Tại sao đói bụng hoài

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều khiến chúng ta no giống nhau. Những loại có thể kiềm chế cơn đói tốt nhất là những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, hoặc các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Các nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Chất béo lành mạnh như chất béo có trong các loại hạt, cá và dầu hướng dương có thể làm giảm mức cholesterol của bạn. Chúng là chìa khóa của một chế độ ăn uống cân bằng và có thể giúp bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Chúng ta cũng có thể cảm thấy no hơn sau bữa ăn nếu tập trung để nhai và thưởng thức đồ ăn của mình thay vì ăn nhanh.

Tuy nhiên, bánh ngọt, bánh mì trắng, thực phẩm tiện lợi đóng gói và thức ăn nhanh thiếu những chất dinh dưỡng này nhưng lại chứa nhiều chất béo và carbs không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều những thức ăn này, chúng ta có thể thấy mình rất nhanh đói trở lại ngay sau bữa ăn. Và vì thế, chúng ta có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Ngoài ra, để giảm cân, nhiều người uống soda không đường để cắt giảm lượng calo. Nhưng đường giả trong những đồ uống này cho não của bạn biết rằng nó có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu. Khi cơ thể bạn không nhận được gì, nó sẽ bật "công tắc đói" và yêu cầu bạn nạp calo từ thức ăn để thay thế.

Ăn thức ăn nhanh khiến bạn nhanh đói trở lại.

2. Thiếu ngủ

Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cơn đói trong cơ thể. Những người bị thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn lớn hơn và khó cảm thấy no hơn. Bạn cũng có nhiều khả năng thèm thức ăn giàu chất béo, nhiều calo khi cảm thấy mệt mỏi.

Các tác động khác của thiếu ngủ bao gồm: Khó giữ tỉnh táo, thay đổi tâm trạng, vận động vụng về, tăng cân…

3. Do căng thẳng

Khi chúng ta lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol có thể làm tăng cảm giác đói. Nhiều người bị căng thẳng cũng thèm thức ăn có nhiều đường, chất béo hoặc cả hai…

Căng thẳng cũng gây ra những cơn giận dữ, mệt mỏi, đau đầu, bụng khó chịu, rối loạn giấc ngủ…

Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đói.

4. Mang thai

Nhiều phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác đói, thèm ăn. Đây là cách để cơ thể đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Ngoài thèm ăn, các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang mang thai là: chậm kinh, nhu cầu đi tiểu thường xuyên, bụng khó chịu, đau vú hoặc vú to lên…

5. Tập luyện

Cơ thể chúng ta đốt cháy calo để làm nhiên liệu khi tập luyện. Điều này dẫn đến thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ở một số người, điều đó có thể làm gia tăng cảm giác đói.

Tập luyện thúc đẩy trao đổi chất, làm gia tăng cảm giác đói.

6. Bệnh đái tháo đường

Cơ thể chúng ta biến đường trong thức ăn thành nhiên liệu gọi là glucose. Nhưng khi bị đái tháo đường, glucose sẽ không thể tiếp cận các tế bào của bạn. Thay vào đó, cơ thể sẽ đào thải nó ra ngoài và yêu cầu bạn ăn nhiều hơn.

Đặc biệt, những người bị đái tháo đường type 1 có thể ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn giảm cân.

Ngoài cảm giác đói và thèm ăn tăng vọt, cần lưu ý các triệu chứng kèm theo của của bệnh đái tháo đường như: cảm giác khát, nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, giảm cân không rõ lý do, nhìn mờ, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân, vết thương lâu lành, mệt mỏi…

7. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng glucose trong cơ thể giảm xuống mức rất thấp. Đó là mối quan tâm chung của những người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra triệu chứng này như: viêm gan, rối loạn thận, khối u nội tiết thần kinh trong tuyến tụy và các vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên...

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những người bị hạ đường huyết có thể choáng váng như say rượu. Họ có thể nói lảm nhảm và gặp khó khăn khi đi lại. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Lo lắng, cảm giác như loạn nhịp tim, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, ngứa ran quanh miệng…

8. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn bình thường như: thuốc kháng histamine điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống loạn thần.

