Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì

Quản lý tài sản nợ - tài sản có: Trọng điểm của quản trị rủi ro theo Basel III

07:02 | 28/10/2021

Cùng với xu hướng phát triển của công tác quản trị ngân hàng nói chung và công tác quản lý rủi ro nói riêng, quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (Asset and Liability Management - ALM) cũng đang dần được hình thành một cách bài bản. Tuy nhiên, cách thức quản lý tài sản nợ - tài sản có tại các ngân hàng về cơ bản vẫn đang được thực hiện một cách thụ động.

Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
Ngành dịch vụ tài chính: Cần tư duy mới để xác lập thành công
Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
Quản trị dữ liệu: Góc nhìn về tuân thủ và tăng trưởng kinh doanh

Về bản chất, kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh dựa trên rủi ro. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, các ngân hàng đã tiếp nhận các rủi ro tài chính có thể phát sinh từ các giao dịch được thực hiện với khách hàng.

Trong một số trường hợp, các rủi ro tài chính từ hoạt động huy động và từ hoạt động cho vay có thể bù trừ cho nhau, nhưng sẽ không thể bù trừ hoàn toàn. Việc huy động nhiều hơn khả năng sử dụng vốn sẽ dẫn đến việc không tối ưu về mặt chi phí trong nguồn vốn huy động được, đồng thời cũng gây ra rủi ro lãi suất và dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, việc huy động ít hơn khả năng sử dụng vốn sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn về mặt thanh khoản, ảnh hưởng đến không chỉ lợi nhuận mà cả đánh giá của cơ quan quản lý và của nhà đầu tư về ngân hàng.

Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
Bà Đinh Hồng Hạnh, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính, Công ty PwC Việt Nam

Với thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu về sản phẩm ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, đồng thời khiến cho các rủi ro tài chính phát sinh từ chênh lệch về kỳ hạn, loại tiền, khối lượng, trong các hoạt động của ngân hàng ngày càng rõ rệt và cần được đo lường, theo dõi và quản lý một cách chặt chẽ hơn. Vì vậy, nghiệp vụ quản lý Tài Sản Nợ - Tài sản Có (Asset and Liability Management - ALM) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng.

Cùng với xu hướng phát triển của công tác quản trị ngân hàng nói chung và công tác quản lý rủi ro nói riêng, nghiệp vụ ALM cũng được hình thành một cách bài bản. Tuy nhiên, cách thức quản lý tài sản Nợ - tài sản Có tại các ngân hàng về cơ bản vẫn đang được thực hiện một cách thụ động.

Nghiệp vụ ALM cần đáp ứng kỳ vọng từ các bên liên quan

Thông thường, để hướng tới các chiến lược đã đề ra, các ngân hàng thường định hướng hoạt động của các khối kinh doanh theo các mục tiêu chiến lược đã được Hội Đồng Quản Trị phê duyệt. Các mục tiêu chiến lược này sẽ được thể hiện dưới hình thức các chỉ tiêu về kinh doanh mà các khối kinh doanh cần đạt được.

Với mức độ chuyên môn hóa cao như hiện nay, các đơn vị sẽ tập trung vào thực hiện các chỉ tiêu này trên các phân khúc, sản phẩm của mình, từ đó tạo ra một bảng cân đối tổng hợp toàn hàng với các rủi ro cần được quản lý. Nói cách khác, công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có, sẽ thực hiện đo lường và quản lý các rủi ro tài chính (điển hình là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất) trên một bảng cân đối được tạo ra từ hoạt động kinh doanh của các khối kinh doanh.

Trong suốt quá trình này, thường không có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị tạo ra rủi ro (từ việc thực hiện hoạt động kinh doanh) và đơn vị thực hiện quản lý rủi ro, dẫn đến việc công tác quản lý và giảm thiểu rủi ro chỉ có thể được tiến hành một cách thụ động.

Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
Ông Nguyễn Đình Trung, Trưởng phòng cao cấp, Dịch vụ tư vấn tài chính, Công ty PwC Việt Nam

Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, mục tiêu tối ưu hóa bảng cân đối của nghiệp vụ ALM không còn chỉ giới hạn trong việc tạo ra một bảng cân đối với chi phí và lợi nhuận tối ưu, mà đã dần chuyển sang yêu cầu phải đáp ứng các kỳ vọng ngày càng tăng từ cơ quan quản lý, từ khách hàng và từ nhà đầu tư:

Yêu cầu từ cơ quan quản lý: Với các yêu cầu ngày càng cao từ NHNN, đặc biệt là trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đang dần tiệm cận với các chuẩn mực mới nhất về quản lý Ngân hàng của Ủy ban Basel, các ngân hàng sẽ ngày càng phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn để đảm bảo an toàn thanh khoản và an toàn vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Yêu cầu từ khách hàng: Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã có tốc độ phát triển hết sức khả quan trong những năm gần đây, ngay cả trong thời kỳ COVID. Các ngân hàng giờ đây đã không chỉ còn tập trung vào cạnh tranh về giá, mà còn tích cực đẩy mạnh chiến lược để có thể nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là trên phương diện sản phẩm và dịch vụ, kể cả khi các sản phẩm/dịch vụ đó không phải là sản phẩm có rủi ro thấp theo đánh giá từ cơ quan quản lý.

Ví dụ, theo chuẩn mực Basel III, về mặt thanh khoản, sản phẩm huy động từ khách hàng doanh nghiệp lớn được coi là sản phẩm có khả năng rút đi cao hơn so với các sản phẩm huy động khác nếu thị trường xảy ra biến động, và vì vậy có rủi ro cao hơn cùng với chi phí thanh khoản cao hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn sẽ phải đáp ứng nhu cầu gửi vốn từ các khách hàng này, và ở mức giá và kỳ hạn cạnh tranh nhất có thể.

