Tại các đài truyền hình hiện nay thường phổ biến phương pháp truyền dẫn nào

Công Nghệ DTH

Khái niệm: DTH (Direct-To-Home)

Trong dịch vụ truyền hình, DTH là thuật ngữ chỉ phương thức truyền tín hiệu từ trạm phát qua vệ tinh tới tận nhà khách hàng có sử dụng ăng ten (hay còn gọi là chảo thu) cùng bộ khuếch đại & dịch tần thấp (LNB) được kết nối với đầu thu (STB) có sử dụng thẻ giải mã.

DTH được phát triển nhằm kết nối các khu vực xa xôi nơi mà các dịch vụ truyền hình khác không vươn tới được.

Cơ chế hoạt động

  • Bước 1: Tín hiệu các kênh được ghép kênh (số hóa, mã hóa và điều chế) và truyền lên vệ tinh Vinasat 1 tại trạm phát đặt tại Vĩnh Yên.
  • Bước 2: Vệ tinh Vinasat 1 (tọa độ 132 độ Đông) sau khi nhận tín hiệu từ trạm phát sẽ khuếch đại và truyền xuống mặt đất.
  • Bước 3: Khách hàng sử dụng chảo thu và LNB nhận tín hiệu từ vệ tinh và chuyển xuống đầu thu có gắn thẻ giải mã để chuyển thành tín hiệu Video/Audio đến tivi của khách hàng.

Tại các đài truyền hình hiện nay thường phổ biến phương pháp truyền dẫn nào

Truyền hình qua mạng Internet (IPTV): Nhà cung cấp dịch vụ mua các chương trình từ các nhà sản xuất chương trình truyền hình, xử lý, lưu trữ và truyền qua mạng IP tới mạng truy cập. Mạng truy cập đưa tín hiệu tới từng hộ gia đình bằng mạng cáp đồng, khách hàng có thể sử dụng các thiết bị đầu cuối là bộ giải mã STB (Set-Top-Box) để giải mã tín hiệu đưa vào TV hoặc máy tính cá nhân

Đơn vị cung cấp DV truyền hình qua mạng Internet: FPT, Viettel, VNPT

Tại các đài truyền hình hiện nay thường phổ biến phương pháp truyền dẫn nào

Truyền hình cáp (CATV): Tín hiệu các chương trình truyền hình được điều chế thành tín hiệu quang tại nhà cung cấp (Head End) truyền tới các trạm phân phối (Distribution Hub) và Node Quang. Tại đây, tín hiệu được chuyển thành tín hiệu điện (RF) đưa tới nhà khách hàng qua hệ thống mạng cáp đồng trục. Khách hàng cần phải sử dụng đầu thu số để xem các chương trình nếu tín hiệu đã được số hóa hoặc chỉ cần đưa thẳng vào TV nếu tín hiệu vẫn còn ở dạng tương tự (chưa được số hóa)

Đơn vị cung cấp DV truyền hình cáp: VTVCab, SCTV,  HTVC, HCATV

Tại các đài truyền hình hiện nay thường phổ biến phương pháp truyền dẫn nào

Truyền hình số mặt đất (DVB-T2): Là công nghệ chuyển đổi từ tương tự sang kỹ thuật số. So với truyền dẫn vô tuyến tương tự trước đây, khách hàng chỉ cần sử dụng ăng ten để bắt sóng được tất cả các kênh của đài truyền hình thì với truyền dẫn số mặt đất, khách hàng cần sử dụng ăng ten ngoài trời hoặc đặt trong nhà kết nối với đầu thu số (DVB-T2). Đầu thu có thể được tích hợp trong các TV hiện đại hoặc được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình. Bên cạnh việc xem một số kênh miễn phí, khách hàng phải trả phí khi xem các kênh mã khóa khác.

Đơn vị cung cấp DV truyền hình số mặt đất: VTV, VTC, AVG

Truyền hình vệ tinh

Truyền hình vệ tinh là một hệ thống cung cấp chương trình truyền hình sử dụng tín hiệu phát sóng từ vệ tinh chuyển tiếp truyền thông. Các tín hiệu được nhận thông qua một ăng-ten parabol ngoài trời thường được gọi là chảo thu truyền hình vệ tinh và một khối downconverter độ nhiễu thấp (LNB). Một máy thu vệ tinh sau đó giải mã chương trình truyền hình mong muốn để xem trên TV. Người nhận có thể lắp một hộp set-top bên ngoài, hoặc tích hợp sẵn trong bộ chỉnh TV. Truyền hình vệ tinh cung cấp một loạt các kênh và dịch vụ, đặc biệt là các khu vực địa lý mà không nhân được tín hiệu truyền hình mặt đất hoặc truyền hình cáp.

