Sự khác nhau giữa xe đạp và xe máy

- Xe đạp . Hệ thống truyền lực gồm: Bàn đạp [pê-đan] [1], đùi, trục giữa [2], đĩa [3], xích [4], líp [5]. Xe đạp chạy bằng sức của cơ thể.

- Xe máy : Động cơ xe máy Ắc quy Thắng xe máy Bánh xe [săm lốp] Nhông xích,đĩa Xe máy chạy bằng động cơ và xăng.

Hôm trước tôi có đi xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm nên bị cảnh sát giao thông giữ lại. Phía cảnh sát xử phạt với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu nhưng đối với xe máy điện. Tôi bảo đây là xe đạp điện vì xe tôi có bàn đạp để khi hết điện xe vẫn đi được. Vậy làm cách nào để biết đây là xe đạp điện và xe máy điện khác nhau thế nào. Và mức phạt của tôi là bao nhiêu? Có được phép nộp phạt tại chỗ không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn.  Đối với vấn đề: Xe đạp điện và xe máy điện khác nhau như thế nào, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về việc Xe đạp điện và xe máy điện khác nhau như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định định nghĩa xe đạp điện như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:

d] Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

e] Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện]“.

Theo đó, xe đạp điện và xe máy điện là hai loại xe khác nhau, trong đó, xe đạp điện được hiểu là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Theo như bạn trình bày, xe của bạn có bàn đạp, có nghĩa là khi xe tắt máy, vẫn có thể đạp xe đi tiếp. Vì vậy, được xác định là xe đạp điện. Do đó, cảnh sát giao thông xác định xe bạn là xe máy điện là không đúng.

-->Thế nào là xe đạp máy và xe máy điện?

Thứ hai, về mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.”

Như vậy, xe đạp điện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt với mức 100.000- 200.000 đồng.

Thứ ba, về mức phạt khi điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 200.000 đồng.

-->Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, quy định về việc nộp phạt tại chỗ

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.

Như vậy, theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Trường hợp bạn điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông vi phạm hai lỗi vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm thì tổng mức phạt của bạn là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Do đó, trường hợp bạn không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ thì mức phạt trung bình của bạn là 400.000 đồng thì bạn  không được phép nộp phạt tại chỗ.

Mọi thắc mắc liên quan đến xe đạp điện và xe máy điện khác nhau như thế nào, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Xe đạp điện xe máy điện có phải đi làm thủ tục đăng ký xe không?

Em không phân biệt được xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào? Và loại xe này có yêu cầu về độ tuổi của người lái xe không? Tổng đài giải đáp giùm em ạ!

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề phân biệt sự khác nhau giữa xe máy điện và xe đạp điện, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về sự khác nhau giữa xe máy điện và xe đạp điện.

Căn cứ khoản 18 và 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

“18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.

Theo quy định trên thì xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau. Trong đó, xe máy điện là một loại xe cơ giới còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

d] Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”

e] Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện]”

Theo đó, xe đạp điện và xe máy điện có sự khác nhau như sau:

+] Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h

+]  Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện]”.

Thứ hai, loại xe có yêu cầu về độ tuổi người lái xe

Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe, theo đó:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi…

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, xe máy điện là loại xe có yêu cầu về độ tuổi người lái xe. Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy [kể cả xe máy điện] có dung tích xi lanh dưới 50cm3; 

Đồng thời, chưa có văn bản nào quy định về độ tuổi của người điều khiển xe đạp điện.

Kết luận:

– Xe máy điện và xe đạp điện là 2 loại xe khác nhau; trong đó xe máy điện là xe cơ giới còn xe đạp điện là loại xe thô sơ.

– Xe máy điện là loại xe có yêu cầu về độ tuổi người lái xe từ 16 tuổi trở lên còn xe đạp điện không yêu cầu về độ tuổi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

Xe đạp điện có phải đăng ký xe không?

Đi xe máy điện có cần bằng lái xe hay không?

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho vấn đề cả bạn. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172  để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề