Tai khoan mac dinh ubuntu

1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---o0o----

BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC MÃ NGUỒN MỞ
Đề tài số 9
Nhóm 1:
Mai Đức Cường
Nguyễn Đình Bảng
Trần Xuân Nam

HÀ NỘI - 7/2013

2

GIỚI THIỆU
Ubuntu là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một
bản phân phối Linux thông dụng.
Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất
cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy
tính để bàn năm 2007.
Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được
tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm
theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical
Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán

Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng việc
để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của
những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà
không cần phải tự mình phát triển.

3

Hiện giờ trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các phần
mềm mã nguồn mở miễn phí như Linux. Còn ở VN thì đa số người quá quen
với Windows của Microsoft. Mình thấy nền công nghệ thông tin ở VN đang
bị lệ thuộc vào Microsoft rất nhiều, chính phủ và người dân phải bỏ ra một
khoản tiền khá lớn để mua bản quyền, nhất là Windows.
Cần phải nói thêm là HĐH này, cũng như các HĐH gốc Linux khác, rất
ít khi (nếu ko phải không bao giờ) bị treo máy bởi tính ổn định "thần thánh"
của nhân Linux. HĐH này hoàn toàn miễn phí, bạn được sao chép, chỉnh sửa,
cho, tặng một cách hợp pháp, trừ việc bán lại.
Khi sử dụng mã nguồn mở hay bất kỳ hệ điều hành đa nhiệm nào như
Ubuntu – Linux thì việc tạo và quản lý, phân quyền truy cập để bảo đảm tiện
ích, an toàn và bảo mật dữ liệu là rất quan trọng, vì vậy nhóm 1 lớp 10B1 xin
trình bày về cách tạo người dùng, tài khoản người dùng và phân quyền trong
Ubuntu-Linux.

4

THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG
1. Giới thiệu về người dùng
Ubuntu là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể truy
cập và sử dụng một máy tính cài Ubuntu. Mỗi người muốn sử dụng được máy

tính cài Ubuntu thì phải có một tài khoản (account) đã được đăng ký. Một tài
khoản người dùng gồm có tên người dùng (username) và mật khẩu
(password). Hai tài khoản khác nhau sẽ có tên người dùng khác nhau (nhưng
mật khẩu thì có thể trùng nhau). Để có thể bắt đầu thao tác và sử dụng, người
dùng phải thực hiện thao tác đăng nhập (login). Quá trình này tóm gọn lại là
hai thao tác nhập vào tên tài khoản và mật khẩu.
Có hai loại người dùng: siêu người dùng (super user) và người dùng
thông thường (regular user).
Để tạo một người dùng mới, thay đổi thuộc tính của một người dùng
cũng như xóa bỏ một người dùng chỉ khi có quyền của một siêu người dùng
(Super User). Mỗi người dùng còn có một định danh riêng gọi là UID. Tài
khoản người dùng được tạo đầu tiên sẽ có UID là 1000.

5

2. Tài khoản người dùng đặc biệt
Trong quá trình cài đặt Ubuntu, một số tài khoản người dùng đặc biệt sẽ
tự động được tạo ra. Các tài khoản người dùng này được sử dụng với một số
chức năng đặc biệt trên hệ thống. Có 3 tài khoản người dùng đặc biệt : root,
nobody và bin.
Ở chế độ mặc định của Ubuntu tài khoản người dùng đầu tiên được khởi
tạo trong quá trình cài đặt cũng là tài khoản quản trị của hệ thống. Nếu sử
dụng tài khoản này thì người đăng nhập hoàn toàn có thể thực hiện được
nhiều tác vụ qua lệnh sudo – Super User Do, tất cả các tài khoản khác trong
nhóm này đều đã được gán quyền quản trị cao nhất để quản lý hệ thống.
2.a. Tài khoản root
Tài khoản root còn được gọi là tài khoản siêu người dùng (super user), là
tài khoản có quyền cao nhất trên hệ thống Linux. Người dùng sử dụng tài
khoản root để thực hiện một số công việc quản trị hệ thống bao gồm : thêm

các tài khoản người dùng mới, thay đổi mật khẩu của người dùng, xem các
file log của hệ thống, cài đặt phần mềm, gỡ bỏ phần mềm, thay đổi quyền của
file trên hệ thống .
Khi sử dụng tài khoản root, người dùng phải rất cẩn thận vì mọi thao tác
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống. Tuy nhiên trong quá trình người dùng sử
dụng tài khoản root để thực hiện một số công việc quản trị, hệ thống luôn có
cảnh báo các thao tác mà người dùng đang thực hiện để tránh trường hợp
người dùng làm sai ảnh hưởng đến hệ thống.
Mặc định, mật khẩu của tài khoản root bị khóa trong Ubuntu. Điều này
có nghĩa là bạn không thể đăng nhập trực tiếp với tài khoản root hoặc sử dụng
lệnh su để trở thành người dùng root. Nhưng bạn vẫn có thể chạy các chương

