Soạn ôn tập văn học trung đại việt nam 11 năm 2024

Hoạt động 1: H/d hs ôn tập bối cảnh lịch sử.

Văn học trung đại tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội ntn?

Gv giảng thêm...

Hoạt động 2: Ôn các giai đoạn phát triển

Gọi 2 hs lên bảng ghi các giai đoạn phát triển của VHTĐ.

Hoạt động 3: Ôn tập những vấn đề về nội dung.

Chia lớp thành 4 nhóm giải quyết 4 câu hỏi sau:

* Những biểu hiện của thơ văn yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX ? So với giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn văn học này có biểu hiện gì mới?

Chọn 1 trong các tác phẩm sau đây để phân tích nội dung yêu nước:

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [NĐC]

- Xin lập khoa luật [trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ]

- Bài ca phong cảnh Hương Sơn [Chu Mạnh Trinh]

- Câu cá mùa thu[Nguyễn Khuyến]

- Vịnh khoa thi Hương[Trần Tế Xương]

* Vì sao đến thế kỉ XVIII-XIX chủ nghĩa nhân đạo mới xuất hiện thành một trào lưu văn học? Những biểu hiện phong phú của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn này? Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này là gì?

* Gía trị phản ánh và phê phán hiện thực cuả đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”[trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác] ?

* Gía trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? Tại sao có thể nói, với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?

Gọi bất kì em nào trình bày. Các em khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh...

Câu 4: Gía trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

* Về nội dung, đề cao đạo lý nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên, nội dung yêu nước qua Ngư Tiều y thuật vấn đáp, bài thơ Chạy giặc và nhất là qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

* Về nghệ thuật, chú ý hai nét riêng và cũng là đóng góp nổi bật của Nguyễn Đình Chiểu: tính chất đạo đức- trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật.

* Hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: mang vẻ đẹp bi tráng bởi vì ở hình tượng này có sự kết hợp yếu tố bi [đau thương] và yếu tố tráng [hào hùng, tráng lệ]. Yếu tố bi được gợi lên qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót đau của người còn sống. Yếu tố tráng qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ngợi ca công đức những người đã hi sinh vì quê hương, đất nước. Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc đau thương mà lớn lao, cao cả.

  1. Bối cảnh lịch sử

- VHTĐ tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh XHPK hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ. Trong đó ý thức và sức mạnh tự cường dân tộc ngày một lớn.

- Văn học thời kì này chịu sự chi phối của ba hệ tư tưởng: Nho, Phật, Lão.

II. Các giai đoạn phát triển.

- Giai đoạn từ thê kỉ X->XIV.

- Giai đoạn từ thế kỉ XV->XVII

- Giai đoạn từ thế kỉ XVIII->XIX.

- Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX.

III. Nội dung

Câu 1: Yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt.

* Đặc điểm: gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.

* Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong giai đoạn trước, giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện những nội dung mới: ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước [Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm] tư tưởng canh tân đất nước [Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ]...Chủ nghĩa yêu nước trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang âm hưởng bi tráng qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

* Tác phẩm tiêu biểu:

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc[NĐC]

- Xin lập khoa luật [trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ]

- Bài ca phong cảnh Hương Sơn [Chu Mạnh Trinh]

- Câu cá mùa thu [Nguyễn Khuyến]

- Vịnh khoa thi Hương [Trần Tế Xương]

Câu 2: Nhân đạo

* Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu bởi lẽ những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, xuất hiện liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương...

* Những nội dung nhân đạo chủ yếu:

- Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.

- Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm.

- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

- Đề cao truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc...

- Những biểu hiện mới: hướng vào quyền sống con người, ý thức cá nhân đậm nét qua Độc Tiểu Thanh kí [Nguyễn Du], Tự tình [bài II- Hồ Xuân Hương], Bài ca ngất ngưởng [Nguyễn Công Trứ]

Câu 3: Gía trị phản ánh và phê phán hiện thực cuả đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” [trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác] thể hiện ở 2 phương diện:

- Cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa, đầy uy quyền. Uy quỳên thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, sự oai vệ, khúm núm...Giàu sang từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn, thức uống...

- Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung, càng làm tăng ám khí nơi phủ chúa. Ám khí bao trùm không gian, cảnh vật. Ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người.

Chủ Đề