Các phương pháp phổ biến nhất của việc nhận là truyền hình trực tiếp phát sóng vệ tinh (DBSTV), còn được gọi là "trực tiếp đến nhà" (DTH). Trong các hệ thống DBSTV, tín hiệu được truyền từ một vệ tinh phát sóng kỹ thuật số hoàn toàn trực tiếp trên sóng Ku. Hệ thống truyền hình vệ tinh được biết đến như hệ thống truyền hình chỉ nhận. Các hệ thống nhận tín hiệu analog truyền trong quang phổ C-band từ loại vệ tinh FSS, và yêu cầu sử dụng các chảo thu lớn. Do đó các hệ thống này có biệt danh là hệ thống "chảo thu", và cũng đắt hơn và ít phổ biến.

Các tín hiệu truyền hình vệ tinh phát sóng trực tiếp là tín hiệu analog trước đó và sau đó là tín hiệu kỹ thuật số, cả hai đều đòi hỏi một thiết bị tiếp nhận tương thích. Các tín hiệu kỹ thuật số có thể bao gồm truyền hình độ nét cao (HDTV). Một số truyền thông và các kênh truyền hình được tự do phát hay tự do xem, trong khi nhiều kênh truyền hình khác đòi hỏi mỗi thuê bao phải trả tiền.

Năm 1945 một nhà văn nhà khoa học viễn tưởng người Anh Arthur C. Clarke đã đề xuất một hệ thống thông tin liên lạc trên toàn thế giới nó sẽ hoạt động bằng thiết bị của ba vệ tinh đều cách nhau trong quỹ đạo của trái đất đã được công bố trên tạp chí Wireless World số ra tháng 10 năm 1945 của và ông đã giành được Huy chương Franklin Stuart Ballantine của Viện trong năm 1963.

Các tín hiệu truyền hình vệ tinh đầu tiên từ châu Âu đến Bắc Mỹ đã được chuyển tiếp qua vệ tinh Telstar trên vùng biển Đại Tây Dương vào ngày 23 tháng 7 năm 1962. Các tín hiệu được nhận và phát sóng ở Bắc Mỹ và các nước châu Âu và được theo dõi bởi hơn 100 triệu người. Ra mắt vào năm 1962, vệ tinh Relay 1 là vệ tinh đầu tiên để truyền tín hiệu truyền hình từ Mỹ đến Nhật Bản. Các thông tin vệ tinh địa tĩnh đầu tiên, Syncom 2, đã được đưa ra vào ngày 26 tháng 7 năm 1963.

Tại các đài truyền hình hiện nay thường phổ biến phương pháp truyền dẫn nào

Vệ tinh truyền thông thương mại đầu tiên trên thế giới, được gọi là Intelsat I và biệt danh "Early Bird", đã được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh vào ngày 6 tháng 4 năm 1965. Các mạng quốc gia đầu tiên của vệ tinh truyền hình gọi là Orbita, được tạo ra bởi Liên Xô vào tháng 10 năm 1967, và được dựa trên các nguyên tắc sử dụng các vệ tinh Molniya hình elip cho việc phát sóng lại và cung cấp các tín hiệu cho trạm truyền hình mặt đất downlink. Các vệ tinh thương mại Bắc Mỹ đầu tiên thực hiện truyền hình địa tĩnh là của Canada Anik 1, mà đã được đưa ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1972. ATS-6, thử nghiệm thế giới đầu tiên cho mục đích giáo dục và Direct Broadcast Satellite (DBS), đã được đưa ra vào ngày 30 tháng 5 năm 1974. Nó được truyền với tần số 860 MHz sử dụng băng rộng điều chế FM và có hai kênh âm thanh. Các mạng truyền tải được tập trung vào các tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng thí nghiệm đã có thể nhận được tín hiệu ở Tây Âu sử dụng nhà xây dựng các thiết bị kỹ thuật thiết kế truyền hình UHF đã được sử dụng.

