Tai nạn giao thông 2 bên cùng có lỗi năm 2024

Như vậy, trong quá trình di chuyển tại đường giao nhau, người tham gia giao thông phải nhường đường cho xe đi từ bên phải đến nếu đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, nhường đường cho xe đi từ bên trái nếu đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, nhường đường cho xe trên đường ưu tiên và đường chính tại nơi giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường chính.

Trong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ đường giao nhau này có vòng xuyến hay không hoặc có biển báo về đường ưu tiên hay không nên không thể xác định rõ được ai là người đi đúng. Và để xác định cần căn cứ vào camera ghi hình, biên bản giám định hiện trường cũng như lời khai của người làm chứng. Do đó, chia hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Bạn là người đi đúng, tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi giao nhau. Như vậy, trong trường hợp này, người vi phạm lỗi giao thông được xác định là người đi ô tô con.

– Trường hợp 2: Xe ô tô con đi đúng, tuân thủ các quy tắc về nhường đường tại nơi giao nhau. Nếu như vậy, việc bạn vượt đường tại nơi giao nhau là sai và bạn là người gây ra tai nạn.

.png]

Tai nạn giao thông

Xử phạt đối với ô tô vi phạm quy tắc giao thông về nhường đường tại nơi giao nhau là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
[...]
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
[...]”

Theo đó, nếu bạn vi phạm bị phạt xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại thì đầu tiên cần xác định được lỗi của bên nào hay cả hai bên cùng có lỗi. Sau đó, hai bên tự thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Do vậy, việc người điều khiển xe máy đi ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luật.

Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại [đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng] thuộc về ai cũng như mức độ bồi thường thì cần xác định lỗi của mỗi bên. Nguyên tắc là có lỗi thì phải bồi thường và lỗi đến đâu thì bồi thường đến đó. Trong một vụ tai nạn giao thông thì có thể một bên hoàn toàn có lỗi hoặc hai bên cùng có lỗi [lỗi hỗn hợp]. Việc cho rằng người điều khiển phương tiện lớn phải bồi thường người điều khiển phương tiện nhỏ là không có căn cứ pháp luật.

Đối với trường hợp bạn nêu, người điều khiển xe máy có lỗi chính do đã cố tình đi ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm. Nếu anh ta không đi ngược chiều thì có thể tai nạn đã không xảy ra. Ngoài ra, cơ quan giải quyết vụ việc còn điều tra, xác minh các yếu tố khác của người điều khiển xe máy như có sử dụng rượu, bia, chất kích thích hay không, có Giấy phép lái xe [bằng lái] hay không, xe máy có đủ điều kiện an toàn khi tham gia giao thông hay không...

Tương tự đối với bạn, cơ quan chức năng cũng sẽ điều tra, xem xét các yếu tố nói trên để xác định mức độ lỗi của bạn. Trên thực tế, có thể một lỗi nào đó của bạn không phải là nguyên nhân trực tiếp trong vụ tai nạn giao thông nhưng khi giải quyết vấn đề bồi thường thì pháp luật vẫn yêu cầu phải xem xét.

Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra [Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định].

Khoản 3 Điều này quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

  1. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
  1. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, với các quy định nói trên, trường hợp bạn không có lỗi thì bạn không phải bồi thường. Mặt khác, người điều khiển xe máy còn phải bồi thường thiệt hại đối với ô tô cho bạn, nếu bạn có yêu cầu.

Về trách nhiệm hình sự, hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp cố ý dùng phương tiên giao thông để tước đoạt tính mạng người khác thì mới bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Dựa trên ý thức của người phạm tội thì hai tội danh này hoàn toàn khác nhau nên hình phạt của hai tội cũng hoàn toàn khác nhau.

Chủ Đề