6

trình với đặc quyền của root với sudo, nó cho phép người dùng chạy chương
trình nào đó với quyền root mà không phải biết mật khẩu của root.
Bạn chỉ việc thêm “sudo” vào đầu tất cả các lệnh bạn sẽ chạy với quyền
root trên cửa sổ Terminal. Nên nhớ rằng, khi “sudo” yêu cầu nhập mật khẩu,
nó cần mật khẩu người dùng chứ không phải mật khẩu của tài khoản root.

Những lợi ích không cho đăng nhập trực tiếp với tài khoản root:

Người dùng không cần phải nhớ mật khẩu root, cái mà họ rất hay quên.
Tránh xa quyền “Tôi có thể làm mọi thứ” khi đăng nhập, bạn sẽ được

nhắc khi làm bất kỳ điều gì thay đổi đến hệ thống.
Sudo thêm một lịch sử các lệnh đã chạy trong /var/log/auth.log. Nếu
bạn gặp vấn đề, bạn luôn luôn có thể quay lại và xem những lệnh nào

đã được thực hiện. Nó cũng tốt để quản lý, kiểm tra.
Mật khẩu tài khoản root bị khóa làm máy tính bạn an toàn hơn rất
nhiều. Mọi cracker sẽ thử tấn công vào tài khoản root trước tiên, mật

khẩu root bị khóa đồng nghĩa với việc loại bỏ được 1 lần nguy hiểm.
Để trở thành người dùng khác, sử dụng lệnh:
sudo -i -u

Đăng nhập với quyền root:
Bạn có thể sử dụng sudo hoặc gksudo để thực thi với đặc quyền của root,

nhưng nếu bạn vẫn muốn đăng nhập với người dùng root thì có thể dùng lệnh:
sudo –i
Có 1 chú ý nhỏ về sự khác nhau giữa sudo và gksudo: Khi sử dụng câu
lệnh sudo, thì chúng ta sẽ thực thi một câu lệnh với quyền root nhưng với các
thiết đặt (configuration) là của user đang sử dụng. Trong khi đó gksudo thì
ngược lại. gksudo sẽ thực thi một câu lệnh với quyền root và với các thiết đặt

7

cũng của root luôn. Chính vì thế, khi dùng sudo cho các chương trình có giao
diện đồ họa nhiều lúc có thể dẫn tới lỗi.
2.b. Tài khoản nobody
Tài khoản nobody được sử dụng để chạy các dịch vụ trên hệ thống. Tài
khoản này không có thư mục home hoặc môi trường làm việc shell. Nếu tài
khoản này bị lỗi, các dịch vụ đang chạy sử dụng tài khoản này sẽ bị ảnh
hưởng nhưng hệ thống vẫn được bảo mật.
2.c. Tài khoản bin
Tài khoản bin được sử dụng trên hệ thống với thư mục home là /bin. Tài
khoản này được sử dụng để bảo mật các file nhị phân cơ bản trên hệ thống.
Tài khoản bin không có môi trường làm việc shell. Tài khoản này được tạo
mặc định trong quá trình cài đặt hệ thống.

3. Lưu giữ thông tin người dùng
Cơ sở dữ liệu cơ bản của người dùng được lưu trữ trong file /etc/passwd.
File này liệt kê tất cả các tên người dùng hợp lệ và các thông tin liên quan của
mỗi người dùng trên hệ thống. Xem file này ta dùng lệnh:
sudo cat /etc/passwd

8

Hìn
h2
Mỗi một người dùng trên hệ thống được miêu tả bằng 1 dòng trong file
/etc/passwd và mỗi một dòng được chia thành 7 trường ngăn cách nhau bởi
dấu ":".
root : x : 0 : 0 : root : /root: /bin/bash

Trong đó :
- Trường thứ 1: là tên người dùng. Tên người dùng trên hệ thống Linux
phân biệt chữ hoa, chữ thường và thường được đặt tất cả là chữ thường. Trong
ví dụ tên người dùng là "root".
- Trường thứ 2: là mật khẩu của người dùng, trong ví dụ là chữ "x". Chữ
"x" cho biết mật khẩu đã được mã hóa và được đặt trong file khác
(/etc/shadow).

