Tại sao bơi sải còn gọi là bơi tự do

Bước 4: Tập chân, tay trườn sấp, thở trên cạnCác lỗi thường gặp trong quá trình học bơiBạn đang truy cập vào bài viết này! Chắc hẳn bạn đang hiểu về cách bơi sải đúng kỹ thuật. Ở bài viết này, Bilico sẽ chia sẻ chi tiết đến quý vị về kỹ thuật chính xác nhất, tiết kiệm sức nhất! Nào, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé!

Theo Wikipedia, bơi sải tiếng Anh là front crawl, còn có tên gọi khác là bơi sườn sấp. Đây là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi. Người bơi sử dụng hai tay quạt so le liên tục về phía trước, gạt nước về phía sau để tạo động lực đưa cơ thể tiến lên. Thân hình giữ thẳng, chân vẫy so le, giữ gối thẳng, duỗi thẳng hai bàn chân, biên độ góc gấp ít thay đổi. Khi bơi, trườn sấp, đập chân nhẹ nhàng, toàn bộ cơ thể thẳng hàng, gần như ngang với mặt nước.

Tại sao bơi sải còn gọi là bơi tự do

Hình ảnh bơi sải – Nguồn: Wikipedia

Bơi sải có tác dụng gì?

Bơi sải là kỹ thuật cơ bản cần nắm được trước khi tiếp cận với các kỹ thuật khó hơn như bơi ếch, bơi bướm. Kiểu bơi này giúp toàn bộ cơ thể được vận động từ đó nâng cao thể lực, sức bền, góp phần giúp các hệ cơ quan làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, giống như các kiểu bơi khác, một số tác dụng bơi sải có thể kể đến như sau:

  • Cải thiện tuần hoàn máu. Tập bơi đều đặn có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, giảm nguy cơ tăng huyết áp.
  • Là một bài tập thư giãn, giúp phục hồi nhanh chóng những di chứng còn lại sau chấn thương.
  • Giúp cải thiện vóc dáng, giúp bạn có được một cơ thể dẻo dai, săn chắc, tăng cường phát triển chiều cao. Đặc biệt, có tác dụng tăng trưởng rất tốt đối với trẻ em, người thuộc độ tuổi vị thành niên.

Tại sao bơi sải còn gọi là bơi tự do

Kỹ thuật bơi sải chuẩn, đúng cách, không mệt

Các kỹ thuật bơi sải cơ bản cho người mới bắt đầu bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tập trườn sấp trên cạn

  • Nằm sấp trên mặt phẳng, dùng khuỷu tay để đỡ phần vai, đầu ngẩng cao.
  • Hai chân giữ thẳng, nâng lên và đập xuống nhẹ nhàng. (Lưu ý phải giữ đầu gối luôn thẳng)

Tại sao bơi sải còn gọi là bơi tự do

Giai đoạn tập trườn sấp trên cạn

Bước 2: Tập chân trườn sấp dưới nước

  • Nằm sấp trên mặt nước, hai tay bám vào thành bể bơi, duỗi thẳng 2 tay, 2 chân.
  • Đập chân trườn sấp liên tục như đã được tập trên cạn để làm quen với môi trường nước. Thực hiện cho đến khi các động tác phối hợp nhịp nhàng.
  • Đập chân trườn sấp và bơi ngang theo thành bể, lưu ý luôn giữ gối thẳng và phần bụng nằm ngang so với mặt nước.
  • Duỗi thẳng 2 tay về trước, lướt trên nước khoảng 1m sau đó đạp chân trườn sấp theo chiều ngang bể. Thực hiện động tác nhiều lần cho đến khi thuần thục.

Cách tập đạp chân dưới nước – Nguồn: Youtube

Bước 3: Tập tay trên cạn

Để đảm bảo tốt nhất, các bạn nên tiến hành tập trườn sấp cho từng tay. Như vậy sẽ đảm bảo khi vào thực hành sẽ thuần thục và quen tay hơn.

