So sánh văn hóa giao tiếp việt anh

-Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, dễ hiểu -Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử người Mỹ rất chú trọng sự thẳng thắn và phong thái thoải mái. Họ không thích sự dè dặt và không đặt nặng các lễ nghi xã hội, miễn là trong các mối quan hệ này vẫn còn sự tôn trọng lẫn nhau. -Người Mỹ luôn thích trao đổi và nhận xét thẳng thắn nhưng vẫn đi cùng sự tôn trọng. Mọi thứ đều được giải quyết một cách gọn gàng và không mất quá nhiều thời gian bởi họ không thích sự vòng vo mà đi thẳng và không rời xa vấn đề. -Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa Mỹ và có đôi khi nó lại quan trọng hơn ngôn ngữ giao tiếp. Bởi Allan Pease đã từng nói rằng “ Ngôn ngữ có thể nói dối nhưng ngôn ngữ cơ thể luôn luôn nói thật”, và điều này được thể hiện qua cách bắt tay, cách đứng hay cách ngồi, thậm chí là nét mặt cũng sẽ phản ánh được tâm tư,suy nghĩ của bản thân họ. -Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt, dùng cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay.

b. Văn hóa Pháp:

-Người Pháp thường rất vui vẻ, dí dỏm và lịch sự, khéo léo trong giao tiếp. Họ chú trọng nhiều đến hình thức bên ngoài và cho rằng cách ăn mặc, nói năng điệu bộ cử chỉ của một người phản ánh trình độ văn hóa và giáo dục của người đó.

-Khi gặp chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. -Ở Pháp những người thân không phân biệt chức vị thường gọi nhau bằng anh chị, tên riêng. Trong công sở mọi người cũng gọi nhau như thế. -Người Pháp không thích đề cập những chuyện riêng tư trong gia đình hay bí mật trong kinh doanh

căn hóa Nga

-Người Nga thật thà thẳng thắn, dễ gần,rộng lượng, chân thanh trong các mối quan hệ. -Họ không ăn mặc, trang điểm lòe loẹt. -Xưng hô bằng tên của họ đi kèm tên của người cha. -Khi khách quý đến thăm, thường có lễ bánh mì và muối để bày tỏ tình cảm chân thành, mặn mà. Khách không nên từ chối mà hãy bẻ một mẩu bánh, chấm vào muối rồi nhấm nháp.

-Người Nga thích uống bia với cá hun khói, còn rượu thì họ thích các loại vang và vodka. Trước khi ăn món chính họ thường dùng các món súp, món cháo sữa cũng được ưa chuộng.

4/ Văn hóa giao tiếp của người Châu Á

a. Văn hóa Nhật Bản

-Nhật Bản là một trong những nước phương Đông có nền văn hóa gây ấn tượng mạnh bởi sự đề cao các phép xã giao và các nghi lễ trong cuộc sống. -Dùng kính ngữ để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. -Một nét đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật được cả thế giới ca ngợi đó là cúi chàoười dưới bao giờ cũng phải chào người trên trướcới cấp trên nên cúi chào sâu 90 độ còn với người cùng trang lứa thì có thể cúi chào 30 độ. -Người ta luôn nói ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, khi nhìn vào mắt bạn sẽ đoán được phần nào nội tâm của người đó,nhưng với người Nhật thì họ tránh nhìn trực diện vào mắt của người đối thoại bằng cách nhìn vào vật trung gian khác hoặc là cúi đầu hay nhìn sang một bênì theo quan niệm của người Nhật thì nhìn thẳng vào mắt người khác là thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. -Họ rất dè dặt trong việc tiếp xúc cơ thể với người khác. Họ luôn giữ một khoảng cách nhất định trong giao tiếpỉ cần cúi chào và mỉm cười là cách vừa thể hiện sự tôn trọng mà lại an toàn khi giao tiếp.

băn hóa Trung Quốc

-Người Trung Quốc thích giao tiếp, thích gặp gỡ. Họ có tính cộng đồng cao. -Người Trung Quốc coi trọng chức vụ và bằng cấp. Khi giới thiệu cần giới thiệu cả chức vụ và bằng cấp, nếu không, sẽ là một thiếu sót của bạn -Khi tiếp xúc với họ có thể đề cập các vấn đề riêng tư như vợ chồng, con cái, nghề nghiệp, thu nhập,... đây được xem là quan tâm chứ không phải là sự tò mò. -Trong giao tiếp, họ không quen đụng chạm như ôm hôn , cầm tay khoác tay,... tuy nhiên ngày này đã phổ biến hơn ở người trẻ tuổi thị thành. -Họ thâm thúy, tư duy phân tích tốt, thích kinh doanh và kinh doanh giỏi. Trong quan hệ, họ thường rất thực tế, lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu.

*Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam:

-Người Việt Nam thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp, điều này cũng được biểu hiện ở sự hiếu khách của người Việt. Ở bất cứ gia đình nào, phòng khách luôn là nơi được quan tâm nhiều hơn cả, khi có khách đến đều niềm nở, chu đáo với khách, dành tát cả điều tốt nhất cho khách. -Trong giao tiếp người Việt còn rụt rè, đặc biệt khi ở trong môi trường giao tiếp không quen thuộc. -Trong giao tiếp ứng xử người Việt luôn coi trọng tình cảm, lấy tình cảm là chuẩn mực ứng xử

Văn hóa giao tiếp của mỗi quốc gia thường được hình thành dựa trên nền tảng lịch sử, phong tục và những giá trị cộng đồng của quốc gia đó từ đó tạo nên nét riêng biệt độc đáo cụ thể. Vậy đâu là sự khác biệt giữa quốc gia của người dân nhập cư và quốc gia đậm chất Á Đông?

