Sống ở mã lai thu nhập bao nhiêu thì đủ

Theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong giai đoạn 2010-2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng khá ấn tượng từ mức 1.562 USD lên 3.561 USD, tăng thêm 1.999 USD.

Cũng trong khoảng 10 năm này, GDP bình quân đầu người của Thái Lan tăng thêm 2.113 USD, Malaysia tăng thêm 1.361 USD, Indonesia tăng thêm 747 USD, Philippines tăng thêm 1.081 USD, Singapore tăng thêm 12.561 USD, Trung Quốc tăng thêm 5.950 USD.

So với các quốc gia này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn rất nhiều.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới [WB], năm 2010 GDP bình quân đầu người của Việt Nam được ghi nhận ở mức 1.562 USD. Trong khi GDP bình quân đầu người năm 2010 của Thái Lan 5.076 USD, Malaysia 9.041 USD, Singapore 47.237 USD, Indonesia 3.112 USD, Philippines 2.217 USD, Trung Quốc 4.550 USD.

Cũng theo WB, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đạt 3.561 USD, cao hơn GDP bình quân đầu người của Philippines - 3.229 USD, gần đuổi kịp GDP bình quân đầu người của Indonesia - 3.870 USD.

Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2020 GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thua xa GDP bình quân đầu người của Thái Lan [đạt 7.189 USD], Malaysia [10.402 USD], Trung Quốc [10.500 USD], Singapore [59.798 USD].

Trong dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo kịch bản 1 - kịch bản tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng GDP dự báo đạt bình quân 6,26%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân 6,34%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 6,30%/năm. Giai đoạn 2031 - 2050 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,49%/năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 sẽ đạt hơn 7.000 USD/người, tương đương GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2020, của Trung Quốc năm 2013, và thấp hơn của Malaysia năm 2010 khoảng 2.000 USD.

Theo kịch bản này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thua Malaysia khoảng 20 năm, thua Thái Lan khoảng 10 năm.

Kịch bản này cũng đưa ra dự báo đến năm 2040 GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 13.000 USD/người, tới năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.

Với kịch bản 2 - kịch bản phấn đấu, Bộ Kế hoạch và đầu tư giả định bối cảnh thế giới thuận lợi, các vấn đề hạn chế nội tại của nền kinh tế được khắc phục, đà cải cách được duy trì và thúc đẩy thì tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 6,63%/năm; đạt bình quân 7,48%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030, GDP tăng trưởng bình quân 7,05%/năm, giai đoạn 2031-2050 GDP tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm.

Và với kịch bản 2, dự báo đến năm 2030 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD/người, đến năm 2040 đạt hơn 14.500 USD/người, và năm 2050 đạt khoảng 32.000 USD/người.

Với cả hai kịch bản tăng trưởng nêu trên, đến năm 2040 Việt Nam sẽ lọt vào nhóm các nước có thu nhập cao theo chuẩn của WB.

Theo số liệu được WB công bố năm 2021, nhóm các nước có thu nhập cao có GDP bình quân đầu người lớn hơn hoặc bằng 12.376 USD/năm.

Chiều chủ nhật, chúng tôi gặp hai công nhân ở Seremban về tòa tháp đôi ở Kuala Lumpur chơi và mua sắm. Họ cùng làm ở một nhà máy cơ khí chuyên sản xuất đồ phụ kiện cho tủ lạnh, máy giặt, máy động lực. "Thu nhập của em khoảng 900 RM/tháng [315 RM bằng 100 USD]. Không dư dật, nhưng đủ sống và có một chút tích lũy".

Nguyễn Ðình Thạch, một trong hai lao động nói vội với tôi như thế. Tại một nhà máy điện tử ở K'lang Selango, chúng tôi gặp một nhóm lao động nữ trẻ gồm Hoan và Lan [Hòa Bình], Hồng [Ninh Bình] và Nhung [Hà Nam] đang đứng máy lắp ráp các mảng của máy điện thoại di động Sony Ericson. Vì không được rời dây chuyền, các bạn trẻ trả lời rất nhanh là công việc đầy đủ, thu nhập 850 RM/tháng, cuộc sống chỉ bao gồm ăn, làm, nghỉ, thi thoảng có ra ngoài dạo phố, mua đồ, hoặc thăm bạn.

Hỏi nhanh một câu về nguyện vọng, các nữ lao động trẻ trả lời chỉ mong việc làm luôn ổn định, có thu nhập là được, "bởi xét cho cùng, mình là lao động phổ thông, làm công việc đơn giản, thế là được rồi, ở nhà, khối người thất nghiệp đầy ra đấy thôi".