Việc đầu tiên trong một loạt các vệ tinh địa tĩnh Liên Xô thực hiện Truyền tải trực tiếp truyền hình, Ekran 1, đã được đưa ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1976. Nó sử dụng một tần số 714 MHz UHF downlink để truyền đi có thể được nhận được với các công nghệ truyền hình UHF hiện tại hơn là công nghệ vi sóng.

Nguồn tham khảo: [67][68][69][70][71]

Truyền hình analog xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960. Tại Việt Nam, truyền hình analog phát sóng trên băng tần VHF (từ kênh 6 đến kênh 12), và trên băng tần UHF (từ kênh 21 đến kênh 62). Chỉ có một số nơi dùng tần số dưới 6 VHF (như kênh 3 VHF ở Tam Đảo, Cần Thơ và Lãnh sự quán Nga ở TPHCM). Khoảng đầu thập niên 1990, một số đài truyền hình ở phía Nam đã bắt đầu phát sóng trên băng tần UHF, điển hình là Đài Phát thanh - Truyền hình Sông Bé (tiền thân của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương) tiên phong dùng băng tần UHF đầu tiên với tần số 25 và 44 UHF. Đa số truyền hình analog mặt đất tại Việt Nam dùng hệ D/K (riêng kênh HTV7 ở Vĩnh Phúc dùng hệ M vào giai đoạn 2003–2005).

Bên cạnh đó, tần số từ 13 đến 20 UHF được dành để phát sóng Chương trình Truyền hình Quân đội của một số tỉnh thành, như Ninh Bình (17 UHF),... Các kênh có tần số trong khoảng 63 - 69 UHF phần lớn được cho là để phát sóng truyền hình analog lậu ở một số tỉnh thành như Ninh Bình, Hà Tây (cũ), Long An, Điện Biên... Trước đây, nếu muốn xem được các kênh truyền hình bị nhiễu sóng (do trùng với kênh tần số), cần phải có bộ khuếch đại riêng.

Truyền hình analog mặt đất hiện không còn được phát sóng ở Việt Nam sau khi hoàn thành số hoá truyền hình mặt đất vào ngày 28 tháng 12 năm 2020.[3]

Truyền hình kỹ thuật số

DVB-T

Tại Việt Nam, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) bắt đầu phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T vào năm 2001. Đây là đơn vị đầu tiên của Việt Nam thực hiện phát sóng truyền hình số mặt đất, tạo tiền đề cho Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đẩt đến năm 2020 của Chính phủ.

Tháng 2 năm 2002, Đài PT-TH Bình Dương (BTV) bắt đầu phát sóng truyền hình số DVB-T tại khu vực miền Nam, trên 2 kênh 50 và 53 UHF. [72]

Đầu tháng 9 năm 2003, HTV phát thử nghiệm DVB-T trên kênh 30 UHF, phát kênh HTV7, HTV9 và một số kênh khác. Sau đó không lâu, ngày 1 tháng 10 năm 2003, kênh này lên sóng chính thức và các kênh HTV1, HTV2, HTV3, HTV4 cùng lúc ra đời. Tháng 12 năm 2003, trước thềm khai mạc SEA Games 22, Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) bắt đầu phát sóng truyền hình hình số mặt đất DVB-T trên kênh 39, sau đó là kênh 25 và dừng phát sóng vào ngày 31 tháng 12 năm 2011.[73][74][75]

Năm 2005, VTC được Nhà nước cấp phép triển khai phát sóng truyền hình số DVB-T toàn quốc.[76]

Năm 2008, kênh 50 UHF của BTV xuống sóng, Đài vẫn tiếp tục phát sóng kênh 53 UHF.

Ngày 31 tháng 12 năm 2012, sau 10 năm phát sóng, Đài PT-TH Bình Dương chấm dứt phát sóng truyền hình kỹ thuật số DVB-T.

Theo đề án Số hóa truyền hình của Chính phủ, đến hết năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành số hóa truyền hình, chuyển sang phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T2. Hiện tại tất cả các đơn vị truyền dẫn truyền hình số mặt đất đã chuyển sang phát hình theo chuẩn DVB-T2.

