Tại sao trẻ hay dụi mắt

Thông thường, em bé thường dụi mắt khi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ, nhưng trong một số trường hợp, em bé cũng có thể cảm thấy đau do bụi hoặc lông mi trong mắt, nhiễm trùng mắt hoặc thậm chí là dị ứng.

Tại sao trẻ hay dụi mắt

Trẻ sơ sinh dụi mắt có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho tất cả những điều trên. Bạn cần tỉnh táo để có thể làm mọi cách giúp bé không vô tình làm tổn thương mắt do dụi quá mạnh. Cùng xem một số nguyên nhân khiến trẻ hay dụi mắt.

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại dụi mắt?

Có một số lí do khiến trẻ dụi mắt điển hình như sau:

1. Trẻ sơ sinh đang cảm thấy buồn ngủ

Đôi khi, cùng với việc dụi mắt, bé cũng có thể kèm theo ngáp. Điều này có nghĩa là em bé lúc này đang buồn ngủ và mệt mỏi. Khi bạn mệt mỏi, đôi mắt của bạn mệt mỏi. Đó là lí do tại sao trẻ dụi mắt, để trẻ có thể thử và giảm bớt căng thẳng và đau nhức xung quanh cơ mắt và mí mắt, giống như khi mát-xa. Điều này cho thấy rằng đã đến lúc cho một giấc ngủ.

2. Trẻ sơ sinh dụi mắt do bị khô mắt

Bé cũng có thể dụi mắt khi mắt quá khô. Màng nước mắt bao phủ bên trong mắt và bay hơi nếu tiếp xúc lâu với không khí. Điều này tạo ra cảm giác khó chịu, do khô mắt và bé có thể dụi mắt theo bản năng để giảm bớt cảm giác khó chịu đó, đặc biệt là khi cọ xát tạo ra nước mắt, mang lại độ ẩm cho mắt.

3. Trẻ sơ sinh dụi mắt do tò mò

Bạn có thể nhận thấy rằng khi nhắm mắt và dụi mắt, bạn sẽ thấy ánh sáng và hoa văn ở bên trong mí mắt. Em bé gần đây có thể đã phát triển kĩ năng vận động để dụi mắt và đang thử nghiệm kĩ năng mới này. Bé có thể ngạc nhiên trước những họa tiết nhìn thấy khi dụi mắt và có thể thử đi thử lại để trải nghiệm.

4. Trẻ sơ sinh dụi mắt do có gì đó trong mắt chúng

Tại sao trẻ hay dụi mắt

Bé có thể dụi mắt liên tục nếu có thứ gì đó trong đó gây kích ứng. Đó có thể là những hạt bụi, lông mi hoặc chất nhầy khô. Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả chớp mắt hoặc chảy nước mắt cũng có thể là dấu hiệu của điều này. Nếu có chất kích ứng vào mắt bé, hãy dùng khăn mềm ướt và sạch để lau vùng mắt, mặt để không có vật gì khác lọt vào.

Nếu bạn nhìn thấy thứ gì đó mắc kẹt trong khóe mắt của trẻ, hãy thử dùng một miếng vải ướt và ấm hoặc tăm bông để lấy nó ra. Nếu tình trạng chảy nước mắt và chớp mắt vẫn tiếp tục sau đó, điều đó có nghĩa là vật thể lạ vẫn còn mắc kẹt bên trong mắt. Trong trường hợp đó, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lí một cách an toàn.

5. Trẻ sơ sinh dụi mắt do mắt đau hoặc ngứa

Một lí do khác khiến trẻ dụi mắt có thể là do dị ứng hoặc nhiễm trùng có thể tự biểu hiện qua cơn đau hoặc ngứa. Các triệu chứng cho thấy con bạn bị nhiễm trùng mắt có thể đi kèm các dấu hiệu khác như: sưng hoặc đỏ mắt, chảy dịch, sốt hoặc tiếp tục khóc. Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị nhiễm trùng hoặc dị ứng mắt cho bé.

Tại sao trẻ hay dụi mắt

Làm thế nào bạn có thể ngăn trẻ dụi mắt một cách không lành mạnh?

Bạn cần thực hiện một số biện pháp để tránh việc bé dụi mắt thường xuyên, vì nó có thể gây thương tích hoặc trầy xước cho mắt của bé. Dưới đây là một số cách để ngăn điều này xảy ra:

  • Thử dùng găng tay, bao tay che tay cho trẻ nếu trẻ có thói quen dụi mắt mạnh. Điều này sẽ bảo vệ da của trẻ không bị trầy xước hoặc kích ứng.
  • Đưa trẻ đi ngủ ngay lập tức, nếu bạn nhận thấy dụi mắt kèm theo ngáp.
  • Để tránh vật lạ lọt vào mắt bé, cố gắng không đưa bé đến những nơi có nhiều bụi bay xung quanh. Nếu không, hãy bảo vệ mắt và mũi của trẻ trước khi để trẻ tiếp xúc với bụi.

