Tác dụng của biện pháp so sánh lớp 3 năm 2024

Học sinh sẽ được làm quen với hai biện pháp tu từ là nhân hóa và so sánh. Trong đó, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác giống nhau ở một điểm nào đó hoặc tăng khả năng gợi hình, gợi cảm khi biểu đạt.

Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.

Biện pháp so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học từ trước đến nay. Các em học sinh có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

[Hồ Chí Minh]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Trẻ em như búp trên cành” vì sự tương đồng giữa 2 hình ảnh này đều nói về sự non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Công cha” giống như núi Thái Sơn, còn “nghĩa mẹ” được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn đều có sự tương đồng là: sự lớn lao, nhiều.

Cấu trúc của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp So sánh là gì mà HOCMAI đã nói trên đây, các em có thể dễ dàng thấy được cấu trúc cơ bản của biện pháp so sánh. Cấu tạo chung của một phép so sánh đầy đủ sẽ gồm các thành phần sau:

Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh [Từ ngữ chỉ phương diện so sánh]

Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 [Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh].

Những loại hình so sánh thường được sử dụng

a] Theo đối tượng so sánh

b] Theo từ so sánh

Đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Bài tập áp dụng về biện pháp so sánh

Tìm các sự vật, hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau:

  1. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
  1. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

[ Tạ Duy Anh]

c]Ngựa phăm phăm bốn vó

Như băm xuống mặt đường

Mặc sớm rừng mù sương

Mặc đêm đông buốt giá.

[Phan Thị Thanh Nhàn]

Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh

  • Những chùm hoa phượng mùa hè như …. [ Ngôi sao / lá cờ/ ngọn lửa].
  • Sương sớm đọng long lanh trên lá như những … [ hạt ngọc/ làn mưa/ hạt cát].

Qua những chia sẻ và lưu ý trên đây, cô Kiều Anh mong muốn học sinh nhận biết được câu văn có chứa hình ảnh so sánh cũng như vận dụng được phép so sánh để đặt câu trong các bài tập làm văn.

Tham khảo chi tiết bài giảng về biện pháp so sánh tại:

Tham khảo ngay khóa học HỌC TỐT để các em học sinh được các thầy cô hướng dẫn và củng cố kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.

Ví dụ:

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì? [Hình từ Internet]

Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?

  1. Theo đối tượng so sánh

[1] Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật

- Mô hình này có các dạng sau:

+ A như B

+ A là B

+ A chẳng bằng B

Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

“Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê,

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe”

[2] Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người

- Dạng của mô hình so sánh này là:

+ A như B [A có thể là con người, B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh]

Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

-> “Trẻ em” giống như “búp trên cành”. Vì đều là những sự vật non đang phát triển đầy sức sống, chứa chan niềm hy vọng

[3] Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động

- Mô hình này có dạng như sau: A như B [A là từ chỉ hoạt động của đối tượng, sự vật thứ nhất, B là từ chỉ hoạt động của đối tượng, sự vật thứ 2].

Ví dụ: Trong các đoạn trích sau:

“Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất”.

-> Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”

[4] Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh

- Mô hình này có dạng sau: A như B [A là âm thanh thứ nhất, B là âm thanh thứ 2]

Ví dụ:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.

-> “Tiếng suối” được so sánh với “tiếng đàn cầm” qua từ “như”

[5] Các dạng khác ít phổ biến:

Ngoài những mô hình so sánh trên giáo viên giúp học sinh làm quen với các kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Chẳng hạn:

- Trong câu: “Cháu khỏe hơn ông nhiều!”

-> Kiểu so sánh hơn kém.

- Trong câu:

“Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng”

-> Kiểu so sánh ngang bằng.

II. Theo từ so sánh

[1] So sánh bằng

- Tựa, như, là

- Tựa như, giống nhau, như là

- Chẳng khác gì

Ví dụ: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em

[2] So sánh hơn kém

- Hơn, kém

- Chằng bằng, chưa bằng, không bằng

Ví dụ:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh].

- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ].

Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như thế nào?

Tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương

- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Biện pháp so sánh tác dụng gì?

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừu tượng.

So sánh là gì cho ví dụ nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh?

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt. Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon. Câu thơ trên so sánh trẻ em như búp trên cành.

Từ đựng đề so sánh là gì?

Từ ngữ so sánh trong câu là từ “như”. Vậy một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ bao gồm 4 thành phần chính, đó là: Vế thứ nhất: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh. Vế thứ hai: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.

Theo em biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào khi miêu tả sự vật?

- So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác với từ ngữ biểu hiện sự so sánh là "như", "ngỡ",... - Tác dụng: So sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đối tượng được nhắc tới; đồng thời giúp câu văn thêm sinh động và gia tăng sự hứng thú với người đọc.

Chủ Đề