DVB-T2

Bài chi tiết: Số hóa truyền hình tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG) bắt đầu cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất với chuẩn phát sóng DVB-T2 vào năm 2011. Đây là đơn vị truyền dẫn đầu tiên của cả nước phát sóng truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2. [77]

Năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại Hà Nội, đến 2014 chính thức phát sóng. Công nghệ truyền hình hệ DVB-T2 hiện tại đang được sử dụng để phát sóng truyền hình trên băng tần UHF trên toàn quốc, với sự tham gia của các đơn vị truyền dẫn: VTV , SDTV, VTC, AVG và DTV, trên tần số từ 21–48 UHF.

Bảng tần số các kênh trên hệ DVB-T2 tại Việt Nam (hiện tại)
Kênh tần sốĐơn vị phát sóng
23VTV (Núi Cấm, An Giang)
24VTV (Tam Đảo, Tây Ninh)
25VTV
26VTV
27VTV
29VTC
30VTC
31VTC
33SDTV (tại miền Nam)
34SDTV (tại miền Nam)
DTV (Dốc Cun, Hòa Bình)
35SDTV (tại Côn Đảo)
36SDTV (tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Đà Lạt, Khánh Hòa, Bình Định)
42AVG
43AVG
44 AVG
45 AVG
46 DTV (tại miền Bắc)
47DTV (tại miền Bắc)
48DTV (tại miền Bắc)
Tần số DVB-T2 ở các địa phương

Từ năm 2017, để người dân dễ dàng thu sóng DVB-T2 hơn, các đơn vị truyền dẫn thường chuyển tần số kênh của các trạm về đúng với tần số kênh theo quy định của Cục tần số và của trạm chính, gọi là mạng đơn tần (SFN). Ngoài ra còn có mạng đa tần số (MFN). Ngoài ra, VTV còn áp dụng công nghệ Dolby Digital Plus cho các kênh phát sóng trên DVB-T2 từ năm 2016. [78]

T-DMB

Năm 2009, VTV đã phát thử nghiệm TV Mobile ở Hà Nội, hoàn thiện thủ tục cấp phép phát sóng truyền hình số di động T-DMB trên toàn quốc[79][80]. Đến năm 2018, Công ty Truyền hình KTS Miền Nam (SDTV) cũng bắt đầu thử nghiệm truyền hình số di động trên khu vực miền Nam.[81]

Truyền hình vệ tinh

Khái niệm truyền hình vệ tinh xuất hiện lần đầu ở Việt Nam trong khoảng thời gian đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi một số cơ quan, đơn vị của TPHCM bắt đầu sử dụng truyền hình vệ tinh. Những kiểu anten thu hình rất mới lạ lần đầu tiên xuất hiện trên những mái nhà thành phố, được gọi là TVRO (công nghệ truyền hình vệ tinh).[82]

Vào đầu những năm 2000, người dân ở những vùng bị lõm sóng, không thể xem được truyền hình analog đã sử dụng truyền hình vệ tinh để theo dõi các kênh truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, Nhà nước không thể kiểm soát được nội dung của các kênh trên vệ tinh[83] [84] [85]và điều này dẫn tới việc người dân theo dõi những chương trình có nội dung 'không lành mạnh'[86] [87] [88] . Để giải quyết vấn đề này, ngày 15 tháng 10 năm 2004, Trung tâm kỹ thuật Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) bắt đầu cung cấp dịch vụ Truyền hình số vệ tinh (DTH), phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.[89] Mặc dù vậy, do phải thuê vệ tinh Measat 2 của Malaysia với chi phí lớn, trong khi lại thiếu bộ phát đáp vệ tinh, nên số lượng kênh trên DTH không nhiều.

Sau khi vệ tinh Vinasat-1 được phóng thành công năm 2008, HTV là đơn vị đầu tiên ký hợp đồng thuê kênh và phát sóng quảng bá các kênh của mình và nhiều kênh truyền hình địa phương khác. Người xem có thể dễ dàng thu xem miễn phí cùng lúc nhiều kênh truyền hình với chất lượng cao hơn thay vì sử dụng truyền hình analog mặt đất với số kênh giới hạn và chất lượng không đảm bảo. [90] Cuối năm 2008, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC cho ra mắt dịch vụ Truyền hình số vệ tinh độ nét cao (HD), phát sóng trên vệ tinh Vinasat 1, sử dụng tiêu chuẩn DVB-S2, với nhiều chương trình có độ phân giải cao (HD).[91]

Từ tháng 5 năm 2009, VCTV thực hiện việc chuyển đổi phát sóng từ vệ tinh Measat 2 sang vệ tinh Vinasat 1, và hoàn tất chuyển đổi vào ngày 1 tháng 7 năm 2009.