9

- Trường thứ 3: là số hiệu hay định danh của người dùng (UID – User
Identification). UID là một số nguyên dương duy nhất tương ứng với mỗi tài
khoản người dùng. Hệ điều hành sẽ dựa vào UID để phân biệt và quản lý
người dung. Trong ví dụ trên UID của người dùng root là "0".
- Trường thứ 4: là số hiệu hay định danh của nhóm người dùng (GID –
Group Identification). Thông thường số GID sẽ giống số UID của người
dùng. Trong ví dụ GID của root là "0".
- Trường thứ 5: là tên đầy đủ hoặc các miêu tả khác của tài khoản người
dùng. Trong ví dụ tài khoản root cũng có tên đầy đủ là "root".
-Trường thứ 6: là thư mục home của người dùng. Thông thường thư mục
home của người dùng trên hệ thống là /home/[tên người dùng]. Trong ví dụ
thư mục home của root là "/root".
-Trường thứ 7: là shell đăng nhập mặc định của người dùng. Mỗi người
dùng có một shell đăng nhập (chương trình để chạy mỗi khi đăng nhập vào hệ
thống). Trong ví dụ shell của root là /bin/bash (bash shell).
Mật khẩu đã được mã hóa của tất cả tài khoản người dùng và tài khoản
dịch vụ trên hệ thống được lưu trữ ở file /etc/shadow.Để đọc file /etc/shadow,
ta sử dụng lệnh: sudo cat /etc/shadow.

10


nh 2
Giống như file /etc/passwd, mỗi trường trong file /etc/shadow được ngăn
cách bằng dấu “:”.
nobody : * : 15093 : 0 : 99999 : 7 : : :
- Trường thứ 1 : tên người dùng được đặt tối đa là 8 ký tự, được dùng các
ký tự viết hoa nhưng thông thường tên người dùng được đặt bằng các ký tự
viết thường. Tên người dùng trong file này khớp với tên người dùng trong file
/etc/passwd. Trong ví dụ trường thứ nhất là “nobody”.
- Trường thứ 2 : mật khẩu của người dùng, mật khẩu này đã được mã hóa
sử dụng thuật toán MD5 và các thuật toán khác.
Nếu thông tin trong trường thứ 2 là ký tự “!” : tài khoản người dùng
chưa được đặt mật khẩu, hoặc tạm thời bị khóa.
Nếu thông tin trong trường thứ 2 là ký tự * : tài khoản người dùng đã bị
vô hiệu hóa trên hệ thống.
- Trường thứ 3 : số lượng ngày kể từ khi mật khẩu được thay đổi lần cuối
cùng (lần thay đổi mật khẩu cuối cùng được tính từ ngày 1-01-1970). Trong ví
dụ trường thứ 3 bằng “15093” ngày.

11

- Trường thứ 4 : số lượng ngày tối thiểu được yêu cầu giữa các lần thay
đổi mật khẩu (số lượng ngày còn lại trước khi người dùng được phép thay đổi
mật khẩu). Trong ví dụ trường thứ 4 bằng “0” có nghĩa người dùng được phép
thay đổi mật khẩu bất kỳ lúc nào.
- Trường thứ 5 : số lượng ngày tối đa mà mật khẩu còn giá trị (sau khi

người dùng bị bắt buộc thay đổi mật khẩu). Trong ví dụ trường thứ 5 bằng
“99999” ngày cho biết người dùng có thể sử dụng mật khẩu của họ mà không
phải thay đổi trong rất nhiều năm.
- Trường thứ 6 : số lượng ngày trước khi mật khẩu bị hết hạn sử dụng mà
người dùng sẽ được cảnh báo để phải thay đổi mật khẩu. Trong ví dụ trường
thứ 6 bằng “7”.
- Trường thứ 7 : số lượng ngày mà tài khoản người dùng bị vô hiệu hóa
sau khi mật khẩu hết hạn sử dụng.
- Trường thứ 8 : số lượng ngày mà tài khoản người dùng bị vô hiệu hóa
kể từ ngày 1-01-1970.
Thông tin của nhóm người dùng được lưu trữ trong file /etc/group. Mỗi
nhóm người dùng, mật khẩu, số hiệu nhóm (GID) và các thành viên của nhóm
được lưu trữ trong file này.
Để đọc file ta sử dụng lệnh: cat /etc/group.

