Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu

Cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 là mọi gia đình lại ăn rượu nếp vào sáng sớm. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người không biết lý do vì sao Tết Đoan Ngọ phải ăn rượu nếp và chúng có tác dụng gì. Bài viết này Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục ăn rượu nếp.

1. Vì sao Tết Đoan Ngọ phải ăn rượu nếp?

Vì sao Tết Đoan Ngọ phải ăn rượu nếp? Rượu nếp có vị cay nồng nên người xưa quan niệm rằng nó có thể “tiêu diệt” được các vi khuẩn, ký sinh trùng trong cơ thể. Vì vậy nên vào ngày mùng 5 tháng 5 âm khi chúng phát triển mạnh mẽ và có thể ngoi lên làm hại cơ thể. Mọi người sẽ tận dụng cơ hội này để khiến chúng say, không làm hại được cơ thể.

Do đó người xưa cho rằng nhất định phải ăn rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt là khi mới thức dậy khi bụng đang đói sẽ giúp mang đến hiệu quả tốt hơn khi no. Bởi lúc này những con giun, sán, ký sinh trùng cũng đang đói, dễ say và chết nhất.

Tuy nhiên hiện nay vì quá bận rộn với cuộc sống, nhiều người đã không còn ăn rượu nếp vào sáng sớm ngày mùng 5 âm lịch nữa. Và điều này cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay vận may của bạn. Vì vậy bạn cũng đừng lo lắng quá về vấn đề không ăn rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ có sao không.

Xem thêm: Bánh ú là bánh gì? Tại sao phải ăn và cúng bánh ú ngày Tết giết sâu bọ?

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu

2. Rượu nếp của 3 miền khác nhau như thế nào?

Với những thông tin bên trên hy vọng đã giúp bạn hiểu vì sao Tết Đoan Ngọ phải ăn rượu nếp. Tuy đây là món ăn không thể thiếu mỗi khi đến ngày giết sâu bọ nhưng ở mỗi một vùng miền khác nhau sẽ có cơm rượu nếp khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt về loại cơm này của 3 miền Bắc – Trung – Nam:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Cơm rượu của miền Bắc thường được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm. Sau khi nấu xong thì sẽ đánh tơi các hạt cơm. Cuối cùng ủ với men để trong 2 – 3 ngày là có thể sử dụng.Cơm rượu của người miền Trung khá công phu và tỉ mỉ. Người dân khi nấu thường chọn loại nếp ngỗng hạt gạo dài, có màu trắng sữa. 

Sau đó đồ xôi 2 lần cho thật chín, ép xôi bằng vật nặng. Cuối cùng là rắc men lên và nặn chúng thành miếng hình vuông nhỏ vừa ăn. Chỉ 1 ngày sau là bạn đã có thể thưởng thức được món cơm nếp.

Người dân miền Nam lại lựa chọn gạo nếp cái để tiến hành nấu rượu nếp. Sau khi nấu xôi chín thì người ta sẽ tiến hành trộn với bột men đã giã nhỏ từ trước. Cuối cùng là sẽ vo tròn ủ trong khoảng thời gian 3 – 4 ngày là có thể dùng được.

Xem thêm: Sự giống và khác nhau của Tết Đoan Ngọ ở mỗi vùng miền

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu

3. Lưu ý khi sử dụng rượu nếp trong ngày mùng 5 tháng 5

Cơm rượu có lượng cồn rất thấp vì khoảng thời gian ủ rượu khá ngắn nên bạn không cần lo lắng đến việc ăn sẽ dẫn đến say như uống rượu. Vậy nên bạn có thể cho trẻ con và người già ăn mà không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy chứ 1 lượng cồn rất ít nhưng theo các chuyên gia y tế thì bạn không nên ăn cơm rượu ngay sau khi ngủ dậy và khi bụng đang đói. Nó sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe:

  • Sau 1 đêm dài dạ dày của bạn sẽ hoàn toàn trống rỗng khi ăn rượu nếp có chứa nhiều axit sẽ khiến kích thích dạ dày gây ra tình trạng ợ chua hoặc dẫn đến viêm loét. Nếu sử dụng thường xuyên khi đói có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
  • Dù cơm cơm rượu được làm bằng gạo nếp nhưng khi ủ với men lượng tinh bột, đường đã bị chuyển hóa thành cồn nên chúng sẽ chứa hàm lượng calo rất thấp. Nếu chỉ ăn rượu nếp vào buổi sáng khi bụng đói thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể không đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất thì bạn nên ăn lót dạ các thức ăn khác trước khi ăn rượu nếp. Như vậy sẽ giúp bạn vừa có thể làm “giết” được sâu bọ vừa đảm bảo cơ thể được tốt nhất.

Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi vì sao Tết Đoan ngọ phải ăn rượu nếp. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc tải ứng dụng Thăng Long đạo quán trên điện thoại di động để nhận các thông tin về phong thủy mỗi ngày. Tải ứng dụng cho điện thoại iPhone và Android tại đây: 

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu
Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu
Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu

Huỳnh An

Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.

Không chỉ là món ăn đặc trưng "giết sâu bọ" vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch hàng năm mà cơm rượu Tết Đoan Ngọ này còn rất ngon, mang đến nhiều tác dụng về phòng bệnh. Tuy nhiên, cơm rượu có tính nóng nên có một số người không ăn được món ăn này.

