Tại sao nội chi phí logistics của Việt Nam vừa thiếu vừa yếu

1. Năng lực các doanh nghiệp logistics

Thị phần các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam

Hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải ở Việt Nam, nếu tính cả các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan logistics là gần 300.000. Tuy nhiên, theo Hiệp hội dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), các doanh nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ và hoạt động kinh doanh chưa được tối ưu hóa do:

  • Các công ty logistics đa quốc gia chiếm phần lớn thị phần ngành logistics, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng ép giá doanh nghiệp nhỏ. VLA cho biết thực tế vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp logistics chỉ khoảng 4-6 tỷ đồng, 72% là doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn nhỏ hơn 20 tỷ. Chủ tịch VLA nhấn mạnh: "gần 70% doanh nghiệp logistics Việt Nam thuộc loại không tài sản, việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện vận tải chỉ chiếm 16%, kho bãi, cảng khoảng 4% còn lại phải đi thuê ngoài."

  • Phối hợp và kết nối các doanh nghiệp logistics còn lỏng lẻo thể hiện ở thực tế 40 - 50% xe chỉ chạy 1 chiều rồi quay về; các doanh nghiệp chưa tham gia sàn giao dịch, hợp tác, sáp nhập.

  • Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, chất lượng không cao, không chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được quy mô vốn và trình độ kiến thức cao, không chỉ về vận tải mà còn về quản trị, phương pháp lưu chuyển hàng hóa,... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu số lượng lao động ít, trong đó chỉ 5 - 7% có đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.

Chủ trương của nhiều Bộ ngành và xu hướng đầu tư vận tải khiến việc cắt giảm chi phí gặp nhiều khó khăn

Nguồn ảnh

Các loại phí vận tải chính, phụ phí, thuế tạo thành rào cản không cho ngành logistics có cơ hội phát triển. Ngoài ra, chủ trương của nhiều Bộ ngành và xu hướng đầu tư vận tải khiến cho việc cắt giảm chi phí càng gặp nhiều khó khăn.

  • Chi phí nhiên liệu tăng cao như: chi phí xăng dầu hiện tại chiếm khoảng 30 - 35% tổng chi phí logistics và được dự đoán sẽ tăng 40% lên giá "kịch trần" nếu đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính được thông qua.

  • Nhiều loại phụ phí và kiểm tra chồng chéo như: phí cầu đường BOT chiếm 10 -15% và vẫn tiếp tục thu hút đầu tư; phí kiểm tra chuyên ngành cho khoảng 100.000 mặt hàng khác nhau, trong đó 58% mặt hàng phải kiểm tra 2- 3 lần,.. ước tính tiêu tốn của doanh nghiệp 14.300 tỷ/năm và 28,6 triệu ngày công.

  • Các loại thuế, phí không hợp lý hoặc tiêu cực trong các khâu hồ sơ, thủ tục như phí "bồi dưỡng" lực lượng kiểm tra,..

Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển dịch vụ logistics

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.