Tại sao đài loan không thuộc trung quốc

Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Ngày 23-2, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn triệu tập một cuộc họp với các quan chức nhóm công tác Ukraine thuộc Hội đồng An ninh Đài Loan, bởi lo lắng tình hình Ukraine có thể trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến Đài Loan.

Sau đó, bà Thái kêu gọi các lực lượng vũ trang Đài Loan tăng cường giám sát và cảnh giác với các hoạt động quân sự quanh hòn đảo này.

Phản ứng với động thái trên, Bắc Kinh tuyên bố bất kỳ sự so sánh nào đều cho thấy sự "thiếu những hiểu biết cơ bản nhất về lịch sử của vấn đề Đài Loan".

"Tất nhiên, Đài Loan không phải là Ukraine. Đài Loan luôn là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc. Đây là sự thật lịch sử và pháp lý không thể chối cãi", phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ngày 23-2.

Bà Hoa cho rằng chính quyền Đài Loan "thiếu khôn ngoan" vì đã "biến vấn đề Ukraine thành một chủ đề nóng".

Trong ba tháng cuối năm 2021, số lần máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không [ADIZ] của Đài Loan đã tăng lên đột biến.

Theo Hãng tin AFP, Đài Loan đã ghi nhận 969 lần máy bay chiến đấu Trung Quốc xuất hiện tại ADIZ của họ trong năm 2021, cao gấp đôi so với 380 lần vào năm 2020.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn giữ quan điểm thận trọng đối với vấn đề Ukraine. Giới quan sát đánh giá sự ủng hộ mà Bắc Kinh dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang tăng lên.

Ngày 21-2, Tổng thống Putin có bài phát biểu dài yêu cầu các nhà lập pháp của nước này công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở Ukraine.

Hành động công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk của ông Putin cho phép phe ly khai chính thức mời quân đội Nga vào trong vùng lãnh thổ miền Đông của Ukraine, giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Nga - Ukraine nóng lên trong thời gian qua.

Lãnh đạo các nước phương Tây đã nhanh chóng lên tiếng phản đối sau tuyên bố của ông Putin.

NGUYÊN HẠNH

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất hoàn toàn đất nước Trung Quốc là nhiệm vụ lịch sử, còn Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phản đối

Ngày 1/1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, nước này sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hong Kong.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Đài Loan thì nói họ là một quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.

Bà Thái, người sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11/1 tới, cũng tuyên bố trong một bài phát biểu năm mới rằng, để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính phủ của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh tăng áp lực.

Đài Loan: Hàn Quốc Du và Thái Anh Văn tranh chức tổng thống

Chỉ 3% người Đài Loan muốn 'về với Trung Quốc'

Nỗi sợ hãi với sự cai trị của Trung Quốc đã trở thành một yếu tố chính trong chiến dịch tranh cử của bà Thái, và ngày càng được củng cố bởi cáccuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đã diễn ra trong nhiều tháng qua.

Bà Thái nhấn mạnh rằng, người dân Hong Kong đã cho thấy rằng, mô hình "một quốc gia, hai chế độ" chắc chắn không khả thi.

Chụp lại hình ảnh,

Ít người ở Đài Loan nói họ ủng hộ thống nhất với đại lục

Tình hình Hong Kong ngày càng xấu đi. Và niềm tin vào mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đã bị suy giảm bởi sự lạm quyền của chính quyền - bà Thái nói.

Hong Kong đã bị ảnh hưởng bởi nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, do phẫn nộ lan rộng trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát Hong Kong, bất chấp những lời hứa duy trì sự tự trị của hòn đảo nguyên là thuộc địa cũ này của Anh.

'Cuộc chiến chỉnh sửa' của TQ và Đài Loan trên Wikipedia

'Chúa của chúng tôi là Trung Quốc'

TQ tập trận trong lúc Thái Anh Văn ở Mỹ

Huawei bị công kích do coi Đài Loan là nước độc lập

Hôm 31/12, Quốc hội Đài Loan cũng đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập, nhằm chống lại các ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc, khiến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh gia tăng.

Bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rằng luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng bà Thái và Đảng Dân Tiến của bà đang thúc đẩy việc hòn đảo này có nền độc lập chính thức. Bắc Kinh đe doạ sẽ có chiến tranh nếu bất kỳ động thái nào như vậy diễn ra.