Rủi ro khi dụi mắt mạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trong khi dụi mắt nhẹ là dấu hiệu khi buồn ngủ. Không có khả năng gây ra bất kì mối đe dọa nào, nhưng dụi mắt mạnh có thể có những rủi ro nhất định. Dưới đây là một số rủi ro khi dụi mắt thường xuyên hoặc dùng lực.

1. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh vốn dĩ rất tò mò và liên tục chạm vào mọi thứ xung quanh. Chưa kể những người xung quanh truyền mầm bệnh khi họ ôm ấp những đứa trẻ nhỏ. Dụi mắt làm tăng nguy cơ vi trùng này truyền vào mắt bé và gây nhiễm trùng.

2. Thị lực kém hơn trong dài hạn

Dụi mắt liên tục dẫn đến mỏng mô giác mạc, về lâu dài thị lực kém đi. Mặc dù những ảnh hưởng có thể không ngay lập tức như nhiễm trùng, nhưng con bạn có nhiều khả năng lớn lên với chứng cận thị tiến triển sau này.

3. Có thể gây thương tích

Em bé có thể dụi mắt mạnh và liên tục nếu có vật gì đó mắc kẹt trong đó gây kích ứng. Điều này làm tăng nguy cơ mài mòn giác mạc, có thể gây đau đớn và lâu lành hơn.

Đừng lo lắng hoặc hoảng sợ nếu bạn nhận thấy bé hình thành thói quen dụi mắt. Nếu bạn nghĩ rằng có điều gì đó đang gây rắc rối cho con và nhận thấy bất kì vết đỏ hoặc sưng nào, hãy thử rửa mắt và làm sạch khu vực xung quanh mắt bằng các phương pháp được giải thích ở trên. Nếu cách đó không đỡ mẩn đỏ và vết sưng vẫn còn, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Nếu tình trạng dụi mắt tiếp tục ở mức độ lớn hơn, ngay cả khi không bị đỏ hoặc sưng, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ một lần để chắc chắn 100% rằng mọi thứ đều ổn.

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Trẻ bị sặc khi bú mẹ, phải làm sao?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Dạ xin chào bác sĩ. Cho em hỏi bé trai nhà em được 3 tháng rưỡi nặng 7kg. Buổi tối từ lúc 9h tối đến 7h sáng bé ngủ hay dụi mặt mắt đỏ hết lên . Sáng thức dậy là cái mặt đỏ lên và nổi mực y như lác sữa xong một tiếng sau lặng hết . Hễ bé dụi là bị vậy. Ngủ ban ngày ít dụi hơn ban đêm. Ban đêm trong giấc ngủ bé cũng dụi . Dụi hoài rồi thức luôn. Có khi bé khóc vẻ khó chiu. Ko biết bé buồn ngủ bé dụi hay là sao ạ . Nhờ bác tư vấn giùm . Em cảm ơn ạ.

Theo chúng tôi thì trẻ sơ sinh có rất nhiều bé hay có thói quên dụi mặt mắt, ngáp, trở nên khó chịu và chậm chạp, mỗi khi bé buồn ngủ. Thường giấc ngủ của trẻ rất ngắn và không sâu giấc, nên thói quen này càng thường xuyên hơn. Nếu bé chỉ dụi không kèm theo dấu hiệu bất thường, bé ngủ ngoan, ăn chơi tăng cân bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng, tuy nhiên mẹ cần hạn chế quen này của bé. Nếu như mẹ thấy bên cạnh việc bé dụi mặt mắt mà kèm theo một số dấu hiệu như mắt đỏ kèm theo nhèn dử mắt, bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém, bé gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa và kèm theo có mụn nước vỡ ra, da rớm máu thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ bạn nhé!

Click vào đây để đặt câu hỏi của bạn

Tại sao trẻ hay dụi mắt

Chào bác sĩ, hiện tượng trẻ sơ sinh hay dụi mắt có sao không ạ? Con em mới được hơn 3 tháng tuổi nhưng bé thường xuyên dụi mắt cả khi ngủ lẫn khi thức. Nhiều khi thấy bé cho cả 2 tay lên chà vào mặt và dụi đỏ mắt lên. Không biết đây có phải là biểu hiện về bệnh ở mắt không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Cảm ơn bác sĩ!

(Thu Hương – Hải Phòng)

Tại sao trẻ hay dụi mắt
Dụi mắt là thói quen phổ biến ở trẻ sơ sinh

Trả lời: Trẻ sơ sinh hay dụi mắt có sao không?

Chào bạn Thu Hương!

Trẻ nhỏ thường có rất nhiều biểu hiện như: Dụi mắt, vặn mình, trớ sữa, khó chịu, chậm chạp mỗi khi buồn ngủ… Đôi khi các chị em mới lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng về những biểu hiện hoàn toàn bình thường này. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay dụi mắt cũng không nằm trong ngoại lệ.

Nếu bé dụi mắt mà vẫn bú tốt, ít quấy khóc, tăng cân đều, mắt không đỏ, không ghèn… thì mẹ không cần quá lo lắng. Mà chỉ nên hạn chế dần những thói quen của con thôi. Tuy nhiên, trẻ dụi mắt nhiều kèm theo một số biểu hiện lạ mẹ cần chú ý đưa con đi khám bác sĩ để theo dõi các bệnh về mắt của con.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay dụi mắt thông thường?

Khi thấy trẻ sơ sinh hay lấy tay dụi lên mắt mẹ có thể nghĩ ngay tới các trường hợp sau:

– Trẻ buồn ngủ: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Khi thấy con vừa ngáp vừa dụi mắt nhiều là lúc bé đang muốn được ngủ. Dụi mắt là cách để massage vùng cơ xung quanh mắt, giảm mệt mỏi. Lúc này mẹ nên đặt con xuống và ru hoặc vỗ nhẹ là bé sẽ ngủ liền.

– Trẻ dụi mắt nhiều khi mắt bị khô: Thường thì mắt sẽ được bảo vệ bởi một màng nước mắt. Khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài khiến cho màng mắt bị khô, mỏi và khó chịu. Bản năng dụi mắt của bé là để xoa dịu và kích thích nước mắt, khôi phục độ ẩm.

– Trẻ ngạc nhiên và thích thú với những thứ xung quanh: Nếu mẹ thấy bé vẫn tỉnh táo, không ngáp mà vẫn dụi mắt có thể là bé đang bị kích thích thị giác. Đây là một trong những thói quen của trẻ nhỏ khi nhìn thấy một vật gì lạ, màu sắc bắt mắt nào đó.

– Trẻ tò mò: Khi khả năng vận động của trẻ phát triển, trẻ thích thú khám phá cơ thể và mọi thứ xung quanh. Trẻ sơ sinh hay dụi mắt cũng là một biểu hiện của sự tò mò, lạ lẫm.

– Có vật gì đó trong mắt: Trường hợp có hạt bụi nhỏ, lông mi vướng vào trong mắt cũng có thể khiến con dụi mắt liên tục. Khi thấy mắt bé màu đỏ và bé khóc mẹ có thể nghĩ ngay tới trường hợp này.

Khi cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ chơi như thú bông, các loại chó mèo sẽ khiến lông của chúng bay vào trong mắt trẻ.

Ngoài ra, vật dụng từ môi trường như quạt, điều hòa dùng lâu ngày không vệ sinh, cũng có thể là tác nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh hay đưa tay dụi lên mắt nhiều.

Trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi nào là bệnh lý?

Tại sao trẻ hay dụi mắt
Mẹ cần chú ý trẻ sơ sinh hay dụi mắt nhiều là biểu hiện bệnh lý

Khi thấy trẻ hay đưa tay dụi mắt kèm các biểu hiện như: Mắt đỏ, có nhiều ghèn, bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc và bú kém, bé có thể chà tay lên mặt, lên đầu cho đỡ ngứa hoặc mẹ thấy có mụn nước vỡ ra thì hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay. Đây là những biểu hiện nguy hiểm về bệnh ở mắt trẻ.

Các bệnh phổ biến ở mắt của con có thể là tắc tuyến lệ, viêm kết mạc do nhiễm khuẩn… Cảnh báo, một số mẹ nghe theo những lời truyền miệng dân gian nhỏ sữa mẹ vào mắt để chữa bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể gây ra tác hại vô cùng lớn, bé dễ nhiễm khuẩn, hỏng cả đôi mắt của con.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt

Tuy dụi mắt là biểu hiện bình thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng mẹ cũng cần phải hạn chế vấn đề này. Lý do là vì khi trẻ dụi mắt vô tình làm cho vi khuẩn ở tay con xâm nhập vào mắt. Hoặc móng tay trẻ quá sắc, hạt bụi trong mắt có thể làm tổn thương giác mạc của con… Mẹ nên hạn chế trẻ sơ sinh hay dụi mắt bằng những cách sau:

Tại sao trẻ hay dụi mắt
Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt

– Nếu thấy con dụi mắt và ngáp ngủ thì mẹ nên đáp ứng luôn cho bé. Ôm bé vào lòng và ru cho bé ngủ.

– Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt trẻ để hạn chế bị mỏi mắt, khô mắt.

– Nên rửa mặt và xung quanh mắt cho con bằng nước ấm nhẹ hàng ngày. Đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ tay cho con, theo dõi và cắt móng tay thường xuyên.

– Nên hạn chế vật nuôi trong nhà như chó, mèo, các loại đồ chơi thú bông…

– Khi trẻ dụi mắt mẹ có thể hướng sự chú ý của con bằng một trò chơi nào đó, nói chuyện cùng bé để quên đi thói quen dụi mắt.

Câu hỏi trẻ sơ sinh hay dụi mắt của bạn Thu Hương cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ có thể hiểu một số thói quen của trẻ và biết cách chăm sóc đôi mắt cho con.

Nguồn: Mabio.vn