Tại sao bà đẻ không được nói nhiều

Cho con vào tủ lạnh vì... nói nhịu

"Anh ơi, đặt con vào tủ lạnh cho nó ngủ giúp em với". Hà khiến chồng bàng hoàng không hiểu.

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều

Sinh con đầu lòng, sau kỳ nghỉ thai sản bốn tháng, Hà (Thanh Trì, Hà Nội) trở lại với công việc là nhân viên chăm sóc khách hàng của một mạng điện thoại di động. Công việc của Hà là phải thường xuyên tiếp xúc, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng nên phải nói liên tục.   Trước đây, điều này không có gì là khó khăn với Hà bởi cô là một người khá “hoạt ngôn”, ăn nói lưu loát. Thế nhưng sau một tuần đi làm lại, Hà khiến khách hàng nhiều phen há hốc miệng vì những phát ngôn “không ai có thể hiểu” của mình.   Hà rất hay dùng từ “tủ lạnh” trong câu nói mà có khi chả liên quan gì. Có lần khách hàng vào hỏi về chương trình khuyến mại, lẽ ra Hà phải bảo họ là sang bàn bên cạnh có nhân viên phụ trách mảng đó giải đáp thì cô lại hướng dẫn khách “sang cái tủ lạnh bên cạnh” khiến vị khách đứng ngẩn ra không hiểu mình phải đi đâu. Trong thời gian nghỉ sinh ở nhà, Hà đã thấy mình thỉnh thoảng bị nhịu như vậy nhưng cô không để ý lắm. Như có lần, Hà nhờ chồng bế con đặt vào nôi cho bé ngủ thì cô lại nói: “Anh ơi, đặt con vào tủ lạnh cho nó ngủ giúp em với”. Chồng Hà phải hỏi lại mấy lần thì Hà mới nhận ra là mình nói nhịu. Rút kinh nghiệm, sau đó khi nào Hà để ý, nói chậm thì có đỡ “nhịu” hơn nhưng cứ nói nhanh là y rằng sẽ ra ngay… cái tủ lạnh!   Hiện tượng nói nhịu này cũng có rất nhiều kiểu. Có người thì giống như Hà, thường xuyên dùng một từ để nói trong mọi trường hợp khiến người nghe không hiểu gì. Có người gọi tên đồ vật lại nhầm thứ nọ sang thứ kia, gọi tên một người thì phải gọi đủ hết những người có mặt rồi mới gọi đúng được tên người cần gọi. Có người lại nói ngược kiểu xưng “mẹ” gọi mẹ chồng là “con” như chị Thủy 30 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội). Sau khi sinh con, Thủy thường tự “phong chức” cho mình thành “mẹ” và “giáng” mẹ chồng xuống thành “con”. Mỗi khi nói chuyện với mẹ chồng, Thủy toàn gọi bà bằng con còn mình xưng là mẹ. Ngược lại khi nói với con thì Thủy lại gọi con là “mẹ” còn mình xưng là “con”. “Nhiều lúc cứ xưng hô ngon lành như thế mà không hề biết mình nói sai, mãi đến khi mọi người phát hiện và nhắc mình mới ngớ người ra”, Thủy cho biết.  

Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ dù trước đó ăn nói rất lưu loát bỗng mắc tật nói nhịu. Định diễn đạt một đằng thì phát ngôn một nẻo.

Các bà, các bác đã lớn tuổi thì cho rằng nói nhịu là do lúc vừa sinh con xong không chịu kiêng cữ, ngồi trong màn nói với ra ngoài hoặc nói quá nhiều, nói to nên sau đó sẽ bị nói nhịu. Bà Phi, quê ở Trực Ninh, Nam Định, mẹ chồng Thủy cũng cho biết chính bà ngày trước cũng bị nói nhịu sau khi sinh mà lại toàn nói những từ rất… tục khiến không chỉ người nói xấu hổ mà người nghe cũng phải đỏ mặt.

Về chuyện “nhịu bậy” này thì ngày nay vẫn có người “không may” mắc phải chứ không chỉ các cụ ngày xưa. Như tâm sự của một bà mẹ trẻ trên một diễn đàn mạng. Chị kể có lần chồng ngồi gọt bưởi, gọt xong bảo chị mời mẹ đang ở phòng trong ra ăn. Thế là chị liền gọi với rõ to vào trong phòng: “Bà ơi, bà ăn b… không? Ngon lắm ạ!”. Rồi tự dưng chị thấy anh chồng nằm lăn ra nhà ôm bụng cười rũ đến gần 10 phút, nuớc mắt nuớc mũi dàn dụa. Chị vẫn ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Lúc sau, chồng chị mới kéo vợ ra trước gương chỉ: “Nhìn cái mặt vợ tử tế thế này mà dám mời người lớn ăn b... ! Chịu vợ quá”. Lúc ấy, chị mới ngả ngửa người ra và mang máng nhớ lại, hình như mình vừa phát ngôn cái gì đó không được “hay ho” cho lắm. Chị bảo: “May mà hôm đó là mời bà ngoại chứ nếu là mẹ chồng thì có khi lại bị bà cho rằng con dâu cố tình chơi xỏ!”.

“Nuy” cả ở cơ quan vì đãng trí

Khác với một số bà mẹ có tật nói nhịu thì một số người lại mắc chứng hay quên sau khi sinh con và điều này cũng gây cho họ không ít những tình huống dở khóc dở cười.

Sinh đứa con thứ nhất, Duyên (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) cảm thấy mình như trở thành một người khác. Cô rất hay quên và lơ đãng. Có lần, Duyên đẩy con bằng xe đẩy xuống sân của khu chung cư chơi, cho con nằm trong xe ở bên cạnh còn Duyên ngồi ở ghế đá. Lúc sau, Duyên đứng dậy và cứ thế ra về một mình mà không nhớ gì đến con nữa. May là vừa đến chân cầu thang thì gặp chồng hỏi “con đâu”, lúc đó Duyên mới tá hỏa chạy ra sân tìm con.

Chưa hết, đến lúc đi làm Duyên lại có thêm vụ đãng trí nhớ đời và độc đáo không kém. Duyên vào nhà vệ sinh của cơ quan với mục đích là đi vệ sinh, thế mà chẳng hiểu sao cô lại cởi hết cúc áo ra. Đứng một lúc không nghĩ ra là mình định làm gì, Duyên lại cứ giữ nguyên tình trạng đó đi ra ngoài. “Vừa bước ra khỏi cửa thì gặp cô bạn đồng nghiệp đi vào trợn tròn mắt nhìn khiến em mới như sực tỉnh chứ không thì hôm ấy em đã “chiêu đãi” cả cơ quan xem “hàng” miễn phí”, Duyên hài hước kể lại.

Không phải do không kiêng cữ

Theo bác sĩ Lê Minh Công, phó trưởng khoa tâm lý lâm sàng, Bệnh viện tâm thần trung ương 2, chuyên gia tư vấn của trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (Hà Nội), hiện tượng các chị em phụ nữ có biểu hiện hay quên hoặc nói nhịu như trên có thể là một dấu hiệu của trầm cảm.  Theo số liệu nghiên cứu mà bác sĩ Công cung cấp, tại TP HCM hiện nay, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 5- 8%. Với nhiều dạng biểu hiện khác nhau như lo âu, stress, thậm chí cả rối loạn tâm thần…

Nói nhịu, hay chính là nói lầm, nói lẫn, không chuẩn các từ ngữ như bản thân muốn diễn đạt của các trường hợp trên đây không phải là do không kiêng, nói nhiều, nói to trong thời kỳ ở cữ như một số người vẫn nói mà có thể là một tình trạng stress sau sinh.

Trên thực tế, việc nói nhịu này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên mọi người cũng không có nhu cầu phải đến gặp bác sĩ nhờ giúp đỡ. Bác sĩ Công cho biết, bản thân ông chưa gặp bệnh nhân nào đến khám với biểu hiện như thế và do vậy cũng rất khó để đưa ra chuẩn đoán chính xác. “Đây mới chỉ là một triệu chứng mà để xác định được có phải là bệnh hay không và mức độ như thế nào thì cần phải xem xét kỹ càng hơn kết hợp với nhiều yếu tố khác nữa”, bác sĩ Công cho biết.

