Tai nghe đàm thoại tốt nhất 2021

Vài năm trở lại đây, khái niệm tai nghe không dây, tai nghe bluetooth hay tai nghe True Wireless ngày càng xuất hiện nhiều hơn, trở thành trào lưu mới của ngành di động.

Sự phát triển mạnh mẽ của smartphone tạo điều kiện thuận lợi để tai nghe không dây phát triển theo hướng bùng nổ. Theo thống kê của Counterpoint Research, có khoảng 310 triệu chiếc tai nghe không dây sẽ được xuất xưởng trong năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch tới túi tiền người dùng trên bình diện toàn cầu.

Vậy, điều gì làm nên sức hấp dẫn đến vậy của tai nghe không dây? Dòng sản phẩm này có thế mạnh gì và cần lưu ý những gì khi muốn mua cho mình một chiếc tai nghe Bluetooth? Dưới đây, hãy cùng lần lượt giải đáp các vấn đề này.

Đôi nét về tai nghe không dây 2021

Tai nghe không dây [hay còn gọi là tai nghe Bluetooth] là dòng thiết bị nghe nhạc đeo tai sử dụng cơ chế kết nối với nguồn phát tín hiệu [smartphone, máy tính bảng, laptop] qua Bluetooth thay vì qua cáp kết nối như tai nghe thông thường.

Ở dòng sản phẩm này, Bluetooth sẽ trở thành cầu nối duy nhất để trao đổi thông tin dữ liệu thu/phát trong cả tác vụ nghe nhạc trải nghiệm âm thanh cũng như hỗ trợ đàm thoại. Hầu hết các dòng tai nghe không dây 2021 đều sử dụng kết nối Bluetooth 5.0 hoặc mới hơn nhằm đảm bảo truyền tải tín hiệu không nhiễu sóng, duy trì tương tác trong bán kính từ 20 mét và tiết kiệm năng lượng hơn.

Điểm khiến tai nghe không dây ngày càng được nhiều người ưa chuộng trong năm 2021 là sự gọn nhẹ, tính linh hoạt khi không chịu giới hạn của cáp kết nối. Việc tương tác qua Bluetooth hoàn toàn khiến người dùng giảm bớt những phiền toán thường gặp phải trước đây như rối cáp, đứt cáp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng và quá trình bảo quản.

Không chỉ vậy, các thương hiệu như Applehay Samsung đã xây dựng một cơ chế tương tác linh hoạt khi người dùng kết nối tai nghe với các thiết bị thông minh cùng thương hiệu, từ đó hấp dẫn hàng triệu khách hàng tìm mua các sản phẩm nằm trong cùng hệ sinh thái của một nhà sản xuất. Nếu như người dùng iPhone/iPad có xu hướng sắm AirPods thì những ai sở hữu điện thoại Samsung thường lựa chọn Galaxy Buds thay vì các dòng sản phẩm khác trên thị trường.

Công nghệ Bluetooth thế hệ mới cùng cơ chế hộp sạc đã khắc phục bài toán về độ trễ và pin trên tai nghe không dây trước đó. Giờ đây, tai nghe bluetooth 2021 đang cho thấy nhiều ưu thế vượt trội so với dòng sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn bởi tai nghe không dây có những tiêu chí đặc thù riêng.

Lưu ý gì khi chọn tai nghe không dây 2021?

Lưu tâm đến công nghệ kết nối

Chìa khóa của sự linh hoạt, gọn nhẹ ở tai nghe không dây đến từ công nghệ kết nối tương tác Bluetooth. Do đó, nếu bạn muốn thiết bị của mình hoạt động tốt thì nên để tâm đến công nghệ Bluetooth mà sản phẩm được trang bị.

Trong năm 2021, bạn nên ưu tiên các dòng sản phẩm sử dụng Bluetooth 5.0 hoặc Bluetooth 5.2 bởi khả năng truyền tải tín hiệu bền bỉ, tránh nhiễu sóng trong phạm vi rộng, đồng thời sẽ giúp cho tai nghe của bạn tiết kiệm pin đáng kể so với Bluetooth 4.2. Với công nghệ Bluetooth mới, bạn sẽ dễ dàng di chuyển trong phạm vi ngoài 20 mét cách nơi đặt nguồn phát tín hiệu, rất phù hợp với những ai thường nghe nhạc khi tập luyện hoặc làm các công việc khác.

Chọn âm thanh Mono hay Stereo?

Việc chọn tai nghe Mono hay Stereo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm âm thanh của bạn trong quá trình sử dụng. Về cơ bản, âm thanh Mono là âm thanh đơn kênh, sẽ phát ra thanh từ một chiều, còn âm thanh Stereo [âm thanh vòm] sẽ đem lại trải nghiệm như bạn nghe từ nhiều nguồn khác nhau.