Ngày 12 tháng 6 năm 2009, Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), cùng với Canal+ Group công bố thành lập liên doanh Tổng Công ty Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV).[92] Đến ngày 12 tháng 1 năm 2010, VSTV công bố tên thương hiệu mới cho dịch vụ truyền hình số vệ tinh là K+.[93]

Năm 2011, Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) cung cấp dịch vụ Truyền hình An Viên tới tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc, thông qua dịch vụ truyền hình số vệ tinh DVB-S2, phát sóng trên vệ tinh NSS6. Đến năm 2015, AVG chuyển đổi phát sóng sang vệ tinh Vinasat 2.[94]

Ngày 5 tháng 12 năm 2014, Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab; trước đây là VCTV) chính thức rút khỏi liên doanh VSTV, chuyển quyền chủ đầu tư cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Tỷ lệ vốn trong liên doanh VSTV vẫn không thay đổi, trong đó VTV tiếp tục nắm giữ 51% và Canal+ là 49%.[95]

Truyền hình cáp

Truyền hình cáp bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1992, khi Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) ra đời. Đây là hãng truyền hình cáp đầu tiên tại Việt Nam, là liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 20 tháng 9 năm 1995, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thành lập Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS. Trung tâm được thành lập trên cơ sở được tách ra từ Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là phát triển hệ thống truyền hình viba nhiều kênh MMDS, trở thành hệ thống truyền hình trả tiền nhiều kênh thứ 2 tại Việt Nam. Đến năm 2000, Trung tâm được đổi tên thành Hãng Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV). Ngày 17 tháng 2 năm 2003, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam được thành lập trên cơ sở VCTV. Đến ngày 21 tháng 11 năm 2003, đổi tên thành Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam, mở thêm dịch vụ truy cập internet cùng với các dịch vụ gia tăng khác. Ngày 7 tháng 5 năm 2013, Truyền hình cáp Việt Nam đổi tên thương hiệu thành Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam, logo thương hiệu đổi từ VCTV sang VTVcab.

Ngày 30 tháng 4 năm 2002, Đài PT-TH Hà Nội bắt đầu cung cấp dịch vụ Truyền hình cáp (HCATV) trên toàn thành phố Hà Nội. Ưu điểm của HCATV là cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến, không sử dụng sóng viba, có thể truyền tải được nhiều kênh. Đến tháng 9 năm 2014, HCATV thay đổi thương hiệu thành Hanoicab. Tháng 6 năm 2017, Hanoicab và chi nhánh SCTV tại Hà Nội hợp nhất lại thành Chi nhánh Hanoicab-SCTV, do Hanoicab quản lý.

Ngày 1 tháng 7 năm 2003, Trung tâm Truyền hình cáp–Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTVC) được thành lập, là trung tâm phân phối Truyền hình cáp trực thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh., sử dụng công nghệ cáp vô tuyến (công nghệ hyper cable) & hữu tuyến (CATV) [96] [97] [98]. HTVC cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai ra mắt dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV) vào năm 2008.[99][16]

Năm 2009, Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC) trực thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC đã cho ra mắt dịch vụ Truyền hình cáp CEC (VTC-Cable). Tuy nhiên, do hoạt động thua lỗ, đến ngày 1 tháng 11 năm 2012, VTC đã bán lại mạng truyền hình cáp CEC cho Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV).[100][101]

Cũng trong khoảng những năm 2000 đến 2010, rất nhiều hãng truyền hình cáp địa phương đã được thành lập. Phần nhiều trong số đó hiện nay đã bán lại mạng cáp của mình cho các hãng truyền hình cáp lớn, tiêu biểu có Sông Thu–Arico (Đà Nẵng), NTH (Tây Nguyên), Quy Nhơn Cable, Quảng Ninh Cable, Một số mạng cáp thuộc công ty điện tử TC Corp (Huế, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bến Tre) ...

