So sánh tuyên ngôn độc lập với tây tiến năm 2024

Lạc đà vicuna chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người Peru và là biểu tượng quốc gia xuất hiện trên quốc huy

  • DS xeplop TA 49K - sinh 11
  • BAN CAM KET - bcc
  • Sự khác biệt của nhạc thính phòng và giao hưởng - Tìm trên Google
  • Pdf Toan5 Tuan04 01 - Lop 5 cũ

Related documents

  • 2 - file kien de phuong trinh dao dong
  • Essay tham khảo - Please give as much imformation as possible.
  • 15254 - Please give as much imformation as possible.
  • New Microsoft Word Document
  • Cải tổ của ông LÊ Thánh TÔNG
  • Lớp 6 - Tổng hợp lí thuyết KHTN 6

Preview text

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH

  • Đối tượng: viết cho ai + nhân dân Việt Nam
    • nhân dân tiến bộ Thế Giới
    • thế lực thù địch trên Thế Giới
  • Mục đích: viết để làm gì + tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam
    • thông báo với nhân dân Thế Giới
    • cảnh cáo với các thế lực thù địch
  • Nội dung: viết cái gì + cơ sở pháp lý
    • cơ sở thực tế
    • lời tuyên bố độc lập
  • Hình thức: viết như thế nào -> phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh ở thể loại văn chính luận

A. CHUNG [mở, kqc, đgc, kết]

  1. Mở bài:
  2. Tác giả: Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp vẻ vang ấy Hồ Chí Minh còn là một tác giả văn học với di sản đồ sộ ở nhiều thể loại
  3. Tác phẩm: Tuyên Ngôn Độc Lập không chỉ là một văn kiện chính trị trọng đại mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực
  4. Thân bài: a, Khái quát chung:
  5. Hoàn cảnh sáng tác: Tuyên Ngôn Độc Lập ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt
    • Hoàn cảnh lịch sử: chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nổi dậy giành chính quyền. 26/8/1945 Hồ Chí Minh về thủ đô Hà Nội tại số nhà 48 hàng Ngang, Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. 2/9/ tại quảng trường Ba Đình đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  6. Hoàn cảnh văn học: trong lịch sử văn học dân tộc đã chứng kiến 3 tác phẩm văn học được xem là 3 Bản Tuyên ngôn gồm: bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà tương truyền của Lý Thường Kiệt và thiên cổ hùng văn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi... Trong đó Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh được khẳng định là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.

d, Đánh giá chung: Như vậy bằng phong cách chính luận mẫu mực, nghệ thuật trích dẫn, lập luận chặt chẽ, sắc sảo kết hợp với ngôn ngữ giọng điệu biến đổi linh hoạt đoạn văn đã đưa ra những cơ sở pháp lý đúng đắn nhất, khoa học nhất và có sức thuyết phục cao nhất khi khẳng định chủ quyền của dân tộc. 3. Kết bài: Tuyên Ngôn Độc Lập không chỉ là văn kiện chính trị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà còn là tâm nguyện lớn nhất trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong đó, đoạn văn trên đã khẳng định tài năng, tầm văn hóa của người khi khẳng định tài năng, tầm văn hóa của Người khi khẳng định chủ quyền của mỗi quốc gia. B. PHÂN TÍCH CÁC ĐỀ ĐỀ 1: Hãy phân tích đoạn văn sau trong tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước... đó là những lẽ phải không ai chối cãi được...” từ đó chứng minh Tuyên Ngôn Độc Lập đã đưa ra cơ sở pháp lý đúng đắn nhất, khoa học nhất, khách quan nhất và có tính thuyết phục cao nhất để khẳng định nền độc lập của dân tộc ta.

