So sánh trung gian thương mại

Hiện nay, việc thực hiện giao dịch thương mại thông qua các bên trung gian thương mại rất phát triển. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Các hình thức đều có những đặc điểm riêng, tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa các hình thức này, đặc biệt là đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại. Bài viết dưới đây sẽ phân biệt hai hình thức trung gian thương mại này.

Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm [gọi là bên đại diện] của thương nhân khác [gọi là bên giao đại diện] để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện [theo Khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại 2005].

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian [gọi là bên môi giới] cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ [gọi là bên được môi giới] trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới [theo Điều 150 Luật Thương mại 2005].

+ Đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại đều là hoạt động thương mại, hoạt động trung gian thương mại nhằm mục đích hưởng thù lao theo quy định của Pháp luật thương mại.

+ Chủ thể cung ứng dịch vụ đều phải là thương nhân.

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập trên cơ sở hợp đồng.

+ Hợp đồng thương mại đều mang đặc điểm chung của hợp đồng và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

+ Bên cung ứng dịch vụ không bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh cùng ngành nghề với bên thuê dịch vụ.

Tiêu chí

Đại diện cho thương nhân

Môi giới thương mại

Cơ sở pháp lý

Từ Điều 141 – Điều 149 Luật Thương mại 2005

Từ Điều 150 – Điều 154 Luật Thương mại 2005

Chủ thể

+ Bên cung ứng dịch vụ: Bên đại diện

+ Bên thuê dịch vụ: Bên giao đại diện

Cả bên giao đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân

+ Bên cung ứng dịch vụ: Bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân

+ Bên thuê dịch vụ: Bên được môi giới không bắt buộc phải là thương nhân

Hình thức hợp đồng

Bằng văn bản hoặc hình thức khác có gái trị pháp lý tương đương

Do luật không quy định nên có thể hiểu rằng: hình thức của hợp đồng tuân theo pháp luật dân sự gồm có: văn bản, lời nói hoặc hành vi

Phạm vi đối tượng hợp đồng

Trong mọi lĩnh vực của hoạt động thương mại

Chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, hoạt động hàng hải, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm.

Bên nhân danh

Bên đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch

Bên môi giới nhân danh chính mình khi thực hiện các giao dịch

Mối quan hệ

Mối quan hệ giữa các bên thường ổn định, bền vững, mang tính lâu dài

Mối quan hệ giữa các bên thường mang tính mùa vụ, từng vụ việc hoặc lâu dài

Trách nhiệm pháp lý

+ Bên đại diện nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. Bên đại diện không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thứ ba trong phạm vi đại diện.

+ Bên giao đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch do bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện

+ Bên môi giới chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý, không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán, thực hiện hợp đồng.

+ Các bên được môi giới tự mình chịu trách nhiệm đối với các giao dịch do mình xác lập.

Qua đây, ta có thể thấy những điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức trung gian thương mại đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại. Phân biệt rõ ràng hai hình thức này, tránh sự nhầm lẫn về quyền và nghĩa vụ cũng như các vấn đề liên quan khác.

CafeLand - Bên cạnh việc giao dịch trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp nên cân nhắc các hình thức trung gian thương mại để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường.

Có 4 hình thức trung gian thương mại bao gồm: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Ủy thác mua bán hàng hóa; Đại lý thương mại.

1. Đại diện cho thương nhân

Đại diện cho thương nhân được cho là hình thức trung gian thương mại phổ biến nhất trên thế giới. Theo Luật Thương mại năm 2005: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm [gọi là bên đại diện] của thương nhân khác [gọi là bên giao đại diện] để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”.

Đặc điểm:

Chủ thể: Bên giao đại diện và bên đại diện.

Điều kiện: Cả hai bên đều phải là thương nhân.

Trong quan hệ đại diện, người làm đại diện phải giao dịch với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện và phải hành động theo sự hướng dẫn của bên giao đại diện.

Phạm vi đại diện: Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.

Hình thức pháp lý: Thông qua Hợp đồng đại diện cho thương nhân. Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương.

2. Môi giới thương mại

Theo Luật Thương mại 2005: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian [gọi là bên môi giới] cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ [gọi là bên được môi giới] trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

Đặc điểm:

Chủ thể: Bên môi giới và bên được môi giới. Điều kiện: Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân và phải có đăng kí kinh doanh ngành nghề môi giới thương mại.

Phạm vi môi giới: Phạm vi môi giới thương mại khá rộng, bao gồm tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cho phép Hình thức pháp lí: Thông qua hợp đồng môi giới.

3. Ủy thác mua bán hàng hóa

Theo Luật thương mại 2005: “Ủy thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác”.

Đặc điểm:

Chủ thể: Bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

Điều kiện: Bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân, nhưng bên nhận ủy thác bắt buộc phải là thương nhân.

Bên nhận ủy thác sử dụng danh nghĩa của chính bên nhận ủy thác để mua hoặc bán hàng hóa thay cho bên ủy thác. Đồng thời, bên ủy thác không được quyền ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nếu như không có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.

Phạm vi: Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa trong phạm vi ủy thác của bên ủy thác. Hình thức pháp lý: Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bắt buộc phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương.

4. Đại lý thương mại

Theo Luật Thương mại 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.

Đặc điểm:

Chủ thể: Bên giao đại lý và bên đại lý.

Điều kiện: Cả hai bên đều phải là thương nhân.

Trong quan hệ thương mại này, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để giao dịch với khách hàng.

Phạm vi: Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng.

Chủ Đề