Đa phần mạng truyền hình cáp tại Việt Nam sử dụng hệ B/G nên sẽ ít gây nhiễu, chỉ có HCATV (Truyền hình cáp Hà Nội) và một số đơn vị truyền hình cáp địa phương sử dụng hệ D/K, hệ mà truyền hình analog phổ thông dùng, do đó chỉ cần cây ăngten thường và vị trí nhà gần hộp cáp thì đã có thể xem được rõ nét các kênh truyền hình cáp.

DVB-C

DVB-C là công nghệ truyền hình cáp kỹ thuật số, với chất lượng hình ảnh và âm thanh sắc nét, sử dụng hạ tầng mạng cáp đồng trục HFC để truyền dẫn, với băng thông rộng lớn có thể phát sóng cả những kênh có độ nét cao từ HD trở lên. Để xem được các kênh truyền hình cáp kỹ thuật số, người dùng sẽ phải có một bộ đầu thu giải mã, một thẻ thông minh (thẻ giải mã) mới có thể xem được các kênh truyền hình cáp kỹ thuật số. Công nghệ truyền hình cáp kỹ thuật số được các đơn vị truyền hình cáp lớn tại Việt Nam như HTVC, VTVCab, SCTV và VTC (thời CEC) sử dụng để có thể thêm được nhiều kênh với chất lượng sắc nét và ổn định, tăng thêm nhiều sự lựa chọn cho khán giả.

Truyền hình số DVB-T2 của các đơn vị cáp tại Việt Nam cũng sử dụng hạ tầng mạng cáp đồng trục HFC có sẵn để truyền dẫn [102]. Do kết nối thẳng từ cáp đồng trục của hạ tầng mạng đến socket (ổ cắm cáp) trên tivi, do đó người xem chỉ cần có máy thu hình có tích hợp DVB-T2 là có thể dò kênh và xem được các kênh truyền hình cáp DVB-T2 với chất lượng ổn định mà không phải qua các thiết bị trung gian nào. Hiện nay, SCTV và VTVCab là các đơn vị đang triển khai và truyền dẫn dịch vụ truyền hình số DVB-T2 tại Việt Nam

Truyền hình giao thức Internet

Ngày 11 tháng 12 năm 2007, Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) thuộc Tập đoàn FPT đã ra mắt dịch vụ IPTV đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi "iTV" (sau này là FPT TV). Đây được xem là bước đầu của việc bùng nổ thị trường IPTV tại Việt Nam, với hàng loạt dịch vụ và loại hình sau này.

Truyền hình OTT

Năm 2013, trước xu hướng thay đổi của công nghệ, nhất là lĩnh vực truyền hình OTT (phát nội dung qua Internet), các nhà đài đã có một cuộc thử nghiệm lớn với dịch vụ truyền hình OTT. VTVCab là đơn vị đầu tiên chính thức cung cấp dịch vụ truyền hình OTT mang thương hiệu VTV Plus từ tháng 1 năm 2013, thông qua sự hợp tác giữa VTVcab và Công ty Cổ phần Truyền thông Mạng và dịch vụ (Medianet Corporation). Ứng dụng này cho phép xem đa kênh truyền hình trực tiếp, riêng biệt hoá với tính năng xem lại và đặc biệt là trải nghiệm hoàn toàn mới với truyền hình tương tác.[103]

Cùng với đó, các công ty Internet cũng nhảy vào lĩnh vực này, tiên phong là FPT Telecom với ứng dụng xem truyền hình trực tuyến cho các thiết bị cầm tay mang tên FPT Play. Sự ra đời của FPT Play đã đánh dấu sự mở đường của dịch vụ truyền hình OTT – truyền hình Internet tại Việt Nam.[104]

Ngày 1 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1984 phê duyệt đề án tạo điều kiện cho kiều bào Việt Nam ở nước ngoài được nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình qua nhiều phương thức khác nhau: trên tivi, máy tính, điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị di động khác, qua đó tạo cơ hội để truyền hình OTT có bước phát triển lớn hơn trong giai đoạn kế tiếp.[105]

Năm 2016 đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch vụ truyền hình OTT với hàng loạt ứng dụng như MyK+ Now (Truyền hình số vệ tinh Việt Nam), SCTV Vod (Truyền hình cáp Saigon Tourist), VTVcab On (VTVcab)… Bên cạnh đó, sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google (YouTube), Netflix... vào thị trường Việt Nam cũng khiến cho thị trường truyền hình OTT trở nên sôi động hơn.[106]