Ổn định việc làm và thu nhập

Mặc dù, có cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ khá tốt nhưng Malaysia vẫn là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế hướng về xuất khẩu, cho nên phụ thuộc khá nhiều vào sự trồi sụt của nền kinh tế thế giới. Sản xuất tuy phát triển, nhưng cũng có một vài thời điểm trong năm, một số nhà máy ngưng trệ sản xuất, lao động thiếu việc làm, ít thu nhập, cho nên hay xảy ra đình công, quan hệ lao động giữa chủ và thợ suy giảm nghiêm trọng.

Ông Vũ Ðình Toàn, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết: Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi hiện nay là phối hợp chặt chẽ với phía bạn, với đại diện các doanh nghiệp Việt Nam có lao động ở đây nhằm bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho 115 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia.

Có thể nói rằng, thị trường lao động Malaysia vẫn là điểm đến hợp lý của lao động Việt Nam, nhất là lao động phổ thông ở nông thôn, ở những vùng còn khó khăn của đất nước. Từ đầu năm 2008 đến nay, tuy có xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp có khó khăn, lao động thiếu việc và giảm thu nhập, nhưng số lượng là không nhiều.

Ở điểm này, chúng tôi cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về "xử lý" vụ, việc sao cho nhanh gọn hoặc thấu tình đạt lý. Thí dụ, phát hiện một nhà máy giảm nhịp độ sản xuất, lao động thiếu việc, lập tức chúng tôi phối hợp với đại diện doanh nghiệp Việt Nam xuống nhà máy trực tiếp bàn việc sử dụng lao động và bảo đảm thu nhập sao cho không quá hẫng hụt.

Chủ và lao động đồng ý với phương án đưa ra, vui vẻ chờ lúc nhà máy có nhiều việc làm trở lại. Hoặc ở nơi nào đó, nhà máy phá sản, cán bộ Ban Quản lý lao động và doanh nghiệp Việt Nam phối hợp làm việc với bạn để chuyển hợp pháp lao động đến nhận việc ở một nhà máy khác.

Ðặc biệt, Ban Quản lý lao động Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ tốt với Bộ Nguồn nhân lực của bạn, với cơ quan có thẩm quyền của bạn trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động Việt Nam, cho nên một số vấn đề giữa chủ sử dụng lao động và lao động Việt Nam phát sinh tưởng như không thể "xử lý" nổi, cuối cùng vẫn được giải quyết gọn gàng, hạn chế được các hậu quả xấu.

Bên cạnh phấn đấu bảo đảm việc làm và thu nhập, Ban Quản lý lao động Việt Nam ở Malaysia nỗ lực chăm lo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nhất là đối với một vài trường hợp lao động bị chủ sử dụng đối xử không tốt, nợ lương, giãn việc để tìm cớ đuổi việc... Nhờ sự kiên quyết và trách nhiệm, một số trường hợp lao động bị mất việc đã tìm lại được việc làm, được hoàn trả đủ lương hoặc bồi thường đúng pháp luật khi bị tai nạn lao động hoặc các sự cố khác.

Khó khăn và thách thức

Cũng phải nói rõ là, do Malaysia là một thị trường lao động cởi mở và dễ tính, không mấy khắt khe về trình độ tay nghề và thủ tục nhập cảnh lao động, cho nên, những năm trước đây, chúng ta chủ trương đưa nhiều lao động phổ thông, nhất là lao động nghèo ở nông thôn, vùng núi sang Malaysia làm việc.

Do đó, chúng ta không quá khắt khe trong việc tuyển chọn lao động từ tay nghề, sức khỏe, ý thức giữ gìn kỷ luật; Nhà nước còn chỉ đạo một số ngân hàng cho lao động vay 100% vốn đi lao động ở Malaysia, một số doanh nghiệp XKLÐ để bảo đảm có nguồn lao động đưa đi, còn miễn giảm tiền ăn, ở, đào tạo và một số loại phí. Kết quả là số lượng lao động Việt Nam ở Malaysia tăng nhanh, có lúc đạt tới 145 nghìn lao động, hằng năm, lao động gửi tiền về gia đình, góp phần XÐGN và cải thiện cuộc sống.

Thế nhưng, mặt yếu của tình trạng này là lao động đi làm việc ở Malaysia có thời điểm mang tính phong trào, tuyển chọn và đào tạo không kỹ, cho nên, chất lượng lao động không cao. Khi phát sinh vấn đề hoặc xảy ra "sự cố", lao động nước ta thường phản ứng bằng cách đình công sai luật, dễ bị chủ sử dụng lao động đuổi việc, không trả lương...

Bên cạnh đó, hình ảnh của lao động Việt Nam cũng bị sụt giảm một phần so với lao động một số nước khác đang làm việc trên cùng thị trường lao động Malaysia.