Yêu cầu từ nhà đầu tư: Đối với nhà đầu tư, lợi nhuận vẫn luôn là yêu cầu hàng đầu. Vì vậy, các ngân hàng sẽ luôn cố gắng đạt mức thu nhập lãi ròng cao nhất có thể, và duy trì mức biên lãi ròng (net interest margin) ổn định qua các giai đoạn biến động của môi trường lãi suất và của nền kinh tế.

Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
Nghiệp vụ ALM cần đáp ứng kỳ vọng từ các bên liên quan

Có thể thấy, các yêu cầu từ cơ quan quản lý (chú trọng vào an toàn), từ khách hàng (chú trọng vào giá và sự đa dạng của sản phẩm) và của nhà đầu tư (chú trọng vào lợi nhuận) là hết sức khác biệt, thậm chí là đối lập trong một số trường hợp. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác ALM một cách thụ động sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường khó có thể đáp ứng được toàn bộ các kỳ vọng nêu trên.

Tiệm cận các chuẩn mực cao hơn trong quản lý bảng cân đối theo Basel III

Hiện nay, để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro, một số ngân hàng tại Việt Nam đã tiến hành triển khai tính toán tỷ lệ Liquidity Coverage Ratio (LCR) và Net Stable Funding Ratio (NSFR), hai chỉ tiêu mới nhất trong quản lý rủi ro thanh khoản được khuyến nghị bởi Ủy ban Basel.

Việc triển khai tính toán các tỷ lệ thanh khoản đang được áp dụng tại các thị trường phát triển sẽ hỗ trợ các ngân hàng tốt hơn trong công tác đo lường rủi ro thanh khoản và xác định rủi ro thanh khoản tiềm tàng. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các ngân hàng tốt hơn trong việc xác định lượng dự trữ thanh khoản phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, từ đó quản lý hiệu quả hơn chi phí thanh khoản của mình.

Tuy nhiên, tham khảo thực tiễn triển khai các tỷ lệ về quản lý thanh khoản cũng như các tỷ lệ khác theo chuẩn mực Basel III tại các ngân hàng toàn cầu, việc triển khai tính toán các tỷ lệ này có thể hỗ trợ các ngân hàng rất tốt trong công tác đo lường và xác định rủi ro, nhưng vẫn sẽ có các hạn chế nếu chỉ được sử dụng một cách thụ động như đã nêu ở trên.

Quản lý bảng cân đối động

Quản lý bảng cân đối động là cách mà các ngân hàng toàn cầu đã và đang triển khai để giải quyết vấn đề của công tác quản lý ALM thụ động. Quản lý bảng cân đối động được hiểu là phương pháp để hiện thực hóa chiến lược của ngân hàng thông qua bảng cân đối kế toán, thực hiện với các cân nhắc và quyết định về Tài sản Nợ - Tài sản Có mang tính chiến lược và tổng thể.

Cụ thể, quản lý bảng cân đối động sẽ chuyển các mục tiêu chiến lược của ngân hàng thành các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể của bảng cân đối toàn hàng, từ đó đưa ra một bảng cân đối mục tiêu, đáp ứng được tất cả các kỳ vọng về chuẩn mực an toàn của cơ quan quản lý, kỳ vọng về giá và sản phẩm của khách hàng, và kỳ vọng về lợi nhuận của chủ đầu tư. Ban lãnh đạo ngân hàng, thông qua việc rà soát và đo lường sự tăng trưởng của bảng cân đối thực tế của ngân hàng so với bảng cân đối mục tiêu để có sự điều chỉnh phù hợp.

Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
Quản lý bảng cân đối động như một giải pháp cho công tác ALM hiện hành

Nói cách khác, quản lý bảng cân đối động giúp giải quyết các hạn chế của công tác ALM hiện hành bằng cách chủ động tạo ra bảng cân đối mục tiêu làm cơ sở để đưa ra các chiến lược liên quan đến sản phẩm, kỳ hạn, phân khúc khách hàng, từ đó tạo ra tiền đề để Ngân hàng đạt được bảng cân đối mục tiêu và tối ưu hóa bảng cân đối động trong quá trình này. Điều này sẽ đảm bảo rằng các loại tài sản của ngân hàng được tài trợ bởi các nguồn vốn phù hợp, và các nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng để tài trợ cho các tài sản có đặc điểm rủi ro thích hợp.

Trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đang ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực về quản lý và giám sát ngân hàng tại các thị trường phát triển, các ngân hàng sẽ ngày càng phải chú trọng hơn vào việc tối ưu hóa bảng cân đối kế toán để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất, với mức chi phí rủi ro thấp nhất trong khi luôn duy trì tính cạnh tranh trong sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Quản lý bảng cân đối động sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng để các ngân hàng có thể đạt được mục tiêu này.

Đinh Hồng Hạnh - Nguyễn Đình Trung

Nguồn:

Tags: tài sản nợ tài sản có Quản trị theo Basel III ngân hàng Tài chính PwC Việt Nam
Có liên quan
  • Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
    Cảnh giác thủ đoạn mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa đảo
  • Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
    TP.HCM: Đảm bảo đủ vốn và dịch vụ thông suốt dịp Tết cổ truyền
  • Tài sản nợ trong ngân hàng, là gì
    Ngành Ngân hàng Thái Bình: Phát huy vai trò huyết mạch nền kinh tế của tỉnh
Bài trước đó
Bài sau đó