  1. Mở bài:
  2. Trong đó đoạn văn “Hỡi đồng bào cả nước... đó là những lẽ phải không ai chối cãi được...” đã đưa ra cơ sở pháp lý đúng đắn nhất, khoa học nhất, khách quan nhất và có tính thuyết phục cao nhất để khẳng định nền độc lập của dân tộc ta.
  3. Thân bài: a, Khái quát chung:
  4. Vị trí đoạn trích: văn bản trên nằm ở phần đầu của Bản Tuyên ngôn khi tác giả đã đưa ra những căn cứ pháp lý [cơ sở pháp luật] để khẳng định nền độc lập của dân tộc b, Phân tích:
  5. Cũng như bản Tuyên Ngôn Độc Lập trước đó Hồ Chí Minh đã mở đầu Bản Tuyên ngôn bằng việc đưa ra cơ sở pháp lý, đây là những căn cứ về mặt pháp luật nhằm khẳng định chủ quyền của một dân tộc với mục đích thuyết phục người đọc và người nghe.
  6. Hồ Chí Minh mở đầu Bản Tuyên ngôn bằng lời hô gọi bình dị và thân thuộc ‘Hỡi đồng bào cẩ nước’ đây không chỉ là câu văn tạo sự chú ý, tập trung đối với người đọc và người nghe mà còn hướng đồng bào cả nước đến giây phút thiêng liêng, trọng đại – chứng kiến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  7. Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai Bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nước Pháp năm 1791 – đây là hai văn kiện chính trị mang tầm nhân loại.
  8. Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục tuyệt đối bởi tác giả không chỉ đưa ra những cơ sở pháp lý mà còn đưa ra cơ sở thực tiễn để khẳng định nền độc lập d, Đánh giá chung: đoạn văn đã đưa ra những cơ sở pháp lý đúng đắn nhất, khoa học nhất và có sức thuyết phục cao nhất khi khẳng định chủ quyền của dân tộc. ĐỀ 2: Anh chị hãy phân tích đoạn văn sau trong văn bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh: ‘Thế mà... chế độ Dân chủ - Cộng hòa’ từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ở thể loại văn chính luận
  9. Mở bài:
  10. Trong đó đoạn văn ‘Thế mà... chế độ Dân chủ - Cộng hòa’ đã đưa ra cơ sở thực tế để khẳng định nền độc lập của dân tộc từ đó thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ở thể loại văn chính luận.
  11. Thân bài: a, Khái quát chung:
  12. Vị trí đoạn trích: văn bản trên nằm ở phần hai của Bản Tuyên ngôn sau khi Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai Bản Tuyên ngôn của nước Pháp và nước Mỹ là cơ sở pháp lý thì đến phần hai tác giả đã đưa ra cơ sở thực tiễn [tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập] b, Phân tích:
  13. Đoạn văn mở đầu bằng lập luận liên kết có tính chất đối nghịch ‘thế mà’ đây là lập luận có tính chất phản kháng nhằm lên án những hành động trái vỡi những kết luận mà hai Bản Tuyên ngôn đã đưa ra. Sau đó Hồ Chí Minh đã khẳng định hành động ‘lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, bác ái’ của thực dân Pháp để từ đó đi đến kết luận là vạch trần tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam ‘cướp nước ta gây áp bức đồng bào ta’ đây là hành động đi ngược với chính nghĩa, phản bội lại thành quả của nhân loại
  14. Tội ác của thực dân Pháp: đoạn văn đã nêu lên những tội ác cuả thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trong suốt 80 năm trong đó Hồ Chí Minh không kể lể dài dòng mà chỉ tóm tắt các chi tiết tiêu biểu, khái quát như:
  15. Chính trị: trái ngược với lời rêu rao ‘khai hóa’ thực dân Pháp đã thi hành những chính sách chính trị dã man nhất đối với nhân dân ta như: không cho nhân dân ta chút quyền tự do dân chủ nào, lập ra ba chế độ khác nhau ở ba miền Bắc, Trung, Nam để ngăn cản sự thống nhất; lập ra nhà tù nhiều hơn trường học; dùng rượu cồn, thuốc phiện để tha hóa nòi giống... tất cả hướng đến mục đích ngu dân để cai trị.
  16. Kinh tế: thực dân Pháp tiến hành bóc lột chúng ta đến tận xương tủy bằng cách lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý; cướp không hầm mỏ nguyên liệu, giữ độc quyền xuất cảng và nhập cảng; không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên... hậu quả là nạn đói khủng khiếp năm 1945 khiến hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