12


nh 3
Mỗi trường trong file /etc/shadow được ngăn cách bằng dấu “:”.
- Trường thứ 1: là tên nhóm người dùng.
- Trường thứ 2: là mật khẩu của nhóm người dùng. Mật khẩu này được
mà hóa và lưu trong file /etc/gshadow.
- Trương thứ 3: là số hiệu của nhóm (GID).
- Trường thứ 4: là các thành viên thuộc nhóm, mỗi thành viên được ngăn
cách với nhau bởi dấu “,”.

13

QUẢN TRỊ NGƯỜI DÙNG
1. Tạo tài khoản người dùng
Để tạo một tài khoản người dùng chúng ta có 2 cách, đó là tạo tài khoản
người dùng ở chế độ đồ họa hoặc ở chế độ dòng lệnh. Phiên bản sử dụng để
mô phỏng là Linux Ubuntu 10.04 với giao diện đồ họa GNOME.
1.a. Chế độ đồ họa
Tại màn hình Desktop, bấm vào System > Administration > Users and
Groups. Hộp thoại Users Settings sẽ xuất hiện.

Hình 4
Bấm vào nút Add để tạo mới một tài khoản người dùng. Hộp thoại
Authenticate xuất hiện yêu cầu xác thực.

14

Hình 5
Bạn nhập mật khẩu tài khoản bạn hiện đang đăng nhập vào trường
Password, sau đó bấm Authenticate. Hộp thoại Create New User hiện ra.

Hình 6
Tại trường Name, nhập tên người dùng và tại trường Short Name sẽ hiện
tên tương ứng với trường Name. Bạn cũng có thể chỉnh sửa trường Short
Name theo ý muốn. Xong, bạn bấm OK. Hộp thoại Change User Password
hiện ra.

15

Hình 7
Chọn “Set password by hand” và thực hiện nhập mật khẩu 2 lần cho
người dùng này. Hoặc chọn “Generate random password” và bấm Generate
để tự động tạo ngẫu nhiên một mật khẩu cho tài khoản.
Nếu bạn tích chọn “Don't ask for password on login” thì khi hệ điều
hành sẽ tự động ghi nhớ password cho tài khoản này. Do đó, khi đăng nhập
với tài khoản này bạn không cần nhập mật khẩu. Xong, bấm OK. Đến đây bạn
đã có một tài khoản người dùng.
1.b. Chế độ dòng lệnh
Để mở giao diện dòng lệnh, tại giao diện Desktop bấm Applications >
Accessories > Terminal hoặc dùng nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+T.

16

Hình 8
Để tạo một tài khoản người dùng, ta sử dụng cú pháp sau:
sudo useradd [tham số]
Lệnh useradd sẽ tự động tạo các file của người dùng trên hệ thống, UID,
tạo thư mục home của người dùng mặc định là /home/[tên người dùng] và
shell mặc định là /bin/sh một số thông tin cấu hình khác phụ thuộc vào các
tham số sử dụng. Khi một tài khoản người dùng mới được tạo ra, một tài
khoản nhóm người dùng cùng tên với người dùng cũng sẽ tự động được tạo ra
trên hệ thống.
Một số tham số đơn giản với lệnh useradd:
-b, --base-dir: dùng tham số này để sử dụng các giá trị mặc định cho tài
khoản. Nếu các tham số -D, -m không được sử dụng thì nhất thiết phải sử
dụng tham số -b.

