Sứa hô hấp như thế nào

Lý thuyết đa dạng của ngành ruột khoang

I - SỨA

Sứa và thuỷ tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù. đấy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loại sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da.

Tầng keo của sứa dày lên làm cơ thể sứa dễ nổi và khiến cho khoang tiêu hoá thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới. Tua dù có nhiều ở mép dù.

Cũng như thuỷ tức, sứa là động vật ăn thịt, bắt mồi bằng tua miệng.


II- HẢI QUỲ

Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Chúng sống bám vào bờ đá, ăn động vật nhỏ.

Có thể nuôi hải quỳ lâu dài trong bể nuôi bằng nước biển để tìm hiểu về tập tính của ruột khoang.


III- SAN HÔ

San hô sống bám, cơ thể hình trụ nhưng khác hài quỳ ở chỗ:

- Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

- Ở tập đoàn san hô hình thành khung xương đá vôi, cơ thể chúng gắn với nhau tạo nên tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc, có màu rực rỡ [hình 9.3].

Sơ đồ tư duy Đa dạng của ngành ruột khoang:

Loigiaihay.com

  • Quan sát hình 9.1 và đọc các thông tin trên đánh dấu [] vào bảng 1 cho phù hợp.

    Quan sát hình 9.1 và đọc các thông tin trên đánh dấu [] vào bảng 1 cho phù hợp.

  • Căn cứ vào hình 9.3 và thông tin trên hãy đánh dấu [] vào bảng 2 cho phù hợp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 35 SGK Sinh học 7.

  • Bài 1 trang 35 SGK Sinh học 7

    Giải bài 1 trang 35 SGK Sinh học 7. Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

  • Bài 2 trang 35 SGK Sinh học 7

    Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

  • Bài 3 trang 35 SGK Sinh học 7

    Giải bài 3 trang 35 SGK Sinh học 7. Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?

Video liên quan

Chủ Đề