  17. Quân sự: dù rao giảng là bảo hộ nhưng kì thực dân Pháp coi Việt Nam là một món hàng để trao đổi, buôn bán thế nên ‘chỉ trong vòng 5 năm chúng đã 2 lần bán nước ta cho Nhật’ thậm chí khi việt minh kêu gọi người Pháp chống Nhật, thực dân Phap không những không đồng ý mà còn thẳng tay khủng bố, thậm chí còn tàn ác hơn nữa là đến khi thua chạy chúng còn giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng. => Tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta là: xâm lược, áp bức, bóc lột.
  18. Qúa trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:
  19. Tác giả đã tóm tắt quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta bằng lời khẳng định tư tưởng nhân đạo ‘thế nhưng với người Pháp nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo’ đây là lập luận thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa... bằng những việc làm như: bảo vệ tính mạng và tài sản của người Pháp, đưa họ chạy ra khỏi biên thủy...
  20. Đoạn văn đa khẳng định hai sự thực lịch sử: điệp ngữ ‘sự thực là’ nhấn mạnh về mặt bản chất sự kiện lịch sử: từ năm 1940 nước ta là thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp, nước ta giành lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp...
  21. Đoạn văn đã khẳng định thành quả của Cách mạng: Pháp chạy – Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị... từ đó nước ta xây dựng chế độ xã hội mới. c, Nhận xét:
  22. Đoạn văn trên đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ở thể loại văn học chính luận trong các phương diện sau:
  23. Đoạn văn ngắn gọn, súc tích, không kể lể dài dòng mà chỉ khái quát những mặt tiêu biểu.
  24. Đoạn văn đã đưa ra những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu đó là những sự thực lịch sử có tính thuyết phục như: 2 lần bán nước ta cho Nhật, nạn đói năm 1945, giết tù chính trị...
  25. Đoạn văn đã sử dụng lập luận chặt chẽ, khúc chiết: thế mà, tuy nhiên sự thực là... các lập luận này thuyết phục người đọc và người nghe một cách logic.
  26. Đoạn văn cũng sử dụng ngôn ngữ sắc sảo và giọng điệu đanh thép, mạnh mẽ [phần tố cáo tội ác của giặc] khi thì đau xót [phần nói về đau thương, mất mát của nhân dân] tất cả tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau. d, Đánh giá chung: đoạn văn đã đưa ra những nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ở thể loại văn chính luận.
  27. Không chỉ dừng lại ở đó Bản Tuyên ngôn còn đưa ra bằng chứng không thể chối cãi đó là những hành động đấu tranh giành độc lập bề bỉ và kiên trì của nhân dân Việt Nam: ‘gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, gan góc đứng về phe đồng minh mấy năm...’ thì tự do và độc lập là thành quả tất yếu. Đây là những căn cứ xác thực và hùng hồn nhất.
  28. Bản Tuyên ngôn khép lại bằng lời tuyên bố độc lập với lập luận ‘vì những lẽ trên’ đây là lập luận khẳng định đanh thép và hùng hồn:
    • Nội dung: lời tuyên ngôn khẳng định: nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập đó là quyền của bất cứ một dân tộc nào trên Thế Giới. Lời tuyên ngôn cũng khẳng định lại một lần nữa ‘sự thực đã thành 1 nước tự do, độc lập’
    • Lời khẳng định: ‘ toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy...’ Đây là lời cảnh báo các thù lực đang có âm mưu xâm lược nước ta. Đó không chỉ là ý chí mà còn là sự quyết tâm sắt đá của nhân dân Việt Nam quyết bảo về đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc. c, Nhận xét:
  29. Đoạn văn trên là kết tinh của Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhâ dân ta bởi:
    • So với 2 Bản Tuyên ngôn trước đó: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ta thấy Tuyên Ngôn Độc Lập đã kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ, đó là tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc và lòng yêu chuộng hòa bình.
    • Tuyên Ngôn Độc Lập đã tiến xa hơn khi đưa ra được những cơ sở pháp lý, pháp luật có tính chất d, Đánh giá chung: đoạn văn đã đưa ra kết luận: Tuyên Ngôn Độc Lập chính là kết tinh của Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm

 1. Nắm được kỹ năng phân tích đoạn thơ

  1. Lưu ý trích đoạn
  2. Quy trình phân tích: + giới thiệu
    • trích thơ: xuống dòng, để trong “ ”, lùi vào giữa dòng
    • quy trình phân tích: nghệ thuật -> nội dung

TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

A. CHUNG [mở, kqc, đgc, kết]

  1. Mở bài:
  2. Tác giả: Quang Dũng là một nghệ sỹ đa tài, ngoài viết thơ ông còn vẽ tranh và sáng tác truyện.
  3. Tác phẩm: Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ của Quang Dũng: phóng khoáng , hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
  4. Thân bài: a, Khái quát chung:
  5. Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến được viết tại Phù Lưu Chanh [1 làng nhỏ thuôc tỉnh Hà Đông, năm 1948] khi Quang Dũng đã rời xa Tây Tiến.
  6. Xuất xứ: bài thơ được in trong tập Mây đầu ô
  7. Nhan đề: ban đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến những sau đó tác giả đã bỏ từ ‘nhớ’ bởi đây là cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ. Tây Tiến là tên của một binh đoàn hoạt động ở vùng rừng núi khó khăn, hiểm trở. Lính Tây Tiến chủ yếu là những học sinh, sinh viên tri thức hà thành lãng mạn và hào hoa. d, Đánh giá chung: Như vậy với bút pháp lãng mạn, kết hợp với sự tài hoa, độc đáo riêng cho phong cách của mình cùng các biện pháp nghệ thuật như: điệp, đối, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,... Quang Dũng đã khắc họa bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống từ đó làm nổi bật hình ảnh người lính Tây Tiến với 3 nét đẹp đặc trưng: hào hoa, hào hùng, bi tráng...
  8. Kết bài: Tóm lại, Quang Dũng là nhà thơ đa tài đồng thời ông vừa cầm súng vừa cầm bút vì vậy mỗi tác phẩm của mình, Quang Dũng luôn gắn kết giữa hiện thực lãng mạn, hào hoa hào hùng, bi tráng bất khuất... Tây Tiến nói chung và đoạn thơ trên nói riêng đã xây dựng hình ảnh người lính Tây Tiến với những nét riêng biệt độc đáo nhất. B. PHÂN TÍCH CÁC ĐỀ ĐỀ 1: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng, từ đó nhận xét về vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ... Mai Châu mùa em thơ nếp xôi”
  9. Mở bài:

nhiên nơi rừng sâu, nước đỏ, sương lấp đường, khuất mặt người lính mệt mỏi. Tuy nhiên họ vẫn lãng mạn trong đêm hơi mờ ảo + Hai câu thơ tiếp “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Điệp từ ‘dốc’ đã chia câu thơ thành 2 vế, ‘dốc lên’ là hình ảnh đèo cao; ‘dốc thăm thẳm’ là vực sâu. Số từ ‘ngàn thước’ mang tính chất ước lệ, dốc cao cao đến vô cùng, vực sâu sâu đến vô tận. Các từ láy tượng hình ‘khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút’ đã diễn tả cảm nhận của người lính Tây Tiến về sự hiểm nguy, gập ghềnh, heo hút của thiên nhiên núi rừng trên những chặng đường hành quân. Hình ảnh nhân hóa ‘súng ngửi trời’ không chỉ diễn tả hình ảnh thực – khi lên đến đỉnh đèo tầm vóc của người lính Tây Tiến ngang với trời đất mà còn mang ý nghĩa tượng trưng thể hiện vẻ đẹp lãng mạn. hài hước, dí dỏm trong đó nóng súng của người lính chạm vào trời xanh, ngửi đến mây trời. Như vậy ngoài vẻ đẹp lý tưởng về tầm vóc, câu thơ còn thể hiện sự hào hoa, trang nhã của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân. + Hai câu thơ tiếp theo: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Nghệ thuật đối ‘lên – xuống’, số từ ‘ngàn thước’ đã khắc họa hính ảnh đèo cao, vực sâu. Tuy nhiên vượt qua đèo cao, vực sâu là đạt đến những cảm nhận, cảm giác chiến thắng thiên nhiên, chinh phục khó khăn. Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Toàn vần bằng thể hiện tâm trạng nhẹ tênh, thênh thang của người lính khi vượt qua khó khăn, gian khổ.

  • Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều Chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
    • Bi tráng là vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo, riêng biệt bởi trong văn học Cách Mạng các tác giả thường tránh nói đến đau thương, mất mát vì sợ ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu, ý chí chiến đấu của người lính... Quang Dũng lại có quan niệm khác, ông coi hy sinh mất mát là hiện thực tất yếu của chiến tranh và giá trị của chiến thắng vì vậy dù Tây tiến được viết bằng bút pháp lãng mạn nhưng không dưới 3 lần Quang Dũng đề cập đến sự hy sinh, mất mát trong đó: 4 câu thơ trên là 1 ví dụ điển hình
  • Trong cách nhìn nhận, cảm nhận của Quang Dũng cái chết được xem ‘nhẹ tựa lông hồng’ đó là 1 giấc ngủ quên, 1 sự đãng trí: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” Từ láy ‘dãi dầu’ đã tái hiện những gian truân vất vả, dãi gió dầm mưa mà người lính Tây Tiến đã vượt qua và vì ‘dãi dầu’ mà ‘gục lên súng mũi’ tức là ngã xuống, nằm xuống như 1 giấc ngủ quên, tư thế ‘gục lên súng mũi’ thể hiện sự kiêu hùng đó là khoảnh khắc nghỉ ngơi sau những chặng đường hành quân gian khổ... Cái chết nhẹ nhàng không tang thương, không bi lụy bởi biết giá trị của sự hy sinh. Như vậy cái chết của người lính Tây Tiến được cảm nhận một cách nhẹ nhàng, đó là giá trị của lý tưởng.
  • 2 câu thơ cuối với các điệp từ ‘chiều chiều, đêm đêm’ đã phác họa lại những không gian khác nhau trong một ngày, những thời gian có tính chất lặp lại liên tục những âm thanh quen thuộc của đại ngàn đó là tiếng thác gầm thét, tiếng gầm rú tạo nên những âm thanh là ‘oai linh’ của rừng thẳm như khúc tráng ca linh hồn người lính; địa danh Mường Hịch xuất hiện trong câu thơ không những tạo nên không gian của núi rừng hoang vu, hiểm trở mà còn gợi nhớ, gợi nhắc về những miền quê, những vùng đất nơi đoàn binh Tây Tiến đi qua...
  • Đoạn thơ kết thúc bởi 2 câu thơ: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Thán từ ‘ôi’ được sử dụng như một tiếng gọi thiết tha: Tây Tiến ơi – ôi Tây Tiến. Từ tiếng gọi ấy người lính Tây Tiến nhớ về những kỷ niệm giản dị nhất: mùi cơm xôi, mùi hương nếp xôi... những kỷ niệm đời thường thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người lính Tây Tiến với những mành đất đã đi qua. c, Nhận xét:
  • Đoạn thơ trên đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến đây là vẻ đẹp riêng của người lính – thanh niên trí thức hà thành hào hoa và thanh lịch khác với vẻ đẹp giản dị và chân chất của người nông dân mặc áo lính.
  • Bi tráng cũng là nét độc đáo riêng khi khắc họa người lính Tây Tiến với những đau thương mất mát mà không bi lụy, bi thương.

đây chính là hồn người, hồn của tình yêu cuộc sống...