17

-c, --comment: tên đầy đủ hoặc các miêu tả khác của tài khoản sắp tạo.
-d, --home: chỉ định thư mục home của người dùng.
-D, --defaults: Các giá trị mặc định. Lưu lại các giá trị sẽ được thay đổi
khác với mặc định.
-d, --home: Nếu các tham số khác không được sử dụng, tham số d sẽ mặc
định /home/[tên người dùng] là thư mục người dùng mới.
-e, expiredate: Ngày mà tài khoản sắp tạo sẽ bị vô hiệu hóa. Cấu trúc là
YYYY-MM-DD.
-f, --inactive : Số ngày sau khi mật khẩu tài khoản hết hạn cho đến khi
tài khoản bị vô hiệu hóa vĩnh viễn. Giá trị 0 sẽ vô hiệu hóa tài khoản ngay khi
mật khẩu tài khoản hết hạn, giá trị mặc định -1 chỉ vo hiệu hóa tính năng.
-G, --groups: Nhóm. Một danh sách các nhóm mà bạn biết sẽ được bổ
sung sau tham số này, các nhóm cách nhau chỉ bởi dấu “,”
-m, --create-home: tạo ra thư mục home của người dùng.
-M: không tạo thư mục home cho tài khoản.
-N, --no-user-group: Không tự động tạo tài khoản nhóm người dùng
cùng tên với người dùng.
-p, --password: Mã hóa tài khoản sắp tạo bằng password.
-s, --shell: sh mà người sử dụng sẽ đăng nhập, mặc định là bin/sh.
-u, --UID: Trị số này phải là duy nhất, lớn hơn 999 và lớn hơn mọi người
dùng khác. Trong ubuntu 1000 là tài khoản của người cài đặt ubuntu. Vậy nên
nếu bạn tạo thêm tài khoản mới thì UID của tài khoản mới phải lớn hơn 1000.
-U, --user-group: Tự động tạo một tài khoản nhóm người dùng trùng tên
với người dùng.

18

Ví dụ: Tạo một người dùng có tên là sample6 có tên đầy đủ là vidu6 thư
mục home là vidu6 và sử dụng shell bash, ngày hết hạn là 2/9/2013, thuộc
nhóm users và sambashare.

Hình 9
Nếu khi tạo tài khoản bạn quên đặt mật khẩu cho tài khoản thì tài khoản
sẽ tạm thời bị khóa.

Hình 10
Vì vậy, bạn phải đặt mật khẩu cho tài khoản mới, sử dụng lệnh:
sudo passwd
Ngoài ra, có thể dùng câu lệnh trên để thay đổi mật khẩu một tài khoản
đã được tạo trước đó.

Hình 11
Kiểm tra lại file /etc/shadow:

Hình 12
Ngoài ra, có một cách khác để tạo một tài khoản người dung ở chế độ
dòng lệnh, đó là sử dụng lệnh adduser.
Cú pháp: sudo adduser

19

Sử dụng adduser sẽ đơn giản hơn useradd vì hệ thống không yêu cầu
người tạo phải thêm vào các tham số. Hơn nữa, nó sẽ hiển thị các tuỳ chọn
thông tin cá nhân để người tạo có thể nhập. Tuy nhiên, các tham số như
group, gid, uid, home directory… sẽ được hệ thống tạo mặc định.
Ví dụ: Tạo một tài khoản có tên là “vietanh”

Hình 13
Sau đó, hệ thống yêu cầu nhập mật khẩu cho tài khoản.

Hình 14
Nhập mật khẩu xong, nếu thành công sẽ có thông báo “passwd:
password updated successfully”. Tiếp đến, hệ thống yêu cầu nhập thông tin
mô tả về tài khoản: fullname, room number, home phone, work phone, other.
Bạn có thể bỏ qua bước này bằng cách nhấn Enter.

20

Hình 15
Sau khi nhập xong, nếu thấy các thông tin nhập vào không có gì cần
chỉnh sửa thì nhấn “y” rồi nhấn Enter để hoàn thành quá trình tạo một tài
khoản người người dùng, ngược lại nếu cần chỉnh sửa lại thì nhấn “n” rồi
nhấn Enter để nhập lại từ đầu.
Kết quả:

Hình 16

2. Sửa tài khoản người dùng
2.a. Chế độ đồ họa
Tại màn hình Desktop, bấm vào System > Administration > Users and
Groups. Hộp thoại Users Settings sẽ xuất hiện (Hình 5).
Để thay đổi tên tài khoản người dùng, chọn một tài khoản người dùng
trong danh sách bên trái và nhấp chọn Change nằm ngang với tên tài khoản.
Hộp thoại Change User Name and Login hiện ra.