Giao tiếp luôn là một kỹ năng cần có cho sự thành công trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp tốt làm vững chắc mối quan hệ tương quan giữa con người với nhau đặc biệt là giữa những con người ở các quốc gia khác nhau thì kỹ năng giao tiếp càng đáng được lưu tâm bởi thế giới không chỉ có một nền văn hóa. Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị. Cùng xem những sự khác biệt thú vị trong giao tiếp giữa người Việt và người Mỹ.

1. Chào hỏi và làm quen

Ở Mỹ, mọi người thường chào nhau bằng những cử chỉ rất gần gũi như ôm hoặc hôn má tùy theo độ thân mật hoặc trong các mối quan hệ sơ giao và trong việc kinh doanh thì những cái bắt tay luôn là cách chào nhau lịch sự và văn minh nhất.

Trong khi ở Việt Nam – một nước Á Đông khá coi trọng thứ bậc giao tiếp trong xã hội nên cách chào hỏi cũng trở nên phức tạp hơn tùy theo mối quan hệ.

Với người Mỹ tư duy của họ khá thoáng và bạo dạn trong việc bắt đầu các mối quan hệ mới, cởi mở hòa đồng và vui vẻ là điều mà người ta thường ấn tượng nhất khi làm quen với một người Mỹ. Còn với người Việt hiện nay, tuy nhờ sự du nhập của văn hóa nước ngoài mà đã tự do và mạnh mẽ hơn trong việc làm quen nhưng nhìn chung vẫn còn thái độ ngại ngùng và bối rối hơn sơ với sự thoáng đạt trong giao tiếp của người Mỹ.

2. Cách thể hiện ý kiến cá nhân và giải quyết vấn đề trong giao tiếp

Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung, ở Mỹ, nói dối còn là một điều tội lỗi và xấu xa hơn cả trộm cắp, đồng thời dường như họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả.

Người Việt thì vốn đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn trọng trong quá trình giao tiếp, coi trọng sự nhã nhặn đồng thời trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột.

3. Phong cách sống và giao tiếp

Người Mỹ đề cao những gì thuộc về bản thân họ về khả năng cá nhân, cá tính riêng, cái ‘’tôi’’ của bản thân là điều mà họ luôn quan tâm và bảo vệ, phong cách sống của người Mỹ bao gồm trong hai từ: TỰ DO và TỰ LẬP. Trong giao tiếp người Mỹ thường xem trọng cái tôi của bản thân và thể hiện sự tự tin về chính mình.

Trong phong cách sống, phần lớn người Việt luôn tỏ ra tôn trọng cái “ta”, những giá trị thuộc về cộng đồng và đề cao sự hòa nhập giữa mọi người trong xã hội, phong cách sống cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Trong giao tiếp, người Việt đề cao sự khiêm tốn và khiêm nhường khi thường tự hạ thấp bản thân để thể hiện mình không quá tự tin hay kiêu ngạo.

4.Thể hiện cảm xúc, xin lỗi và cảm ơn

Nói theo tục ngữ của người Việt thì người Mỹ thể hiện cảm xúc theo kiểu ‘’ruột để ngoài da’’ vui buồn đều thể hiện qua gương mặt và câu nói một cách rõ ràng. Trong giao tiếp thường nhật thì việc nói xin lỗi và cảm ơn là một điều thường thấy trong xã hội Mỹ, họ xin lỗi khi chạm phải người khác hay thậm chí là các va chạm giao thông…vv…vv…Ở Mỹ, quan niệm xin lỗi và hành vi để tiến tới hòa giải một cách vui vẻ và là hành vi can đảm, điều này khá khác biệt với đa số người Việt thường xem việc phải xin lỗi là hành động gây tự ái cho bản thân.

Bên cạnh việc nói ‘’xin lỗi’’ thì ‘’cám ơn’’ cũng là một câu nói phổ thông trong xã hội Mỹ, họ cảm ơn mọi lúc, mọi nơi với mọi hành động tác động tốt đến cuộc sống của họ dù là nhỏ nhặt hay lớn lao để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ thường trực, trong khi đó văn hóa người Việt lại đậm chất bí ẩn của Á Đông thường ít bộc lộc cảm xúc ra bên ngoài khi giao tiếp, Phần lớn người Việt thường giữ sự biết ơn lại và cất giấu ở trong lòng mà tiết kiệm hai từ ‘’cảm ơn’’.

5. Cách ứng xử nơi công cộng

Trong khi người Việt có thói quen thích sự náo nhiệt thì người Mỹ rất ghét việc gây ồn ào ở những nơi không riêng tư nhất là những nơi mang tính trang nghiêm như bảo tàng, đài tưởng niệm hay giáo đường, ngay những nơi như nhà hàng hay quán ăn họ vẫn luôn tuân thủ việc ‘’ăn nhẹ nói khẽ’’ và khi cần gọi nhân viên phục vụ họ vẫn thường thể hiện sự tinh tế và lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng những cử chỉ hoặc ánh mắt để tránh làm phiền những người xung quanh.

Chủ Đề