Bà Thái nhắc lại rằng bà sẽ không đơn phương thay đổi hiện trạng với Trung Quốc.

Bài này viết về thuật ngữ "Đài Loan". Đối với nhà nước thường được gọi là "Đài Loan", xem Đài Loan. Đối với hòn đảo, xem Đài Loan [đảo]. Đối với tỉnh, xem Tỉnh Đài Loan.

"Đài Loan [Trung Quốc] " hay "Đài Loan, Trung Quốc" là một thuật ngữ mang tính chính trị và không rõ ràng. Thuật ngữ này mang hàm ý mô tả Đài Loan và các đảo nhỏ xung quanh là một tỉnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, thuật ngữ này trở nên mơ hồ kể từ năm 1949 khi cả hai nước "Trung Quốc" cùng tồn tại song song là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Kể từ khi Trung Hoa Dân Quốc không còn kiểm soát Trung Quốc đại lục và sau đó thường được gọi thông dụng là Đài Loan trong khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về sau thường được gọi một cách thông dụng là Trung Quốc, thì Đài Loan [Trung Quốc] trở thành một thuật ngữ dùng để ám chỉ tới Trung Hoa Dân Quốc/Đài Loan và coi lãnh thổ này thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa/Trung Quốc.

Việc sử dụng cụm từ trong các thông báo chính thức của chính phủ Trung Quốc như là một cách khẳng định rằng Trung Hoa Dân Quốc/"Đài Loan" nằm dưới chủ quyền của họ, và CHNDTH là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn Trung Quốc [bao gồm cả Đài Loan]. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tranh chấp trên lý thuyết vị trí hợp pháp tại Trung Quốc và cùng với nhiều công dân Trung Hoa Dân Quốc thì coi thuật ngữ này là không chính xác khi phủ nhận Trung Hoa Dân Quốc là một nhà nước có chủ quyền.[1] Thuật ngữ này đặc biệt gây khó chịu cho những người Đài Loan ủng hộ Đài Loan độc lập và muốn tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc và bản sắc Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người Đài Loan gốc Trung Quốc không phản đối thuật ngữ này, đặc biệt là những người tự xem mình là "người Trung Quốc" và ủng hộ thống nhất đất nước Trung Quốc.

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp.

Tại Việt Nam, cụm từ Đài Loan [Trung Quốc] thường xuyên được sử dụng trong các văn bản chính thức và đôi khi là trong cả các sự kiện văn hóa, kinh tế và thể thao.[2][3][4][5][6]. Khi Việt Nam cấp visa cho người dân Trung Hoa Dân Quốc thì vẫn sử dụng từ "Taiwan" [Đài Loan], nhưng khi cấp giấy miễn thị thực cho công dân Trung Hoa Dân Quốc lấy vợ hay chồng là công dân Việt Nam hoặc con cái của họ, thì ghi "Taiwan [China]", tức Đài Loan [Trung Quốc][7]. Điều này thể hiện tính kiên trì của chính phủ Việt Nam đối với chính sách Một Trung Quốc[8].

Thuật ngữ "Đài Loan, Tỉnh của Trung Quốc" cũng xuất hiện tại mã quốc gia ISO 3166-1 của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, ấn phẩm "UN Terminology Bulletin-Tên quốc gia", liệt kê Đài Loan là "Đài Loan, Tỉnh của Trung Quốc" vì sức ép của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc với vai trò là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.[9]

  1. ^ “Taiwan protests 'province of China' WHO label”.
  2. ^ Đài Loan, Trung Quốc quyên góp 26 triệu USD cho Nhật Bản
  3. ^ Trung Quốc, Đài Loan khai trương triển lãm đèn lồng
  4. ^ VietNam Airlines tổ chức đoàn khảo sát điểm đến Đài Loan [Trung Quốc]
  5. ^ DANH SÁCH CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
  6. ^ Dị nữ Lady Gaga khuấy động thị trường Đài Loan
  7. ^ Việt Nam ký visa hạ thấp địa vị của Đài Loan? Bộ ngoại giao Đài Loan: đã đưa ra kháng nghị
  8. ^ Việt Nam phản đối Đài Loan trưng cầu dân ý gia nhập Liên hợp quốc
  9. ^ Wikipedia: ISO 3166-1

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đài_Loan_[Trung_Quốc]&oldid=68264901”

Video liên quan

Chủ Đề