[Giễu ông đồ bổn ở phố hàng sắt].

Khác hẳn với cái mạnh bạo đó, Nguyễn Khuyến lại rất thâm trầm:

Xem thêm: Phạm Quỳnh - Người nặng lòng với nhà và canh tân văn hóa

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi.

[Vịnh Tiến sĩ giấy II]

Hình thức nghệ thuật

Cũng như Nguyễn Khuyến, đa số các bài thơ trào phúng của Tú Xương được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt [mặc dù cũng có các thể: phú, lục bát, hát nói…]; ngôn ngữ thơ bình dị [dù có dùng vài tiếng nôm na của bọn vô học: thầy đồ, thầy đạc, dạy học dạy hành, trọc truếch; hoặc dùng những chữ ngoại quốc: cống hỷ, mét xì, xanh căng…]; giọng thơ phóng khoáng, tự nhiên như lời nói thường ngày:

Hà Nam danh giá nhất ông Cò [ Ông Cò]

hay:

Ông về đốc học đã bao lâu? [Chế ông đốc học]

Vì lý do về ngôn ngữ thơ trên nên suy đến cùng ngôn ngữ trào phúng của Tú Xương có lẽ kém bình dị, gần gũi với nhân dân như ngôn ngữ trào phúng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

Về cách ngắt nhịp, ông Tú cũng thường ngắt 4 – 3, giống lối ngắt của Nguyễn Khuyến:

Năm nay ắt hẳn/ gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi/ lọ phải cầu.

[Năm mới chúc nhau].

Tóm lại, so với nghệ thuật trào phúng của Tú Xương – người mà Nguyễn Khuyến gián tiếp giới thiệu cái khía cạnh văn tài trào phúng trong câu khen ngợi: “kế dư chi hậu kỳ Xương hồ” [tạm dịch: nối nghiệp ta sau này có Trần Tế Xương] – chúng ta càng thấy nghệ thuật trào phúng Nguyễn Khuyến càng có nhiều cái hay, mới lạ mà không phải nhà thơ trào phúng nào cũng có được./.

**********

Tài liệu tham khảo:

– Nguyễn Khuyến tác phẩm – Nguyễn Văn Huyền [Sưu tầm – Biên dịch – Giới thiệu] – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984;

– Các nhà thơ cổ điển Việt Nam [ tập 2 ] – Xuân Diệu – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1987;

– Thơ ca trào phúng Việt Nam – Bùi Quang Huy [ Biên soạn ] – Nhà xuất bản Đồng Nai, 1996

Video liên quan

Chủ Đề