Trong trường hợp bạn là người kỹ tính trong việc đánh giá chất âm thì nên dành sự ưu tiên cho các dòng sản phẩm có âm thanh Stereo khi mua tai nghe không dây. Trải nghiệm mà những thiết bị này đem lại sẽ chân thực, sống động và đa chiều hơn nhiều.

Đừng bỏ qua khả năng chống ồn

Một chiếc tai nghe chống ồn tốt sẽ đưa bạn vào không gian nghe nhạc riêng tư dù đang hiện diện ở những nơi đông người. Công nghệ chống ồn là tiêu chí cần phải lưu ý nhiều khi chọn tai nghe không dây nói riêng và tai nghe nói chung.

Để gia tăng trải nghiệm chống ồn, các nhà sản xuất thường sử dụng một trong các dạng thiết kế như in-ear nhét tai hay over-ear chụp tai nhằm ngăn tạp âm truyền tới trong khoang tai người dùng. Ngoài ra nếu tài chính cho phép, bạn hãy lưu ý tới các dòng sản phẩm được tích hợp chống ồn chủ động [ANC] bởi công nghệ này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc triệt tiêu âm thanh môi trường.

Hiện tai nghe không dây có ANC đã không còn quá đắt đỏ như trước, chỉ với giá bán dưới 4 triệu đồng, bạn đã có thể trở thành chủ nhân của một số tai nghe không dây chống ồn chủ động đến từ các thương hiệu danh tiếng như Samsung Galaxy Buds2 hay Beats Studio Buds.

Pin và sạc là yếu tố hết sức quan trọng

Giống như bao thiết bị điện tử chạy pin khác, tai nghe không dây sẽ bị vô hiệu hóa nếu bạn sử dụng cạn năng lượng. Những lúc như vậy, dù sản phẩm có hiện đại đến mấy cũng trở nên vô ích. Bạn cần tìm hiểu kỹ về thời lượng pin của tai nghe không dây trước khi đi đến quyết định mua sắm.

Song song với đó, công nghệ sạc mà tai nghe không dây sở hữu cũng là yếu tố đáng quan tâm. Trong trường hợp bạn là tín đồ của các dòng tai nghe không dây có thiết kế on-ear hay over-ear, bạn phải chấp nhận sạc qua cáp và chỉ có thể sạc khi ở gần nguồn điện.

Lời khuyên chân thành là bạn nên lựa chọn các dòng tai nghe bluetooth sử dụng thiết kế earbuds hoặc in-ear nhét tai có kích thước nhỏ, bởi dù thời lượng pin không quá dài nhưng các dòng thiết bị này thường được trang bị hộp sạc đi kèm. Ví dụ tiêu biểu của trường hợp này là AirPods Pro khi hộp sạc của sản phẩm chứa đủ năng lượng để thiết bị vận hành trong 24 giờ.

Chọn tai nghe dựa trên kiểu dáng

Ngoài việc chú trọng vào kết nối, chất âm, chống ồn và pin, bạn cần lựa chọn tai nghe không dây theo chủng loại và kiểu dáng, trong đó đa phần sẽ gói gọn trong các kiểu thiết kế dưới đây, mỗi loại sẽ có ưu/nhược điểm khác nhau mà bạn nên cân nhắc:

Tai nghe không dây over-ear

Dòng sản phẩm tai nghe Bluetooth over-ear cực kỳ phù hợp với những người đòi hỏi cao về chất âm. Bạn có thể dễ dàng nhận ra một chiếc tai nghe over-ear nhờ quai đeo headband quàng đầu cùng với lớp đệm dày trùm kín hai vành tai của chúng ta.

Đây là cách thiết kế tai nghe được giới nghe nhạc và làm nhạc lựa chọn nhờ hội tụ những đặc tính tốt nhất để cho chất âm sắc sảo, cuốn hút. Lớp đệm tai tạo thành hiệu quả cách âm tự nhiên. Trong khi đó, driver lớn hai bên tạo đủ không gian để bố trí loa và công nghệ chống ồn hiệu quả. Các dải bass, treble và mid trên tai nghe over-ear sẽ được tái hiện chân thực nhất trong tất cả các kiểu thiết kế. Đại diện tiêu biểu nhất của tai nghe over-ear là AirPods Max của Apple.

Tuy nhiên, dùng tai nghe không dây over-ear, bạn phải chấp nhận kích cỡ tương đối cồng kềnh. Dù đa phần được thiết kế để có thể gập lại được nhưng bạn sẽ cần một chiếc balo hoặc túi xách khi muốn đem theo dòng sản phẩm này.

Tai nghe không dây on-ear

Tai nghe không dây on-ear có thiết kế tương tự như tai nghe over-ear. Tuy nhiên, phần driver hai bên và đệm tai được thiết kế nhỏ hơn, từ đó giúp thu gọn kích cỡ tổng thể đôi chút so với over-ear. Đệm tai on-ear sẽ không trùm lên toàn bộ mà chỉ nằm trên vành tai của chúng ta.

Đây là dòng tai nghe chống chỉ định với những ai có vành tai quá mỏng hoặc nhạy cảm bởi độ đàn hồi của quai đeo headband sẽ liên tục ép lên hai bên tai của chúng ta. Nhưng nếu bạn có vành tai bình thường hoặc không cảm thấy khó chịu vì điều này thì tai nghe on-ear sẽ là phương án cân bằng tốt hơn giữa sự cơ động và trải nghiệm âm thanh.

Beats là thương hiệu nổi danh trên thị trường với các dòng tai nghe on-ear bluetooth thông dụng như Beats Solo Matte, Beats Solo Pro hay Beats EP.

Tai nghe không dây earbuds

Đa phần tai nghe earbuds thường ghi điểm ở cơ chế nhỏ nhắn. Thay vì chú trọng ở chất âm, nhà sản xuất hướng tới việc tạo ra thiết bị nghe nhạc cơ động nhất khi lựa chọn thiết kế earbuds. Lúc này, driver sẽ được thu gọn hết cỡ để cài vào khoang tai, tránh vướng víu khi chúng ta vận động.

Hầu hết tai nghe không dây earbuds trên thị trường đều sử dụng mô hình hộp sạc để cất giữ và nạp năng lượng khi không dùng tới, bản thân hộp sạc này có thể tái tạo năng lượng qua cáp kết nối hoặc sạc không dây tùy theo phiên bản. Sản phẩm mở đầu cho trào lưu tai nghe bluetooth earbuds là AirPods thế hệ 1 với hộp sạc trắng làm nên tên tuổi.

Hiện nhà Táo đang duy trì trên thị trường sản phẩm AirPods 2 với nhiều cải tiến về pin và khả năng tương tác. Đây là thiết bị bán rất chạy và vực dậy ngành công nghiệp True Wireless, tạo nên cuộc đua khốc liệt trong mảng tai nghe bluetooth hiện nay.

Tai nghe không dây in-ear

Vẫn giữ được sự nhỏ gọn của earbuds nhưng tai nghe in-ear không dây [hay còn gọi là tai nghe nhét tai không dây] lại được trang bị thêm nút silicon để đi sâu hơn vào ống tai, tạo được hiệu ứng cách âm tự nhiên hơn.

Các nhà sản xuất thường chọn thiết kế in-ear nếu muốn tạo ra những mẫu tai nghe không dây có chất âm tốt mà vẫn gọn gàng. Nếu kết hợp với chống ồn chủ động ANC, trải nghiệm âm thanh mà dòng sản phẩm này đem lại sẽ vượt trội so với tai nghe earbuds.

Một số ví dụ điển hình của tai nghe in-ear không dây là AirPods Pro, Galaxy Buds Provà Beats Studio Buds. Tất cả những sản phẩm này đều đang có doanh số ấn tượng và đại diện tiêu biểu cho cuộc cạnh tranh của Apple và Samsung trên thị trường tai nghe True Wireless.

Tai nghe không dây có Neckband

Nếu bạn yêu thích tai nghe không dây và thường xuyên tập thể dục, chắc hẳn bạn từng đôi lần sở hữu một chiếc tai nghe bluetooth có dây đeo vòng qua gáy [Neckband]. Đây là dòng sản phẩm tối ưu để vừa nghe nhạc, vừa chạy bộ hoặc tập thể thao.

Những năm gần đây, sự phát triển của tai nghe không dây có hộp sạc đã khiến dòng sản phẩm có Neckband ít xuất hiện hơn, nhưng một số thương hiệu vẫn lựa chọn cách thiết kế này như một giải pháp để sản xuất các mẫu tai nghe không dây giá rẻ.

Tai nghe không dây clip-on

Xuất hiện từ đầu của kỷ nguyên tai nghe không dây, những chiếc tai nghe bluetooth có vòng clip-on gài tai thường được sử dụng cho mục đích liên lạc, gọi điện hơn là giải trí. Điểm nhận biết đặc trưng của dòng sản phẩm này là quai gài bám trên vành tai, đồng thời chỉ có một bên thay vì hai bên như các kiểu thiết kế về sau.

Tai nghe không dây clip-on bị loại bỏ vì độ cồng kềnh, trọng lượng của thiết bị sẽ thít lên vành tai và có thể khiến người đeo khó chịu khi trải nghiệm trong thời gian dài.

Video liên quan

Chủ Đề