Nếu bạn tăng cân kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, thì có thể do thuốc khiến bạn cảm thấy đói. Nên thông báo với bác sĩ điều trị để có thể điều chỉnh loại thuốc phù hợp hơn.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu luôn cảm thấy đói kèm theo dấu hiệu bệnh lý.

Ngoài những nguyên nhân do thực phẩm, cách ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, nếu bạn luôn cảm thấy đói kèm theo triệu chứng của một số bệnh lý như đái tháo đường hay do tác dụng của thuốc, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

10 loại thực phẩm giúp cải thiện mức cholesterol và ngừa bệnh tim

Xem thêm video đang được quan tâm

63 tỉnh, thành trên cả nước công bố điều kiện và quy định về quê ăn Tết Nguyên Đán 2022


Thường xuyên thấy đói không có nghĩa là cơ thể thực sự cần năng lượng

Áp lực và trầm cảm

Nhiều người tìm đến đồ ăn như một cách đối mặt với căng thẳng, stress trong cuộc sống. Stress khiến nồng độ cortisol tăng cao và làm cơ thể phát sinh nhu cầu ăn uống. Do đó, những rối loạn về cảm xúc khiến bạn có xu hướng ăn nhiều và nhanh đói hơn.

Kỳ kinh nguyệt là thời gian phụ nữ cần nhiều năng lượng và thèm ăn hơn. Giai đoạn tiền mãn kinh cũng gây ra những thay đổi về hormone trong cơ thể nữ giới và xáo trộn thói quen ăn uống của chị em.

Bệnh cường giáp

Nếu bạn ăn nhiều mà vẫn luôn thấy đói và sụt cân, nguyên nhân có thể do tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp đảm nhận điều hòa nội tiết tốt trong cơ thể và các hoạt động trao đổi chất. Do đó, khi tốc độ trao đổi chất diễn ra quá nhanh, bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên hơn.

Nếu hiện tượng nhanh đói bụng đi kèm mệt mỏi, tâm trạng thất thường, móng tay giòn và rụng tóc, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tuyến giáp.

Béo phì

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến thừa cân và ngược lại, béo phì cũng là lý do khiến bạn đói bụng liên tục. Các tế bào mỡ khiến cơ thể không nhạy cảm với hormone leptin báo hiệu cảm giác no, do đó, người béo phì có xu hướng cảm thấy đói thường xuyên hơn. 

Béo phì và cảm giác đói thường xuyên là một vòng luẩn quẩn

Để kiểm soát cân nặng, bạn nên tránh chất bột đường đã qua chế biến [bánh ngọt, nước ngọt] và bổ sung nhiều chất xơ. Thức ăn nhiều chất xơ như rau quả, yến mạch sẽ tồn tại trong dạ dày lâu hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đái tháo đường

Đái tháo đường type 1 và type 2 đều gây ra rối loạn trong chỉ số đường huyết và khiến tế bào luôn ở trong tình trạng thiếu năng lượng. Hạ đường huyết có thể gây ra cơn thèm ăn, nhưng khi ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát. Do đó, người đái tháo đường nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn đúng bữa để ổn định lượng đường trong máu.

Không uống đủ nước

Uống đủ nước có nhiều lợi ích với sức khỏe, trong đó giúp giảm hiện tượng đói thường xuyên. Uống nước trước khi ăn tạo cảm giác đầy bụng, do đó nếu uống không đủ nước sẽ thấy đói thường xuyên.

Đôi khi, cơ thể nhầm tưởng cảm giác khát với nhu cầu ăn. Bạn nên uống nước đầy đủ và ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều nước để kiểm soát cơn đói hiệu quả hơn.

Mất ngủ

Ngủ đủ giấc là một yếu tố trong kiểm soát sự thèm ăn, vì nó giúp điều chỉnh ghrelin, đây là hormone kích thích sự thèm ăn. Thiếu ngủ dẫn đến mức ghrelin cao hơn, đó là lý do tại sao người mất ngủ thấy đói bụng cồn cào vào ban đêm.

Thiếu ngủ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như bệnh tim mạch và ung thư. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và giảm hiện tượng đói bụng, ban nên đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

Quỳnh Trang H+ [Theo Best Health]

Video liên quan

Chủ Đề