Nhưng, ở thời điểm này, thách thức lớn nhất của 115 nghìn lao động Việt Nam ở Malaysia và những người quản lý lao động không phải là vấn đề việc làm và thu nhập. Khó khăn lớn nhất, lúc vô hình, lúc hữu hình là bàn tay của một số tổ chức, cá nhân xấu đã "thọc" vào đời sống việc làm, sinh hoạt của lao động Việt Nam! Một số tổ chức, cá nhân xấu của người Việt Nam ở nước ngoài, mang danh "bảo vệ quyền lợi lao động" đã gặp gỡ, chia rẽ, kích động lao động Việt Nam gây rối hoặc đình công, nhất là đối với lao động làm việc ở một số doanh nghiệp thiếu việc làm, chủ nợ lương. Một tổ chức xấu đã cử "tình nguyện viên" từ Ba Lan và Australia đến Malaysia để gặp gỡ, chia rẽ, kích động lao động Việt Nam làm điều xấu. Một số lao động Việt Nam thiếu việc làm, thu nhập ít, tính kỷ luật không cao, lại nhẹ dạ, cả tin, cho nên đã nói theo tiếng nói của kẻ xấu.

Lại nữa, Nguyễn Ðình Thắng, Chủ tịch cái gọi là tổ chức "cứu trợ thuyền nhân" vừa thọc tay vào "sự cố" lao động ta ở Jordani; năm 2005, đã từng vào Malaysia, và nay Thắng đang hẹn trở lại Malaysia để gặp gỡ, chia rẽ, kích động lao động Việt Nam làm những điều không tốt theo ý đồ của Thắng.

Chúng ta cần thông tin khách quan, chính xác về tình hình lao động Việt Nam ở Malaysia [kể cả mặt yếu kém cần khắc phục], có tính đến lợi ích của người lao động và lợi ích quốc gia, nhưng cần tránh để một số tổ chức, cá nhân xấu lợi dụng làm bất ổn cuộc sống lao động bình thường của 115 nghìn lao động Việt Nam ở Malaysia.

Thị trường vẫn còn khả năng phát triển

Quan điểm của chúng ta đối với thị trường lao động Malaysia hiện nay là: Tìm kiếm hợp đồng tốt, việc làm nhiều, thu nhập khá để bảo đảm đã đưa lao động sang là việc làm và thu nhập đều ổn định. Chấm dứt việc đưa lao động sang "ào ạt" theo kiểu phong trào như mấy năm trước, mà cần tuyển chọn, đào tạo kỹ càng, quản lý năng động và chặt chẽ.

Do nền kinh tế Malaysia tiếp tục phát triển, nhiều doanh nghiệp tăng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, bảo đảm thu nhập, cho nên không thiếu những hợp đồng lao động tốt. Lĩnh vực xây dựng một thời bị đình đốn nay đang hồi phục, trả lương cho lao động khá hấp dẫn, từ 30 đến 40 RM/ngày. Chúng ta thẩm định hợp đồng, tiếp tục cho một số doanh nghiệp đưa lại lao động vào thị trường xây dựng Malaysia.

Một số lĩnh vực sản xuất như dệt may, điện tử, cơ khí, chế biến gỗ, chế biến hải sản... vẫn có nhu cầu tuyển thêm lao động, và các chủ sử dụng lao động Malaysia vẫn ưa dùng lao động Việt Nam. Bộ LÐ-TB và XH cũng vừa quyết định cho bốn doanh nghiệp XKLÐ có uy tín là AIC, TTLC [VINAMOTOR], SONA và SOVILACO [Bộ LÐ-TB và XH] thí điểm đưa lao động nữ giúp việc gia đình vào làm việc ở gia đình người Hoa ở Malaysia, với mức lương cơ bản 750 RM/tháng, chủ lo ăn, ở và chi phí vé máy bay đi về. Lao động chỉ mất khoảng 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng chi phí lo các thủ tục cho hợp đồng lao động ba năm. Ðây là hướng tạo việc làm rất tốt cho phụ nữ nông thôn, nhất là số chị em đã làm giúp việc gia đình ở Ðài Loan trở về.

Bên cạnh những thị trường lao động khác, chúng ta cần quan tâm "bồi đắp" thị trường lao động Malaysia, bởi thị trường này vẫn còn nguyên tính phổ thông và tính hợp lý về việc làm và thu nhập. Chuyển hướng từ cách làm phong trào sang tìm hợp đồng tốt và tuyển lao động có chất lượng cao là yếu tố cơ bản để Việt Nam ổn định và phát triển thị trường lao động ở Malaysia.

Chủ Đề