Trong khi dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung đang có dấu hiệu xuống sức[107], thì truyền hình OTT lại có tốc độ phát triển chóng mặt. Theo số liệu của Bộ Thông tin & Truyền thông, vào cuối năm 2017 truyền hình OTT mới chỉ có 720.000 thuê bao, nhưng đến cuối năm 2019 đã nhảy vọt lên con số 2,5 triệu thuê bao.[108]

Truyền hình OTT ở Việt Nam hiện nay đang có 4 nhóm tham gia:

  • Nhóm 1: Các đơn vị sản xuất nội dung truyền hình chuyển sang hướng làm OTT, lấy Internet làm nền tảng truyền dẫn (K+, VTV, HTV,...).
  • Nhóm 2: Các đơn vị lấy nội dung của nhà đài hoặc tự sản xuất nội dung để làm truyền hình (Viettel, VTC, MobiFone,...).
  • Nhóm 3: Các đơn vị sản xuất nội dung thuần túy (Cát Tiên Sa, BHD, Q.net...) có thế mạnh về các chương trình giải trí, muốn xây dựng ứng dụng riêng
  • Nhóm 4: Các đơn vị làm dịch vụ nền tảng (FPT Play, ZingTV, Clip TV, VNPT Media...)[109]

Để phát triển nội dung, các đơn vị tham gia thị trường OTT truyền hình đang theo 3 hướng chính.

  • Đặt hàng và mua bản quyền chương trình. Đặc điểm của các đơn vị theo hướng này đều là sở hữu nền tảng công nghệ và không có thế mạnh nội dung, không tự sản xuất được nội dung; nếu có thì hầu như không mang tính bản sắc, chủ yếu dựa vào các chương trình ngoại để cạnh tranh.[110]
  • Một số đài truyền hình (VTV, HTV,...) có thế mạnh sản xuất chương trình truyền hình, nắm giữ nhiều nội dung do chính họ sản xuất. Các đài này hầu như có sẵn nội dung cho các kênh sóng của mình và chuyển dịch sang phát trên nền tảng Internet. Thế mạnh của các đơn vị này là sở hữu và nắm giữ nhiều nội dung có bản quyền.
  • Một số đơn vị khác xác định đối tượng khán giả làm trung tâm và tận dung những nội dung thế mạnh sẵn có phù hợp với nhóm đối tượng đó, kèm theo là một số nội dung riêng biệt trên OTT. Trong nhóm này phải kể đến VTC Now, SCTV, VTVcab.[110]

Truyền hình di động (TVMobile)

Tháng 9 năm 2006, Nokia và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đã ký thỏa thuận cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số di động dựa trên công nghệ DVB-H, đánh dấu sự xuất hiện của truyền hình di động tại Việt Nam.[111] Bước đầu, người dùng tại 4 tỉnh thành được cung cấp 8 kênh truyền hình, trong đó có một kênh cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu từ một danh mục các chương trình được VTC giới thiệu. Dịch vụ này có sẵn trên các thiết bị đa truyền thông N-serie hỗ trợ chuẩn DVB-H của Nokia.[112][113]

Trong khi VTC và Nokia đang nghiên cứu để sớm ra mắt truyền hình di động thì hãng điện thoại S-Fone cũng đã sớm triển khai dịch vụ truyền hình trên điện thoại, cũng như dịch vụ xem phim và nghe nhạc theo yêu cầu.[114] Tuy nhiên, giá cước không hợp lý khiến cho các dịch vụ này không được sử dụng nhiều.[115][80]

Sau một thời gian, VTV cũng tham gia vào thị trường truyền hình di động vào năm 2010 khi Công ty TNHH Dịch vụ truyền hình viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom) đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ VTV MobileTV (T-DMB). VTV Broadcom đã phối hợp với Vinaphone và một số đối tác khác tiến hành cung cấp dịch vụ tới các thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động trên mạng Vinaphone ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 300 thiết bị đầu cuối. Sau thử nghiệm, VTV dần hoàn thiện thủ tục cấp phép chính thức cho dịch vụ truyền hình số di động trên toàn quốc[116][117].

Hiện nạy, truyền hình di động được cung cấp bởi các doanh nghiệp viễn thông như Mobifone, Vinaphone, Viettel,...[118]