Tại sao phải học văn hóa

Hiện nay, bạo lực học đường là hành vi phải được ngăn chặn, chấm dứt và xóa bỏ khỏi trường học. Xây dựng văn hóa học đường cần được xem là biện pháp quan trọng, hữu hiệu trong xóa bỏ bạo lực học đường.

Theo các chuyên gia giáo dục hiện nay xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn như: Đạo đức xã hội suy kém, giao tiếp, ứng xử xã hội có nhiều sa sút, ngay cả những quan hệ trong trường học cũng có nhiều biến tướng, bạo lực học đường chưa được ngăn chặnThực tế đó vừa đặt ra tính bức xúc, sự cần thiết vì sao phải xây dựng văn hóa học đường đồng thời cũng nói lên rằng đây là vấn đề có nhiều khó khăn và thách thức.

Muốn xây dựng thành công văn hóa học đường phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đạt mục tiêu ngay trên từng tiêu chí, từng nội dung của văn hóa học đường cần xây dựng.

Đối với người dạy, xây dựng văn hóa học đường là tích cực tạo dựng môi trường văn hóa giáo dục trong nhà trường từ văn hóa vật thể như: cổng trường, hàng rào, sân chơi, bãi tập, lớp học, nhà vệ sinh, khẩu hiệu đều toát lên ý nghĩa giáo dục văn hóa.

Cần phải xây dựng văn hóa học đường

Xây dựng những giá trị văn hóa phi vật thể như: Các mối quan hệ lành mạnh, ứng xử văn minh, giá trị, niềm tin, chuẩn mựcNgoài ra, người dạy còn có thể tác động đến môi trường bên ngoài tạo ra những thuận lợi cho xây dựng văn hóa nhà trường. Trong môi trường đó, người dạy tạo điều kiện để người học thể hiện hành vi, ứng xử văn hóa trong sự tương tác với các tổ chức, các thành viên khác trong nhà trường, ngoài nhà trường.

Đối với người học, họ sẽ được sống trong môi trường văn hóa học đường từng bước được tạo dựng thói quen có văn hóa. Mỗi người học vừa là người xây dựng, vừa là người hưởng thụ các kết quả từ văn hóa học đường. Người học sẽ có được các trải nghiệm cần thiết, hữu ích thông qua sự tương tác và xử lý các mối quan hệ.

Để xây dựng văn hóa học đường cũng như góp phần ngăn chặn bạo lực học đường, các cơ sở giáo dục cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Xây dựng các tài liệu giáo dục, tuyên truyền về văn hóa học đường, ứng xử văn hóa dành cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người học trong các cơ sở giáo dục; Nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục phải xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử trong trường học, trong đó: quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử.

Các đơn vị quản lý giáo dục phải sớm ban hành quy tắc ứng xử đến các nhà trường và đảm bảo bộ quy tắc phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi, các cấp học và văn hóa địa phương.

Các nhà trường cần lưu ý là quy tắc ứng xử phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học, phòng làm việc và những nơi cần thiết khác của nhà trường; gửi tới từng thành viên nhà trường qua hệ thống email, hệ thống liên lạc điện tử, cha mẹ học sinh. Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy.

Bộ Quy tắc ứng xử cũng phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục: Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục; thể hiện được giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo. Giáo dục nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho nhà giáo, người học.

Bộ Quy tắc ứng xử phải góp phần nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử: Cung cấp tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, đội ngũ cán bộ công tác giáo dục chính trị, học sinh, sinh viên, giáo viên chủ nhiệm.

Bên cạnh đó cần tổ chức các chuyên đề, các hoạt động về giáo dục văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo giáo viên trong các cơ sở đào tạo sư phạm để xây dựng đội ngũ nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn hóa.

Hoàng Thanh

Video liên quan

Chủ Đề