21

Hình 17
Nhập vào tên mới cho tài khoản, sau đó nhấn OK.
Để thay đổi mật khẩu cho tài khoản, trong hộp thoại Users Settings
chọn một tài khoản người dùng trong danh sách bên trái và nhấp chọn Change
nằm ngang với trường Password.
Hộp thoại Change User Password hiện ra (Hình 7).
Chọn Set password by hand và thực hiện nhập mật khẩu 2 lần cho người
dùng này. Chọn “Generate random password” và bấm Generate để tự động
tạo ngẫu nhiên một mật khẩu cho tài khoản. Nếu bạn tích chọn “Don't ask for
password on login” thì khi hệ điều hành sẽ tự động ghi nhớ password cho tài
khoản này. Do đó, khi đăng nhập với tài khoản này bạn không cần nhập mật
khẩu. Xong, bấm OK. Đến đây bạn đã có một tài khoản người dùng.
Để thay đổi các thông tin mô tả người dùng, trong hộp thoại Users
Settings chọn một tài khoản người dùng trong danh sách bên trái và nhấp
chọn Advanced Settings. Hộp thoại Change Advanced User Settings hiện ra.

22

Hình 18
Bạn có thể thay đổi các thông tin trong thẻ Contact Information theo ý
muốn. Sau khi thay đổi xong nhấn OK để lưu lại thay đổi.
2.b. Chế độ dòng lệnh

Sửa tên đăng nhập
Để sưả đổi tên đăng nhập cho một tài khoản người dùng, ta sử dụng lệnh

usermod với cú pháp:
sudo usermod -l
Ví dụ: Đổi tên người dùng sample1 thành vidu1.

Hình 19

23

Thông tin người dùng sample1 trước khi sửa đổi:

Hình 20
Thông tin người dùng sample1 sau khi sửa đổi:

Hình 21

Sửa mật khẩu
Để sửa mật khẩu cho một tài khoản người dùng, ta sử dụng lệnh passwd

với cú pháp:
sudo passwd
Sau khi gõ lệnh và nhấn Enter, sẽ có thông báo nhập mật khẩu mới cho
tài khoản. Sau khi nhập 2 lần mật khẩu, nếu 2 lần nhập trùng nhau sẽ có thông
báo cập nhật thành công “ password updated successfully”.

Hình 22
Thêm hoặc sửa các thông tin mô tả người dùng
Để thêm hay sửa đổi các thông tin mô tả người dùng, ta sử dụng lệnh

chfn với cú pháp sau:
sudo chfn
Các tham số của lệnh chfn gồm:
-f : tên đầy đủ của người dùng.
-r : số nhà hay địa chỉ nơi làm việc.

24

-w: số điện thoại nơi làm việc.
-h: số điện thoại nhà.
-o: các thông tin khác.
Ví dụ: Sửa thông tin mô tả cho người dùng sample5 với các tham số sau:
tên đầy đủ là sample5, số nhà 1245, số điện thoại làm việc 067294859, số
điện thoại nhà 0907463524, trường Hanoi Open University.

Hình 23
Kiểm tra thông tin tài khoản sample5 trong file /etc/passwd.

Hình 24

3. Xóa tài khoản người dùng
3.a. Chế độ đồ họa
Tại màn hình Desktop, bấm vào System > Administration > Users and
Groups. Hộp thoại Users Settings sẽ xuất hiện (Hình 5).
Chọn một tài khoản người dùng ở danh sách phía bên trái, sau đó nhấn
chọn Delete. Hộp thoại Authenticate hiện ra yêu cầu bạn xác minh bằng nhập
mật khẩu một trong các tài khoản quản trị (Administrator). Nhập xong nhấp
Authenticate để tiếp tục. Một hộp thoại hiện ra với 3 tùy chọn:
Keep Files : Chỉ xóa tài khoản người dùng, giữ lại thư mục /home/[Short

Name] ([Short Name] là tên người dùng như đã nhập ở mục Short Name ở
trên).

25

-

Don’t

Remove Account:

Không

xóa

nữa,

giống

nút

Cancel.

- Delete Files: Xóa người dùng và xóa luôn thư mục /home/[Short Name].

Hình 25
Nhấp chọn một tùy chọn mà bạn muốn.
3.b. Chế độ dòng lệnh
Để xóa một tài khoản người dùng, ta sử dụng lệnh userdel với cú pháp:

sudo userdel [tham số]
Các tham số của lệnh userdel :
-r: xóa tài khoản người dùng cùng thư mục home của người dùng và toàn
bộ những file liên quan.
-f: xóa tài khoản người dùng ngay cả khi đang đăng nhập bằng tài khoản
đó, đồng thời xóa cả thư mục home của người dùng và toàn bộ những file liên
quan. Và nó cũng xóa cả những nhóm người dùng có cùng tên với tài khoản
người dùng.
Ví dụ: Xóa người dùng có tên đăng nhập là sample7.

Hình 26