Tai nạn giao thông chết người xử như thế nào năm 2024

HIện nay, theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, những người đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhưng bởi vì những yếu tố khác mà rất nhiều người chưa đủ 18 tuổi đã được tiếp cận và biết điều khiển phương tiện giao thông, nhất là xe máy. Không quá khó để bạn ra đường và bắt gặp những cô, cậu chân còn chưa chạm đến đất khi dừng xe hoặc học sinh mặc áo đồng phục cấp hai, cấp ba khoác ba lô đi học trên chiếc xe dream, wave của bố mẹ để đi học..

1. Người tham gia giao thông gây tai nạn chết người thì bị xử phạt như thế nào?

Hành vi tham gia giao thông gây tai nạn chết người được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 theo đó, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà làm chết người thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi này được hiểu là khi một người tham gia giao thông mặc dù không cố ý nhưng khi tham gia giao thông vi phạm quy định về luật giao thông dẫn đến gây ra tai nạn và làm cho người bị nạn chết. Nếu người phạm tội mà có ý định (cố ý) gây ra tai nạn để làm chết người thì sẽ không bị xử về tội này mà lúc đó đã cấu thành tội giết người hoặc tội khác.

2. Người chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người có bị đi tù không?

Tai nạn giao thông chết người xử như thế nào năm 2024
Người chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người thì có bị đi tù không?

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, người dưới 18 tuổi được chia thành các độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự gồm: Người dưới 14 tuổi, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

2.1. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ một số tội có quy định cụ thể là người phạm tội từ đủ 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến chết người quy định tại Điều 260 BLHS thì người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt có thể được áp dụng là phạt tiền, phạt tù có thời hạn hoặc cải tạo không giam giữ.

Quy định quyết định hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

  • Hình phạt tiền thì được áp dụng là hình phạt chính nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng, hơn nữa mức phạt không được quá ½ mức phạt tiền mà điều luật quy định.
  • Hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng khi họ phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do vô ý, và thời hạn áp dụng không quá ½ thời hạn mà điều luật quy định.
  • Tù có thời hạn, Luật hình sự quy định nếu điều luật có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất là không quá 18 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức phạt không quá ¾ mức phạt mà điều luật quy định.
  • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội sẽ không bị áp dụng tù chung thân và tử hình.

Với các nguyên tắc quyết định hình phạt như trên, hành vi tham gia giao thông gây tai nạn chết người mà người gây tai nạn là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì có thể sẽ phải đi tù, mức phạt cụ thể sẽ như sau:

  • Nếu vi phạm khoản 1: Khoản này quy định mức phạt tù là từ 01 năm đến 05 năm tù thì họ sẽ bị phạt không quá ¾ mức cao nhất, vậy người gây tai nạn là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mà làm chết 01 người thì có thể bị phạt tù đến 3 năm 9 tháng tù.
  • Nếu vi phạm khoản 2: Gây tai nạn mà làm chết 02 người sẽ bị vi phạm khoản 2 với quy định là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Vậy người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể bị phạt tù đến 7 năm 6 tháng tù.
  • Nếu vi phạm khoản 3 tức là làm chết từ 03 người trở lên mà khoản này quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù thì người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi sẽ phải chịu mức cao nhất của hình phạt tù là 11 năm 3 tháng tù có thời hạn.

2.2. Người từ dưới 16 tuổi

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Nếu có vi phạm thì chỉ có thể yêu cầu người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc chính người gây tai nạn nếu họ đã đủ 15 tuổi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo đó, ngoài bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, người gây tai nạn (hoặc người đại diện hợp pháp) còn phải bồi thường tổn hại về tinh thần cho những người thân thích của nạn nhân trong vụ tai nạn mà mình gây ra theo quy định tại các Điều 585, 591 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ngoài ra, người chưa đủ tuổi mà điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn còn bị xử phạt vi phạm giao thông thường bộ. Xem thêm tại: Người chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy thì bị xử phạt như thế nào?

3. Xử lý, giải quyết vụ án người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người

Tai nạn giao thông chết người xử như thế nào năm 2024
Xử lý, giải quyết vụ án người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người

Theo nguyên tắc việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Hơn nữa, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm nên quá trình giải quết một vụ án do người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông chết người cũng có những điều cần lưu ý trong mỗi giai đoạn.

3.1. Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Khi tiếp nhận được nguồn tin về có vụ tai nạn xảy ra, các cán bộ điều tra tiếp nhận phải nhanh chóng đến tiếp cận hiện trường, lấy lời khai ban đầu để xác định người gây ra tai nạn.

Phải tiến hành khám nghiệm hiện trường để xác định các dấu vết liên quan đến việc giải quyết vụ án như vị trí va chạm, tốc độ xe trước khi va chạm, vị trí tử thi,…

Khi có thông tin người gây tai nạn là người dưới 18 tuổi thì việc xác định độ tuổi của người này rất quan trọng, chỉ cần chênh lệch 01 – 02 ngày cũng là yếu tố quyết định có khởi tố vụ án hay không.