Bước đầu có thể cho rằng các biểu hiện này là do yếu tố tâm lý gây nên. Phụ nữ sau khi sinh con thường phải trải qua những biến động nhất định về tinh thần, đặc biệt là với những phụ nữ sinh con lần đầu. Lúc này cơ thể có sự đổi khác, sự xáo trộn về sinh hoạt như mất ngủ, những lo lắng cho em bé, lo lắng về tài chính, ưu phiền về ngoại hình, tâm trạng bất an, quan hệ tình dục vợ chồng sau sinh nhiều trường hợp cũng không tốt như trước… những yếu tố đó dễ tác động khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng stress.

Nói nhịu là biểu hiện của rối loạn hành vi ngôn ngữ, do suy nhược thần kinh nên mất kiểm soát hoặc kiểm soát không chuẩn lời nói ra mặc dù ý thức vẫn bình thường. Tương tự, chứng hay quên sau sinh của phụ nữ cũng là một biểu hiện của stress, nhiều bà mẹ bỗng trở nên lơ đãng, mất tập trung và thường mắc những lỗi như quên khóa cửa nhà khi đi ra ngoài, quên điện thoại, quên ví khi đi chợ, quên cài cúc áo, kéo khóa quần…

Tuy nhiên những biểu hiện ban đầu như thế này chưa thể khẳng định được là bệnh lý. Nếu thấy bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày, các bà mẹ nên đến các cơ quan tham vấn tâm lý để được tư vấn, sàng lọc, nếu thực sự có bệnh thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị. 

Những rối loạn sau sinh kiểu này theo bác sĩ Công khuyên là nên phòng ngừa từ trước. Các bà mẹ đừng quá lo lắng, suy nghĩ nhiều mà hãy sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để luôn đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần được tốt nhất. Còn nếu có tình trạng này rồi thì không chỉ riêng người phụ nữ cần cố gắng vượt qua mà rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng nên quan tâm chăm sóc và chia sẻ công việc với người vợ, tạo cho họ có được sự thoải mái nhất định về tâm lý thì sẽ hạn chế được tình trạng trên.   

Theo Nam Thi Báo Đất Việt

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều

Sau khi sinh, cơ thể mẹ rất non yếu. Mẹ cần phải kiêng cữ cẩn thận để phục hồi sức khỏe nhanh hơn, tránh tình trạng suy nhược cơ thể, dẫn đến một số tật xấu như: nói nhịu sau sinh,…

Dưới đây là một số thông tin về tật nói nhịu sau sinh và những điều cần kiêng cữ sau sinh, bạn cần tham khảo để cơ thể khỏe mạnh hơn.

1. Nói nhịu sau sinh là gì?

Sau khi sinh, chị em thường mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Và theo các mẹ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do phụ nữ sau sinh không chịu kiêng cữ. Bởi các cụ đã dặn, gái đẻ phải ở trong phòng kít, bịt bông tai, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa để không mắc tật nói nhịu sau sinh.

Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi tình trạng trạng nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc phải, không riêng gì phụ nữ sau sinh mà ngay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh thì tật nói nhịu hay gặp hơn bởi sau khi sinh, chị em thường gặp phải hội chứng suy nhược thần kinh dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, suy giảm trí nhớ.

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều

Nói nhịu sau sinh là tình trạng nói nhầm tiếng nọ ra tiếng kia

2. Cách sửa nói nhịu sau sinh

Cách chữa nói nhịu sau sinh là điều rất khó khăn. Chị em chỉ có thể khắc phục nói nhịu được bằng cách suy nghĩ trước khi nói, nói chậm rãi, tránh nói nhanh vì chúng dễ xảy ra tình trạng nói nhịu.

Ngoài ra, các bạn cũng nên nói những câu đơn giản, tránh dùng những từ mà mình hay nói nhịu bởi thực tế có rất nhiều chị em chỉ nói nhịu 1 từ.

Sau khi sinh, chị em cũng nên kiêng cữ theo các cụ dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định được việc kiêng nói sau sinh có thể phòng được bệnh nói nhịu nhưng chúng giúp chị em đỡ mất sức hơn, đỡ mệt mỏi hơn. Bởi sau khi sinh, cơ thể phụ nữ yếu đi rất nhiều. Chị em cần phải hạn chế tình trạng nói nhiều để nhanh hồi phục sức khỏe hơn, tránh cho bản thân mắc hội chứng suy nhược thần kinh.

3. Những điều cần kiêng sau sinh

Sau khi sinh, chị em cần tuân thủ 10 kiêng cữ sau để cơ thể hồi phục nhanh chóng, giúp mẹ khỏe con vui.