  • Những kỷ niệm về thiên nhiên và con người Tây Bắc: bốn câu thơ có cấu trúc của 2 câu hỏi với từ để hỏi: có nhớ, có thấy... Đây là kiểu câu hỏi không hướng đến câu trả lời mà hướng đến sự gợi nhớ, gợi nhắc, nhớ ‘hồn lau’ là nhớ về thiên nhiên; nhớ ‘dòng người’ là nhắc lại kỷ niệm. Như vậy trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến, từ bông lau, dòng người thậm trí là 1 cành hoa đung đưa nơi dòng nước lũ cũng in đậm trong trái tim đó là dáng vẻ đung đưa rất riêng của núi rừng Tây Bắc... Tất cả hiện lên trong vẻ đẹp yên ả và thanh bình với tình quân dân giản dị, nồng ấm. c, Nhận xét: Khi viết về đề tài người lính tình cảm quân dân là khía cạnh không thể thiếu tuy nhiên với mỗi tác giả lại có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau với Chính Hữu trong bài thơ Đồng chí tình quân dân về nỗi nhớ làng quê: nước mặn đồng chua cày lên sỏi đá... còn với Quang Dũng đó là những kỷ niệm lãng mạn, hào hoa như những người tình nhân, tình yêu. Đây chính là sự lãng mạn của người thanh niên trí thức hà thành. d, Đánh giá chung: Quang Dũng đã khắc họa những kỷ niệm, những nỗi nhớ của người lính trên chặng đường hành quân từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tình quân dân. ĐỀ 3: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng, từ đó nhận xét về vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
  • Mở bài:
  • Trong đó đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành” đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân.
  • Thân bài: a, Khái quát chung:
  • Ví trí: đoạn thơ trên nằm ở phần thứ hai của bài thơ Tây. Nếu ở phần I và phần II tác giả hồi tưởng lại những kỷ niệm về người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân gian khổ cũng như những kỷ niệm về tình quân dân thì đến đoạn thơ

thứ III, Quang Dũng tập trung khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, bi tráng – 1 vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của người lính Tây Tiến. b, Phân tích:

  • Cũng như những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, người lính Tây Tiến sống và chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt ngoài cuộc chiến không cân sức với kẻ thù người lính Tây Tiến còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, gian khổ như: địa hình hoạt động là vùng núi cao, hiểm trở, thiếu thốn, thuốc men, lương thực, bệnh tật sốt rét rừng, thú dữ ngày đêm rình rập khiến cho cuộc sống của người lính luôn đối mặt với sự hy sinh, mất mát bất cứ lúc nào... tuy nhiên trong cảm nhận của Quang Dũng và ngươi lính Tây Tiến đây chính là thử thách để họ khẳng định ý chí, nghị lực, bản lĩnh của mình vì vậy câu thơ
    • Từ phủ định ‘không’ trong câu thơ ‘không mọc tóc’ đã tái hiện một hiện thực đó là những người lính Tây Tiến không mọc tóc do do bệnh tật, sốt rét rừng,.. nhiên, khôn mọc tóc là lối nói chủ động thể hiện tư thế làm chủ hoàn cảnh, từ khí thế của người anh hùng trong mọi hoàn cảnh, không những thế hình ảnh ‘đoàn binh không mọc tóc’ còn gợi cho người đọc liên tưởng đến những chiến binh sát thát tự cạo trọc đầu của mình để thể hiện ý chí quyết tâm...
    • Hình ảnh ‘quân xanh màu lá’ vốn là hình ảnh thực của người lính Tây Tiến vì thiếu thốn thuốc men, lương thực nên ốm yếu, xanh xao tuy nhiên với Quang Dũng đó là màu xanh của lá rừng, màu của sự oai hùng và uy nghiêm ‘dữ oai hùm’ => Cùng nói về hoàn cảnh gian khổ nhưng Quang Dũng không sử dụng bút pháp tả thực như Chính Hữu: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” [Đồng chí- Tố Hữu] mà ngược lại Quang Dũng nhìn hiện thực bằng con mắt lãng mạn, hào hoa để người lính Tây Tiến luôn là người anh hùng, người làm chủ trong mọi tình thế.
  • Không chỉ chủ động trong khó khăn, người lính Tây Tiên còn..ãng mạn, hào hoa ở mọi thời điểm: “Mắt chừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” các từ ‘mộng’, ‘mơ’ đã tái hiện đời sống tâm hồn của người lính Tây Tiến dù ‘không mọc tóc, xanh màu lá’ nhưng họ vẫn có một tâm hồn lãng mạn, bay bổng để mơ về những miền đất xa để gửi hồn mình qua biên giới, mơ về dáng hình thiếu nữ Hà thành- dáng kiều thơm...Đó là một người con gái, một mối tình, một lời hẹn ước, một thứ động lực để họ ra đi chiến đấu. Khác với nỗi nhớ ‘giếng nước, gốc đa’ của người lính trong bài thơ Đồng chí, nỗi nhớ của người lính Tây Tiến luôn đậm chất lãng mạn, hào quang của thanh niên tri thức Hà thành.
  • Vẻ đẹp bi tráng:

c, Nhận xét:

  • Như vậy đoạn thơ đã khắc họa vẻ đẹp độc đáo của người lính Tây Tiến đó là sự hào hoa, lãng mạn của thanh niên Hà thành, sự hào hùng của những người lính nguyện hi sinh cả cuộc đời cho đất nước. Vẻ đẹp bi tráng của những tử sĩ trong khó khăn, gian khổ thậm chí là cái chết vẫn hiên ngang, bất khuất,...Đây chính là điểm riêng biệt làm nên vẻ đẹp của người lính tri thức Hà thành.

VIỆT BẮC – TỐ HỮU

PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU PHONG CÁCH THƠ QUANG DŨNG

-Trữ tình – chính trị - Lãng mạn – hào hoa => + xuất thân + hành động + suy nghĩ

  • Ngôn ngữ: quen thuộc - Ngôn ngữ: phóng khoáng
  • giọng điệu: tâm tình, ngọt ngào - Liên tưởng độc đáo
  • Tính dân tộc => + hình thức: lục bát, xưng hô...
    • nội dung: lối sống ân tình
      • Hình ảnh: chất thơ

A. CHUNG [mở, kqc, đgc, kết]

  1. Mở bài:
  2. Tác giả: Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách Mạng, ở ông có sự thống nhất của ba con đường: đường đời, đường Cách Mạng, đường thơ.
  3. Tác phẩm: Việt Bắc được xem là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc
  4. Thân bài: a, Khái quát chung:
  5. Hoàn cảnh sáng tác: Chiến dịch Điện Biên Phủ chiến thắng, miền Bắc được giải phóng. Tháng 10/1954 cán bộ Cách Mạng rời khỏi chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân cuộc chia tay có tính chất lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc
  6. Xuất xứ: bài thơ nằm trong tập thơ cùng tên – tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thời ký kháng chiến chống Pháp.
  7. Nhan đề: Việt Bắc là tên của căn cứ chiến khu Cách Mạng gồm 6 tình miền núi phía Bắc: Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên, Thái d, Đánh giá chung: Như vậy, với bút pháp lãng mạn, trữ tình , chính trị cùng các biện pháp tu từ, điệp, đối,..ác giả đã diễn tả thành công tâm trạng của đồng bào Việt Bắc trong cuộc chia ly với cán bộ Cách mạng với những năm tháng gian khổ...Đồng thời tái hiện lại những năm tháng kháng chiến chống Pháp để từ đó nhấn mạnh ân tình cách mạng...
  8. Kết bài: Có ý kiến cho rằng mỗi tác phẩm văn học là lịch sử dân tộc và lịch sử của tâm hồn con người. "Việt Bắc" không chỉ tái hiện lại một thời kì lịch sử oanh liệt mà còn khắc sâu ân tình cách mạng. Đó là vẻ đẹp của dân tộc và con người Việt Nam. Đoạn thơ trên là minh chứng tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp của tình quân dân. B. PHÂN TÍCH CÁC ĐỀ ĐỀ 1: Nêu cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu “Mình về mình có nhớ ta ... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
  9. Mở bài:
  10. Trong đó đoạn thơ: “Mình về mình có nhớ ta ... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” Là tâm trạng của người ở lại – đồng bào Việt Bắc với người ra đi – cán bộ Cách Mạng từ đó đã thể hiện phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu.
  11. Thân bài: a, Khái quát chung:
  12. Ví trí: đoạn thơ trên nằm ở phần đầu của bài thơ, là lời của người dân Việt Bắc gứi gắm đến cán bộ Cách Mạng ở miền xuôi.