Nhiều người không nên ăn cơm rượu để diệt sâu bọ vào ngày Tết Đoan Ngọ

1. Ăn cơm rượu tốt không, có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Cơm rượu là món ăn được chế biến từ gạo nếp cái hoa hoặc nếp cẩm chỉ bỏ lớp vỏ trấu, còn lớp cám và lớp vỏ lụa được giữ lại bởi lớp này có nhiều dinh dưỡng tốt với sức khỏe của con người như muối khoáng, gluxit, chất xơ, vitamin B ....

Vì thế, khi ăn cơm rượu vừa có tác dụng "giết sâu bọ" mà còn có khả năng ngăn ngừa, phòng chống được nhiều bệnh như:

- Phòng bệnh thiếu sắt

Trong gạo nếp có lượng sắt cao nên khi chúng ta ăn gạo nếp cẩm hàng ngày, bạn có thể bổ sung được sắt, từ đó phòng được bệnh thiếu sắt. Hơn nữa, những phụ nữ đang mang thai, bổ sung sắt, hạn chế tai biến cho mẹ và con thì nên ăn cơm rượu ít nhất là 2 lần/tuần.

- Kích thích được tiêu hóa

Cơm rượu là thức ăn và cũng là thức uống, sử dụng cả nước và cái, mang tới hương vị thơm ngon làm cho mọi người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Không chỉ bồi bổ cơ thể, mang tới món ăn ngon mà món ăn này còn kích thích được tiêu hóa hiệu quả.

Người chán ăn hoặc tiêu hóa kém nên ăn cơm rượu chứa khoảng 50 - 60ml cơm rượu/chén với tần suất là 2 lần/ngày sẽ rất tốt. Hơn nữa, cơm rượu còn hạ được nồng độ cholesterol xấu, hỗ trợ cho việc giảm cân.

- Tốt cho tim mạch

Theo nghiên cứu, men gạo nếp chứa hoạt chất ergosterol, lovastatin rất tốt đối với tim mạch, mạch máu. Chất này có khả năng hạn chế được tình trạng tai biến tim mạch, giúp cho bệnh nhân mới phẫu thuật bệnh tai biến mạch máu não có thể tái tạo mạch máu hiệu quả, nhanh chóng. Hơn nữa, thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm còn không thay đổi huyết áp, gây ra các phản ứng phụ.

2. Những người không nên ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất? Món ngon vào ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm, cơm rượu có tính nóng, ngày 5/5 âm lịch lại là ngày cực dương - ngày sâu bọ nảy nở nhiều nên mọi người thường ăn cơm rượu để có thể tiêu diệt những những ký sinh trùng đang lưu trú ở trong cơ thể con người. Tuy nhiên, một số người không nên ăn món này như những người có thể trạng nóng bởi cơm rượu có tính ấm, vị ngọt.

Biểu hiện của người ở thể trạng nóng chính là thường nổi mụn, mẩn ngứa, da vàng, môi khô ráp, căng đỏ, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hay rêu lưỡi vàng ...

Những người này khi ăn cơm rượu sẽ làm cho cơ thể trở nên nóng hơn,dẫn tới dị ứng, mụn nhọt xuất hiện, thậm chí là nổi ban, chảy máu cam. Với người đang ở tuổi dậy thì khi ăn cơm rượu thường xuất hiện mụn trứng cá.

Đối với người thể trạng nóng, thay vì ăn món ăn nóng thì lựa chọn, bổ sung các thức ăn mát để có thể giảm dần triệu chứng mọc mụn như luộc, hầm bí đao, canh khổ qua, rau má ... và ăn các loại hoa quả cam, bưởi, thanh long ... Bên cạnh đó, mọi người nên giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, không nên thức khuya để đảm bảo được sức khỏe luôn tốt, có sức đề kháng.

3. Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm, ngày 5/5 là ngày ăn hoa quả, cơm rượu để "giết sâu bọ" nên nếu như bạn không ăn cơm rượu thì bạn có thể thay bằng các món ăn khác như bánh tro, thịt vịt, hoa quả đầu mùa như vải, chôm chôm, dưa hấu ...

Trên đây, Taimienphi.vn đã chia sẻ những người không nên ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ, nếu như các bạn mắc một trong những bệnh trên nên tránh món ăn "giết sâu bọ" này. Hơn nữa, các bạn cũng cần chuẩn bị văn khấn Tết Đoan Ngọ và chuẩn bị lễ cúng để cúng lễ Tết mùng 5/5 âm lịch tươm tất và tốt nhất.

Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ, những ai không nên ăn? Dù ngon và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, xuất hiện vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhưng không phải người nào cũng ăn được món ăn cơm rượu tết đoan ngọ này.

Tết nguyên đán 2018 Lời chúc Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch hay nhất Nên ăn gì vào Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5? trái cây, cơm rượu Lời chúc mừng năm mới 2021 lãng mạn cho vợ chồng Bài văn khấn mùng 2 Tết 2022 Nhâm Dần ngắn gọn Cách chọn hoa quả ngày tết Đoan Ngọ, 5/5, mua loại tươi ngon, có lợi cho sức khỏe