Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh với trẻ em

Thông thường trẻ sơ sinh khi bị sốt, ho, sổ mũi, viêm họng thường được cho dùng kháng sinh. Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh khiến nhiều cha mẹ lo sợ vì trẻ còn quá nhỏ. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh không, khi dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh cần thận trọng và lưu ý những gì?

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có một tác dụng khác nhau trên tưng loại vi khuẩn. Đây là loại thuốc không thể tùy tiện sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Thuốc cần được sử dụng đúng liều, đúng bệnh nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ như: Tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, khó tiêu... nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh...

>>>Xem thêm: 10 chất dinh dưỡng trẻ mọi lứa tuổi đều cần

Khi nào cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh?

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, ho, sổ mũi, ... đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm khuẩn [do vi khuẩn hoặc siêu vi gây ra]. Nếu trẻ bị bệnh là do nhiễm siêu vi thì không thể điều trị bằng kháng sinh. Đối với trẻ sơ sinh, kháng sinh chỉ nên được dùng khi trẻ bị bệnh do vi khuẩn [có bằng chứng nhiễm khuẩn] hoặc trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Một số trường hợp bệnh lý do vi khuẩn gây ra và có thể cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh để điều trị, đó là:

- Viêm tai giữa - Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra - Viêm phổi - Viêm màng não - Nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết - Giang mai bẩm sinh

- Uốn ván sơ sinh

Tuy nhiên, trước khi chỉ định cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, từ đó có định hướng điều trị bằng kháng sinh hiệu quả hơn.

Thận trọng khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh

Trong thăm khám và điều trị, việc cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh luôn được các bác sĩ nhi khoa cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế những tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Tùy vào tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng loại kháng sinh khác nhau với liều dùng phù hợp với tình trạng, độ tuổi, thể trạng và cân nặng của trẻ để làm giảm đến mức tối thiểu các tác dụng không mong muốn. Khi có chỉ định dùng kháng sinh tức là trẻ cần phải được sử dụng để điều trị tình trạng bệnh lý cụ thể, kể cả trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh cần thận trọng và lưu ý như sau:

- Khi trẻ bị nhiễm khuẩn và dùng nhiều loại kháng sinh cùng lúc, không trộn lẫn các loại kháng sinh với nhau khi dùng. - Ngưng sử dụng khi không có bằng chứng chứng minh trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn. - Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường gì sau khi dùng thuốc kháng sinh thì cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện - Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm vì có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh. - Nếu cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh sau 72 giờ mà tình trạng bệnh không cải thiện, trẻ cần được tái khám để đánh giá lại chẩn đoán, đồng thời cân nhắc thay đổi loại kháng sinh phù hợp. - Với những loại kháng sinh có độc tính cao [như Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone] cần thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận.

- Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể, tránh tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc.

Hậu quả của việc cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi

- Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm vì có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh. - Nếu cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh sau 72 giờ mà tình trạng bệnh không cải thiện, trẻ cần được tái khám để đánh giá lại chẩn đoán, đồng thời cân nhắc thay đổi loại kháng sinh phù hợp. - Với những loại kháng sinh có độc tính cao [như Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone] cần thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận. - Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể, tránh tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc.

- Kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể: Ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh sớm hoặc lạm dụng cũng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Đó là những vi khuẩn có nhiệm vụ tạo môi trường cân bằng trong cơ thể để ngăn cản vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh, từ đó khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh đúng cách và kịp thời sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Ở nước ta hiện nay, 90% số thuốc kháng sinh được bán mà không cần kê đơn, dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh, nguy cơ không còn thuốc chữa bệnh.

Lạm dụng kháng sinh
Uống thuốc kháng sinh là thói quen mà nhiều người vẫn duy trì. Có người khi thấy hắt hơi, sổ mũi đều tìm đến hiệu thuốc mua kháng sinh, cũng có người cảm thấy đau viêm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng mua thuốc kháng sinh.
Điều đáng nói là nhiều người dùng thuốc kháng sinh như thần dược và thậm chí hàng tuần lễ. Mặc dù dùng như vậy nhưng không hề có sự hướng dẫn của bác sĩ.


Hầu hết, các gia đình khi trẻ có bất cứ hiện tượng gì đều nghĩ ngay đến thuốc kháng sinh và tự ý kê thuốc cho trẻ. Một tỷ lệ lớn trẻ nhỏ đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết như ho, sổ mũi, sốt nhẹ,…
Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các chủng vi khuẩn kháng thuốc sinh ra. Trẻ có thể đáp ứng tốt với kháng sinh trong vài lần đầu, nhưng nhanh chóng nhờn thuốc bởi vi khuẩn đã biến thể. Kháng sinh là phát minh y học vĩ đại, nếu được sử dụng đúng cách sẽ cứu sống hàng triệu người mỗi năm, thay vì chết vì vi khuẩn kháng thuốc.

Báo động trẻ em kháng thuốc kháng sinh
Bộ Y tế cho biết, tình trạng gia tăng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh đang trở lên rất báo động.
Càng ở bệnh viện tuyến dưới tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh càng cao. Bệnh viện bộ, ngành và bệnh viện thuộc các trường Đại học có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh thấp nhất. Tại các bệnh viện tuyến trên, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương… đều thừa nhận bệnh viện mình đã có các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000-4.000 trẻ nhỏ, đa phần là bệnh nhi rất nặng và được chuyển từ nhiều bệnh viện tuyến dưới lên, do đó tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở mức cao, kéo theo tình trạng kháng thuốc cao. Có tới 30% bệnh nhi nhập viện có vi khuẩn kháng thuốc.
Thậm chí đã xuất hiện những “siêu vi khuẩn” kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh hiện có nên bác sĩ phải kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau.
Theo các số liệu thống kê, Việt nam thuộc 1 trong những quốc gia đứng đầu về tỉ lệ kháng kháng sinh.
Việc kháng thuốc, về lâu dài khiến sức khỏe của con người giảm sút. Khi cơ thể có một loại vi khuẩn mà kháng sinh không thể kháng lại, các loại bệnh sẽ không thể bị khuất phục và thậm chí bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm tùy vào từng thể bệnh.
Việc cơ thể phải tiếp nhận những loại kháng sinh không cần thiết, nó sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, đồng thời nó còn vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể mình dẫn đến cơ thể yếu đi, sức khỏe giảm sút.
Trẻ em sẽ dần trở nên kém cỏi để chống lại sự nhiễm trùng thông thường, ngay cả bệnh cảm cúm.

Không sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không cần thiết


Những bệnh phổ biến không cần sử dụng kháng sinh đó là cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên. Thậm chí, các trường hợp viêm phế quản, viêm tai – mũi – họng ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn ăn uống bình thường, vẫn chơi, không có biểu hiện khó thở nặng lên… thì cha mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh.
Thay vào đó, cha mẹ nên chăm sóc tích cực, hạ sốt bằng chườm mát, giảm ho bằng các liệu pháp thảo dược, tăng cường uống nước, ăn các chất lỏng giàu dinh dưỡng… Sau một vài tuần bệnh sẽ tự khỏi. Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp sau khi có kết luận chính xác trẻ nhiễm virus hay vi khuẩn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên có công dụng trị ho, dị ứng ở trẻ em, trị bỏng, đánh cảm, cạo gió, trị đau bụng do lạnh,.. .
Trong trường hợp bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ lưu ý phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng về thời gian, liều dùng, các lưu ý khi kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường… để thuốc phát huy tối đa tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn sẽ không có cơ hội phát triển các thể kháng thuốc.

KHỐI XÉT NGHIỆM
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Video liên quan

Chủ Đề