Không ăn mặn và kiêng khem quá mức

Giai đoạn mới sinh, nhiều mẹ được khuyên ăn những loại thức ăn khô, mặn như: thịt kho tiêu, cá bống kho tộ,…để da thịt săn chắc hơn. Tuy nhiên, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau sẽ khiến cơ thể bị táo bón, tăng huyết áp, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn những đồ ăn lạnh, thức ăn lên men như: cà muối, dưa muối, kim chi,…hay thức ăn để qua đêm.

Không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay ký sinh trùng gây bệnh mà bạn phải ăn chín uống sôi, uống đầy đủ nước.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải kiêng khem quá mức vì chúng dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ bị nhiễm bệnh, thiếu chất, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều

Sau khi sinh, mẹ không cần phải kiêng khem quá mức khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu chất

Kiêng mang vác vật nặng

Sau khi sinh, bạn tuyệt đối không được mang vác vật nặng. Bởi lúc này, bạn phải gồng cả cơ bụng, điều này gây ảnh hưởng đến vết thương tầng sinh môn hoặc vết mở lấy thai.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tình trạng rướn người, giơ tay để lấy các đồ vật trên cao.

Kiêng tập thể dục nặng

Trong thời gian ở cữ, cơ thể còn mệt mỏi nên bạn cần hạn chế tập thể dục ở cường độ cao. Thay vào đó, bạn nên hoạt động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, nhất là phụ nữ sinh mổ. Bạn hãy bắt đầu với việc đi bộ chậm rãi, tập các động tác nhẹ nhàng, vừa phải.

Kiêng uống rượu và những loại đồ uống có cồn, caffeine

Uống rượu và các loại đồ uống có cồn sẽ khiến huyết áp tăng cao. Vì thế, sau khi sinh, bạn nên hạn chế uống rượu bia, những loại đồ uống có cồn, caffeine vì những loại thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Lúc này, bạn nên uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh hơn, có đủ sữa cho bé bú.

Tránh sử dụng cafe và những loại thức uống có caffeine vì chất caffeine có thể đi vào sữa mẹ khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ.

Không uống thuốc bừa bãi

Trong giai đoạn nuôi con bằng mẹ, mẹ không được uống bữa bừa bải. Bởi những gì bạn nạp vào cơ thể, chúng đều đi vào dòng sữa, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Kiêng quan hệ sớm

Sau khi sinh, bạn phải đợi ít nhất 4 – 6 tuần mới được quan hệ tình dục trở lại. Nguyên nhân là cơ thể cần phải có thời gian để hồi phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Vì thế, trong thời gian ở cữ, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng chảy máu vùng kín.

Kiêng nói to, kiêng sử dụng các loại thiết bị thông minh

Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi nên việc nói to, nói ráng sức sẽ khiến sản phụ dễ bị hụt hơi. Vì thế, bạn cần kiêng nói to, kiêng xem tivi và sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, ipad,…để mắt không bị quá tải.

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều

Sau khi sinh, phụ nữ kiêng sử dụng điện thoại, tivi quá mức

Sau sinh nên tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

Phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ phải hạn chế tối đa tình trạng, căng thẳng, mệt mỏi. Bởi loại hormone gây ra tình trạng này sẽ đi vào sữa mẹ, khiến bé khó chịu, quấy khó hơn. Do đó, nếu việc chăm sóc bé, chăm lo việc nhà khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi thì hãy chia sẻ với người thân để nhận sự trợ giúp, hỗ trợ từ mọi người.

Kiêng tắm nước lạnh

Sau khi sinh, bạn nên tránh tắm nước lạnh để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn.

Kiêng ăn những loại thực phẩm cần tránh khi ở cữ

Sau khi sinh, bạn nên tránh những loại thực phẩm như: quế, tỏi, ớt, chocolate, hành tây, bông cải trắng, bông cải xanh, bắp cải, dưa chuột, dứa, dâu tây, kiwi,…Vì những loại thực phẩm này làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của nguồn sữa, khiến bé không thích bú hơn.

Trên đây là tình trạng bệnh nói nhịu sau sinh và một số điều cần kiêng cữ sau khi sinh, các bạn cần phải biết để nhanh hồi phục sức khỏe hơn, giúp mẹ khỏe, con vui.