Tại sao chăm pa diệt vong

Chăm Pa đã từng là một Vương quốc hùng mạnh. Nhưng hiện nay chỉ còn là một dân tộc thiểu số trên dải đất hình chữ S của chúng ta. Vậy Vương quốc Chăm Pa đã biến mất như thế nào? Trước hết hãy cùng nhìn lại quá khứ hào hùng một thời của dân tộc Chăm. Họ là một quốc gia cổ nằm ở phía Nam của nước Đại Việt. Từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.

Tại sao chăm pa diệt vong

Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Tại sao chăm pa diệt vong

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10. Trong thời điểm hưng thịnh của mình, Chăm Pa cũng ngang ngửa với các triều đại của Đại Việt, giao tranh cũng có lúc thắng, lúc thua. Thậm chí họ cũng từng đánh bại quân Nguyên Mông, và đem quân viện trợ giúp đỡ nhà Trần chống lại quân Nguyên khi giặc phương Bắc định tràn xuống xâm chiếm nước ta.

Đại Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Chăpm Pa lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn, nên 2 nền văn hóa khác hẳn nhau đem lại sự thích thú cho cả 2 bên. Đặc biệt, các vị vua của Đại Việt rất mê các vũ nữ Apsara của Chăm với thân hình nảy nở, làn da bánh mật và đôi mắt to.

Tại sao chăm pa diệt vong

Tay nghề của các thợ thủ công người Chăm cũng thuộc hàng xuất sắc. Đặc biệt trong kiến trúc, chúng ta cứ nhìn những công trình của họ ở thánh địa Mỹ Sơn hay tháp bà Ponagar là có thể thấy được sự khéo léo và tỷ mỉ của họ, vì vậy mà Đại Việt ta cũng hay sử dụng những người thợ giỏi của Chăm Pa. Thậm chí vua Trần Nhân Tông được Chế Mân mời qua Chăm chơi, mê mẩn tới mức ở 9 tháng mới về.

Tại sao chăm pa diệt vong

Chăm Pa dần biến mất trên bản đồ

Tuy nhiên, vương quốc này sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer.

Đến năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Ninh, Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ nam Quảng Trị ngày nay trở xuống.

Đến năm 1306, vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ nam Quảng Trị cho đến Đà Nẵng, Điện Bàn.

Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm đã xác lập lãnh thổ Chiêm chỉ bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay.

Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn, tiểu quốc gia sơ khai riêng cho người Giarai và Ê đê và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.

Năm 1697, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Bình Thuận (từ Phan Rang trở về tây) chia làm hai huyện An Phước và Hòa Đa. Cũng từ đây vùng đất Chăm còn lại (Phan Rang trở về đông) đã trở thành phiên thuộc của chúa Nguyễn và mối quan hệ giữa chúa Nguyễn và chúa Chăm là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương, nghĩa là vương quốc Chăm Pa đã hoàn toàn mất sự tự chủ, không còn phần lãnh thổ chính thức nào của mình.


Nguyên nhân do đâu mà Chăm Pa từ một vương quốc hùng mạnh lại không còn mảnh đất nào tự chủ?

Chính sách mở rộng bờ cõi của vua chúa Việt:

Nếu chiến tranh của Chăm Pa chống nước láng giềng là chiến tranh "chinh phạt" để làm suy yếu đi sức mạnh quân sự và chính trị của phe địch, thì đối với Đại Việt, ý niệm về chiến tranh hoàn toàn đối ngược. Chiến tranh không chỉ nhằm mục tiêu chinh phạt phe địch đơn thuần mà theo đó là chiếm đoạt tài sản và đất đai của phe địch để sáp nhập vào lãnh thổ của mình.

Làn sóng di dân người Việt:

Do thiếu đất đai để canh tác, dân Việt tràn xuống phía nam, tức Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 17, chúa Nguyễn kêu gọi dân Việt xung phong vào đội ngũ khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam của mình. Họ vừa làm dân, vừa làm chiến sĩ để phòng thủ đất đai chống lại sự quấy nhiễu của Chăm Pa ở biên giới. Chúa Nguyễn cũng khuyến khích dân Việt vượt biên giới tràn sang Chăm Pa khai thác những khu đất hoang mà dân bản xứ Chăm Pa không canh tác. Sau đó, họ bắt đầu khai thác những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán nhượng lại cho họ. Lợi dụng sự hiện diện của người Việt trên lãnh thổ Chăm Pa, chúa Nguyễn bắt đầu can thiệp vào nội bộ của vương quốc này với danh nghĩa là bảo vệ quyền lợi cư dân người Việt. Sau đó, chính những cư dân Việt này tham gia vào các cuộc chiến tranh với Chăm Pa

Hậu quả các cuộc nội chiến giữa dân tộc Việt:

Trong cuộc Nam bắc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn đã phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ Chăm Pa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình.

Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã biến lãnh thổ Chăm Pa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) thành bãi chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm. Các tầng lớp lãnh đạo Chăm Pa chia thành hai phe nhóm do Tây Sơn và Nguyễn Ánh dựng lên. Khi chiếm Chăm Pa để làm cứ điểm quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này thân Nguyễn Ánh. Và khi tiến quân vào Chăm Pa, Tây Sơn lại thanh trừng những phần tử người Chăm Pa theo Nguyễn Ánh để rồi thành lập một chính quyền khác thân của Tây Sơn.

Mất liên lạc với thế giới:

Trước năm 1471, Chăm Pa là hải cảng quan trọng trên đường hàng hải nối liền biển Nam Hải và Ấn Độ Dương, cũng là nơi tập trung nhiều tàu bè của các thương thuyền quốc tế. Sau khi thất thủ Đồ Bàn năm 1471, thất thủ Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên ngày nay) năm 1611, và Nha Trang vào năm 1653, các tàu bè quốc tế không còn ghé bến Chăm Pa nữa. Chăm Pa hoàn toàn bị cô lập không còn đường dây liên lạc với các nước láng giềng kể từ thế kỷ thứ 17.

Mỹ nhân kế:

Năm 1301, nhân dịp viếng thăm Chăm Pa, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý (khu vực tỉnh Thừa Thiên). Đối với Chăm Pa đây là món quà sính lễ quá đắt.

Năm Tân Mùi (1631), vua Chăm Pa là Po Romé (1627-1651) kết hôn với công nữ Ngọc Khoa của nhà Nguyễn mà sử liệu tiếng Chăm gọi là Bia Ut (công chúa miền bắc). Theo truyền thuyết của Chăm Pa, Bia Ut đến vương quốc này với một sứ mạng mà nhà Nguyễn đã giao phó, đó là làm thế nào để Po Romé chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng cho thần quyền trấn giữ vương quốc này. Còn theo các học giả Chăm Pa, Bia Ut đến Chăm Pa làm gián điệp, nhằm báo cáo cho nhà Nguyễn biết mọi chi tiết liên quan đến tổ chức chính trị và quân sự của quốc gia này. Sau khi nhận đủ tin tức, nhà Nguyễn xuất quân tấn công Po Romé. Trong cuộc chiến này, Po Romé bị quân nhà Nguyễn vây bắt đem nhốt trong rọ sắt để khiêng về Thuận Hóa.

Thể chế liên bang lỏng lẻo:

Trong khi Đại Việt là một thể chế quân chủ tập quyền thì Chăm Pa không phải là quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền, mà là một vương quốc liên bang lỏng lẻo với năm tiểu vương quốc đó là Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng. Cơ cấu tổ chức này không phát huy mạnh được ý thức hệ đoàn kết của một dân tộc và thường làm suy yếu đi tiềm năng quân sự của quốc gia một khi vương quốc này bị tấn công bởi một nước láng giềng.


Lịch sử dân tộc chấm dứt:

Trong khi lịch sử Việt Nam bước tiếp thì lịch sử Chăm Pa đã vĩnh viễn dừng lại ở năm 1832. 

Vua Minh Mạng sau khi thôn tính Chăm Pa đã ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mặc đồ người Kinh. Ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng kiếng hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ. Bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, vv. Chưa kể còn buộc các vị tu sĩ Hồi Giáo phải ăn thịt heo và tu sĩ Ấn Độ Giáo phải ăn thịt bò.

Tại sao chăm pa diệt vong


Minh Mạng còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp. Buộc người Chăm phải nộp thịt rừng như hươu, nai, thỏ, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.

Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.

Tại sao chăm pa diệt vong


Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch. Phải xây dựng đập nước và hệ thống thủy lợi cho ruộng lúa của người Kinh. Ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này.

Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch. Không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.

Nhằm dập tan các cuộc khởi nghĩa chống đối, vua Minh Mang ra lệnh cho mỗi binh lính người Kinh phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Lợi dụng điều này, người Kinh tha hồ chém đầu người dân Chăm vô tội, càng nhiều càng tốt, để đem nộp cho chính quyền Việt Nam hầu nhận tiền thưởng. Đây là cuộc diệt chủng người Chăm kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á.

 Xem thêm:

» » » Những hình ảnh quý hiếm trong ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội

» » » Những lần thoát chết may mắn kỳ diệu của Vua Gia Long