Bài tập với tay trái

  • Bước 1: Chân phải bước lên phía trước
  • Bước 2: Tay phải đặt vào đầu gối phải
  • Bước 3: Người hơi khom về phía trước
  • Bước 4: Tiến hành đưa tay trái về phía trước và bắt đầu quạt nước trườn sấp bằng tay trái

Bài tập với tay phải

  • Bước 1: Chân trái bước lên phía trước, chân phải bước ra phía sau
  • Bước 2: Tay trái đặt vào phần đầu gối trái
  • Bước 3: Hơi khom người về phía trước
  • Bước 4: Tiến hành đưa tay phải về phía trước và bắt đầu quạt nước trườn sấp bằng tay phải.

Quý vị tiến hành tập luyện thành thạo 2 tay. Khi đã tiến hành thành thạo có thể kết hợp 2 chu kỳ với tay phải và tay trái.

Tại sao bơi sải còn gọi là bơi tự do

Bước 4: Tập chân, tay trườn sấp, thở trên cạn

  • Đứng hơi khom về phía trước
  • Hai tay quạt nước liên tục
  • Luân phiên nghiêng người qua hai bên, nhắc chân ra phía sau giống như đang đập chân trườn sấp.
  • Nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra sau, nâng khuỷu tay thoải mái.

Lưu ý: Cần xác định được bên thuận để mỗi lần nghiêng đầu qua bên thuận là bạn phải hít vào bằng miệng, khi úp mặt xuống thì thở ra.

Tại sao bơi sải còn gọi là bơi tự do

Bước 5: Tập sải tay dưới nước

  • Lựa chọn vị trí đứng có mực nước tầm ngang ngực để tập luyện.
  • Tiến hành hơi khom người về phía trước.
  • Sử dụng 2 tay quạt nước luân phiên như đã học ở bước 3. Ở bước này, nếu quý vị có thể cảm nhận được sức nặng của nước và người hơi tiến về phía trước. Như vậy là đã tập đúng kỹ thuật và rất thành công.

Lưu ý: Khi mặt úp xuống nước cần phải thổi bạt khí ra. Còn khi nghiêng đầu qua bên chân thuận thì tiến hành lấy hơi bằng cả miệng và mũi. Quá trình này luân phiên được diễn ra.

Video hướng dẫn chi tiết tập động tác tay dưới nước – Nguồn: Youtube

Bước 6: Phối hợp đạp chân, tay trườn sấp, thở dưới nước

  • Khi đã thành thạo tất cả 5 bước trên, quý vị tiến hành kết hợp các động tác lại. Khi bắt đầu xuống nước hãy tiến hành lướt nước khoảng 1m. Sau đó, kết hợp việc đạp chân, quạt tay và thở dưới nước để có thể bơi được.
  • Các động tác cần phối hợp nhịp nhàng.
  • Ở giai đoạn đầu tiên nên tập luyện trong khoảng cách ngắn để không bị đuối sức hoặc chuột rút khi bơi.

Quý vị cần phải tập luyện nhiều lần cho thành thạo và dứt khoát các động tác.

Một số lưu ý khi giúp học bơi sải nhanh, hiệu quả, không bị mệt

Cách hít thở

  • Thơi gian: Tiến hành hít vào bằng miệng trong vòng 1s và thở ra bằng cả mũi với miệng trong 3s.
  • Tư thế đầu: Xoay nhẹ đầu sang bên phải và bên trái. Lưu ý không nên nhấc đầu khỏi mặt nước sẽ bị sai tư thế.
  • Thực hiện hít vào khi tay thực hiện động tác trả về cùng với bên xoay đầu.
  • Tiến hành thở ra khi kéo nước và vào nước

Video hướng dẫn lấy hơi và những lỗi gặp phải – Nguồn: Youtube

Cách thực hiện động tác tay – chân – đầu

Bên cạnh yếu tố chuẩn kỹ thuật. Nếu quý vị nào muốn kết hợp để đẩy nhanh tốc độ học bơi sải nhanh nhất thì có thể tham khảo những lưu ý sau:

Tư thế cơ thể

  • Mặt luôn nhìn thẳng xuống đáy hồ bơi
  • Mắt luon luôn vuông góc với đáy hồ bơi

Động tác quạt tay

  • Các đầu ngón tay cóp lại giống hình bông sen
  • Để cùi chỏ hơi nhô lên cao hơn so với mặt hồ
  • Cổ tay hơi co trước khi bắt đầu đè nước

Động tác đạp chân

  • Đạp chân nhẹ nhàng, đều. Không nên đạp quá mạnh sẽ làm mất sức và có thể dẫn tới hiện tượng chuột rút.
  • Tốc độ đạp chân sẽ tăng dần để cơ thể có thể quen với lực cản của nước.

Thực hiện động tác lấy hơi và ngoi đầu

  • Đầu luôn luôn giữ ngang với mặt nước. Không nên ngoi đầu lên khỏi mặt nước sẽ làm tăng sức cản của nước. Hướng ngoi của đầu nên là ngoi về hướng tay thuận của từng người.
  • Đầu và người nghiêng 1 góc 45 độ so với mặt nước khi tay không thuận chìm xuống dưới mặt nước để lấy hơi.

Chọn bể bơi phù hơp

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, việc lựa chọn bể bơi hoặc vị trí học cũng rất quan trọng. Quý vị nên lưu ý chọn những bể sau sẽ phù hợp cho người mới tập:

  • Chọn bể có kích thước và độ sâu phù hợp. Đặc biệt là đối với trẻ em nên chọn bể có độ sâu dành riêng cho trẻ.
  • Chất lượng nước đảm bảo vệ sinh để tránh gây ra hiện tượng dị ứng nước hồ bơi.
  • Nếu đi bơi tại bể nên lựa chọn bơi tại bể có nhân viên cứu hộ. Trong trường hợp đi bơi tại ao, hồ, sông, suối phải có người biết bơi đi cùng.

Các lỗi thường gặp trong quá trình học bơi

Học bơi sải được đánh giá là kỹ thuật khá cơ bản và dễ dàng. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn thường mắc phải một số cơ bản như sau:

  • Chân đạp không đều và quá mạnh dẫn tới mất sức và có thể khiến bị chuột rút.
  • Khủy tay đặt quá thấp so với mặt nước không tạo được lực để tiến về phía trước.
  • Chân không thẳng mà bị co dẫn tới động tác đạp chân yếu
  • Người không thẳng khiến cơ thể bị thuôn theo dòng nước.
  • Lấy hơi và hít thở không đều khiến mệt.

Giải đáp thắc mắc chuyên sâu về bơi sải

#1: Có thể tự học bơi được không?

Nếu không có điều kiện đến các lớp dậy bơi chuyên nghiệp. Quý vị hoàn toàn có thể tự học được không có vấn đề gì cả. Với toàn bộ kỹ thuật mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp quý vị có thể tự học được. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn vị trí học bơi cũng như cần có người biết bơi đi cùng để đảm bảo an toàn.

#2: Bơi sải có bị to vai không?

Câu trả lời dành cho quý vị là KHÔNG BỊ TO VAI

Theo các chuyên gia, bơi tác động đều lên toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể. Do vậy, việc bơi lội sẽ giúp phát triển đồng đều cơ thể, không tập chung vào một nhóm cơ cụ thể nào.

#3: Có giúp tăng chiều cao không?

Có lẽ không cần chúng tôi phải giải đáp bạn đã có câu trả lời cho riêng mình phải không? Bơi là môn thể tác giúp phát triển thể trạng rất tốt. Chính vì điều đó nó hỗ trợ phát triển chiều cao tốt ở các lứa tuổi trẻ em và độ tuổi vị thành niên. Còn các độ tuổi khi đã phát triển xong thì sẽ không tăng chiều cao mà chỉ giúp cải thiện vóc dáng và thể trạng sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật bơi sải CHUẨN. Hy vọng đã giúp ích cho bạn trong quá trình học bơi và tập luyện bộ môn này. Chúc các bạn học bơi thành công!