Ví dụ: Chiều ngày 22/8/2023, A nhân lúc bố mẹ không ở nhà đã lấy xe máy để đi chơi, đang đi thì đâm vào một người đi xe đạp ở sát mép đường làm người này bay xa 5m, tử vong tại chỗ, còn A thì bị gãy chân và xước da. Quá trình lấy lời khai, cơ quan điều tra biết được A chưa đủ 18 tuổi. Như đã phân tích ở mục trước, chưa đủ 18 tuổi đối với tội này được chia thành 02 nhóm: nhóm từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm; nhóm dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Để xác định được tuổi của A, có những cách sau:

  • Thứ nhất, căn cứ vào các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của A
  • Thứ hai, phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, đoàn thanh niên, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến nơi A học tập, lao động, sinh hoạt để hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ nếu các giấy tờ tùy thân của A có mâu thuẫn nhau.
  • Thứ ba, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà chỉ xác định được khoảng thời gian là tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc chỉ xác định được năm sinh của A thì lấy ngày sinh cụ thể như sau: lấy ngày cuối cùng của tháng (nếu chỉ xác định được tháng); lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý (nếu chỉ xác định được quý); lất cuối cùng của tháng trong cuối cùng trong nửa năm (nếu chỉ xác định được nửa năm của năm); lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm (nếu chỉ xác định được năm sinh).
  • Trường hợp không thể xác định thì tiến hành giám định để xác định tuổi. Thông thường kết quả giám định chỉ xác định được khoảng độ tuổi, vì vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy tuổi thấp nhất trong khoảng tuổi đã xác định được để xác định tuổi của người phạm tội.

Chẳng hạn như trường hợp của A, nếu không có các giấy tờ tùy thân chứng minh chính xác ngày sinh mà chỉ xác định được là sinh vào tháng 2 năm 2006 thì ngày sinh được xác định là ngày cuối cùng của Tháng 2/2006 là ngày 28/02/2007 là ngày sinh của A thì thời điểm A gây tai nạn là 16 tuổi 7 tháng 24 ngày đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội này thì cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra; hoặc nếu chỉ xác định được theo năm thì ngày 31/12/2007 sẽ là ngày sinh của A và thời điểm A gây tai nạn là 15 tuổi 8 tháng 22 ngày, chưa đủ 16 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, khi đó cơ quan điều tra sẽ không được khởi tố vụ án hình sự này đối với A.

3.2. Truy tố vụ án

Khi xác định là A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, hồ sơ vụ án được chuyển qua Viện kiểm sát đề truy tố, khi này, Viện kiểm sát sẽ nghiên cứu hồ sơ, xem xét lại về độ tuổi, trường hợp có những mâu thuẫn thì Viện kiểm sát có thể yêu cầu điều tra, xác minh lại để đưa ra bản cáo trạng truy tố A về tội gì? Mức xử phạt mà Viện kiểm sát sẽ đề nghị là bao nhiêu?

3.3. Xét xử

Tại phiên tòa xét xử, Tòa án sẽ phải căn cứ vào hồ sơ vụ án, bản cáo trạng, những lời khai của A, của người liên quan đến vụ án như người chứng kiến,…và bản luận tội của Kiểm sát viên để quyết định A phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thuộc khoản nào của điều luật tại Điều 260 Bộ luật Hình sự và chịu hình phạt tù bao nhiêu năm.

Từ những phân tích của Luật Ánh Ngọc ta thấy, khi tham gia giao thông đường bộ, nếu người điều khiển xe gây tai nạn chết người là người dưới 18 tuổi thì phải xem xét người này tuổi chính xác là bao nhiêu, chỉ khi người gây tai nạn là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể sẽ bị đi tù nếu làm chết 01 người, còn làm chết từ 02 người trở lên thì phải đi tù. Tuy nhiên, mức hình phạt tù với họ sẽ thấp hơn và chỉ bằng 3/4 so với mức phạt cao nhất mà khung hình phạt của điều luật quy định (cụ thể là Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nếu các bạn còn có những thắc mắc liên quan đến hành vi này hoặc những tội phạm khác liên quan, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc, với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm, Luật Ánh Ngọc sẽ giải đáp triệt để những vấn đề mà bạn quan tâm.

Tai nạn gây chết người thì lạnh ăn gì?

Mức hình phạt có thể là phạt tiền hoặc phạt tù từ phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù với mức cao nhất từ 07 năm đến 15 năm tùy thuộc vào số lượng người chết.nullGÂY TAI NẠN GIAO THÔNG CHẾT NGƯỜI BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?anlawfirm.vn › Bản tinnull

Người gây tai nạn bị chết thì ai chịu trách nhiệm?

Như vậy, nếu gây tai nạn giao thông chết người thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.nullNgười khác gây tai nạn giao thông cho mình nhưng họ bị tử vong thì ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 839C885-hd-nguoi-khac-gay-tai...null

Lái xe gây tai nạn chết người treo bằng bao lâu?

Cụ thể, người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.nullTài xế vô ý gây thương vong có bị xử lý hình sự?dangcongsan.vn › ban-doc › luat-su-cua-ban › tai-xe-vo-y-gay-thuong-vo...null

Uống rượu gây tai nạn chết người tù bao nhiêu năm?

Vì vậy, nếu một người uống rượu, bia rồi gây tai nạn giao thông, họ có thể đối mặt với khả năng bị phạt tù trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 10 năm, tùy thuộc vào các yếu tố và quyết định của cơ quan chức năng và tòa án.nullUống rượu bia rồi gây tai nạn giao thông thì có bị đi tù không?luatminhkhue.vn › uong-ruou-bia-roi-gay-tai-nan-giao-thong-thi-co-bi-di-...null