Không biết nói gì vì có nhiều điều để nói, là cảm xúc lắng đọng nên không nói thành lời...Đó là lúc mọi âm thanh, mọi ngôn ngữ đều trở nên bất lực khi tâm trạng và cảm xúc dâng trào.  Như vậy, bốn câu thơ trên không chủ động tái hiện buổi tiễn đưa mà còn góp phần khắc họa nỗi lòng của người đi kẻ ở trong một cuộc tiễn đưa ân tình cách mạng.

  • 6 câu thơ tiếp:
  • Sáu câu thơ tiếp theo là lời của người ở lại hồi tưởng lại những kỷ niệm với người ra đi: “Mình đi, có nhớ những ngày ... Trám bùi để rụng, măng mai để già.”
  • Sáu câu thơ trên sử dụng điệp cấu trúc với hình thức câu hỏi với các từ để hỏi “có nhớ”, “nhớ không”. Với dạng câu hỏi này, người hỏi không hướng đến mục đích trả lời mà hướng tới sự gợi nhớ, gợi nhắc về những kỷ niệm đã qua với nỗi băn khoăn không biết cán bộ cách mạng khi về miền xuôi có còn nhớ những kỷ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ..ụm từ “những ngày”, “chiến khu” đã tái hiện những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp với thiên nhiên khắc nghiệt “mưa nguồn suối lũ”, “mây cùng mù”.. khi nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề “mối thù nặng vai”. Như vậy, 4 câu thơ tái hiện lại những ngày tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến gian khổ...
  • Khổ thơ khép lại bằng những lời bộc bạch, giản dị và chân thành: “Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già.” Trám bùi và măng mai được xem là những đặc sản của vùng núi cao Tây Bắc và theo tác giả, sau cuộc chia tay với cán bộ cách mạng thì nỗi nhớ khiến cho người ở lại cũng ngẩn ngơ tới mức trám để rụng, măng để già...Đây là cách nói dân giã, hiểu như người xưa là “vắng một người không gian bỗng trở nên trống vắng”.
  • 6 câu thơ cuối: “Mình đi, có nhớ những nhà ... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ?”
  • Sáu câu thơ cuối vẫn sử dụng kết cấu của dạng câu hỏi tu từ với từ để hỏi “có nhớ”, “còn nhớ” nhằm hướng đến sự gợi nhớ, gợi nhắc những kỷ niệm với người ra đi đồng thời bộc lộ sự băn khoăn, dây dứt của người ở lại trong tâm trạng không biết, không hiểu người ra đi có nhớ, còn nhớ hay không. Cũng trong đoạn thơ, tác giả khái quát lại những khó khăn, gian khổ trong những năm đầu cảu cuộc kháng chiến: “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”. Nghệ thuật đối có tác dụng nhấn

mạnh những khó khăn, vất vả và nhiệm vụ nặng nề mà quân ta đã phải trải qua. Từ đó nhấn mạnh tấm lòng son sắt của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng: “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” Từ đó tác giả khái quát lại cả một thời lịch sử đó là những mốc lịch sử gắn với những sự kiện quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp. + Đoạn thơ khép lại bằng hai địa danh gắn liền với hai sự kiện lịch sử hiện đại: cây đa Tân Trào – gắn với hội nghị quốc dân ở Tân Trào và mái Hồng Thái – nơi làm lễ xuất quân truyền thuyết giải phóng quan...Đây là những bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, vì vậy Tố Hữu được mệnh danh là người viết lịch sử bằng thơ. c, Nhận xét:

Chủ Đề