Tại sao uống thuốc lại buồn ngủ

Chào bác sĩ, mỗi khi em uống thuốc kháng sinh, kháng viêm thì đều cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, cảm giác buồn ngủ dữ dội nhưng giấc ngủ lại không sâu. Em muốn hỏi là có cách nào để đối phó với điều đó không?
 

Chào em,Hiện tượng buồn ngủ sau khi uống kháng sinh, kháng viêm là hiện tượng hiếm gặp, đa phần các kháng sinh, kháng viêm không có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Ngược lại, có thể cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi xuất phát từ bệnh lý khiến cho em phải uống thuốc gây nên, hơn là do tại thuốc.Mặt khác, nhiều người dân không biết thuốc nào là kháng sinh, kháng viêm, đã có rất nhiều bạn đọc gửi câu hỏi về các loại thuốc mà họ cho là kháng sinh, kháng viêm, nhưng thật ra không phải vậy, mà đó là thuốc giảm đau, giảm ngứa họng... những thuốc này biết đâu có thuốc khiến em buồn ngủ?Nhìn chung, nếu em muốn đối phó với triệu chứng buồn ngủ này, thì những lúc không thể ngủ phải làm việc thì em có thể uống cafe giúp tỉnh táo sau khi uống kháng sinh, kháng viêm 1 giờ, còn những lúc gần giờ đi ngủ luôn rồi thì em có thể uống trà tim sen, viên thảo mộc, để giúp giữ giấc ngủ được sâu.

Thân mến.

  • Người mới ôm dậy, suy nhượt cơ thể, lao lực, mệt mỏi và kém tập trung

  • Người hoạt động thể lực cao như chơi thể thao, tập thể dục, người lao động nặng...

  • Người cần tỉnh táo bao đêm như tài xế xe, công nhân ca đêm, học sinh sinh viên ôn thi...

Mặc dù có khả năng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng nhưng các loại thuốc chống dị ứng thế hệ 1 cũng gây nên những tác động đến hệ thần kinh khiến người sử dụng sẽ có cảm giác buồn ngủ.

Sử dụng các loại thuốc kháng histamin là cách thường được dùng nhất để đối phó với tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, người dùng cần phải hiểu rõ về chúng để sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả,... nhất là khi chúng ta dễ dàng mua được các loại thuốc này trên thị trường:

Giúp giảm nhanh các triệu chứng của dị ứng

Các loại thuốc kháng histamin này được sản xuất từ những năm 40 – 70 của thế kỉ trước, và được sử dụng cho các trường hợp bị: viêm mũi dị ứng, các biểu hiện dị ứng trên da, còn được gọi là thuốc kháng histamin thế hệ 1.

Thuốc chống dị ứng thế hệ 1 có tác dụng an thần nên gây cảm giác buồn ngủ cho người dùng

Một số loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 hay được sử dụng là:

- Promethazin hydroclorid [phenergan, dimedrol].

- Clorpheniramin maleat [dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm như rhumenol, decolgen]; brompheniramin maleat; diphenhydramin hydroclorid [benadryl, nautamine]; hydroxyzin hydroclorid [atarax].

Tuy có khả năng giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng dị ứng, tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng ngắn nên người bệnh phải dùng nhiều lần trong ngày. Thuốc còn có thể mang tới cảm mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là cảm giác buồn ngủ sẽ xảy đến do thuốc tác dụng an thần. Việc lạm dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây nên những tác động xấu tới thể chất và trí tuệ của trẻ nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Lưu ý khi sử dụng histamin để có hiệu quả mà an toàn

Các loại thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị ứng mới có thể trị được căn nguyên bệnh. Và việc sử dụng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Với những trường hợp bị dị ứng nặng như sốc phản hệ do histamin giải phóng ồ ạt, các thuốc histamin thế hệ 1 không thể giải quyết được hoàn toàn nên cần đưa tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng dị ứng như thuốc cũng gây ức chế thần kinh trung ương, tạo cảm giác thèm ngủ do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo. Tuyệt đối không uống rượu khi dùng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin tế hệ 2 để thay thế bởi chúng không gây nên hiện tượng buồn ngủ.

Tuân thủ theo những hướng dẫn của thầy thuốc để tránh những rủi ro có thể xảy đến

Chỉ nên sử dụng thuốc kháng histamin H1 chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, không nên dùng kéo dài, tránh tình trạng lệ thuộc thuốc. Đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay hay chàm nặng lên, do vậy cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng. Nhưng việc dùng như thế nào thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Tư vấn dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.

Pham bich lien - [25/06/2017 | 17:54 ]

E bi noi mề đay uong thuoc la khỏi. Khi hết thuốc lai bi.. K biet phai lam sao.. Xin hoi bs ạ

Xem trả lời

Chuyên gia trả lời,

Chào bạn Pham Bich Lien, 

Mề đay là một bệnh lý thường gặp ở nước ta do điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi, khói bụi, thực phẩm... Thông thường mề đay thường do nhiệt nóng cơ thể tích tụ lâu ngày mượn tác nhân phát bệnh, khi đó loại bỏ được nguyên nhân sẽ có tác dụng ngừa tái phát. Ngoài ra có những trường hợp bị mề đay do cơ địa, khi đó người bệnh cần chung sống hòa bình với bệnh. Điều trị mề đay có 2 hướng:

Một là bạn dùng các thuốc Tây Y [cả thuốc bôi và thuốc uống] điều trị dị ứng thông thường chỉ có tác dụng giảm nhanh triệu chứng dị ứng tại thời điểm dùng thuốc, tuy nhiên lại ít có tác dụng phòng ngừa tái phát. Do đó khi bạn dùng thì thấy hết triệu chứng nhưng không dùng thì bệnh dễ tái phát trở lại.

Hai là bạn dùng các sản phẩm Đông dược như siro Tiêu Ban Thủy. Siro Tiêu Ban Thủy của Công ty Dược phẩm Hoa Sen được chiết xuất từ các loại thảo dược là các vị thuốc nam: Lá khế, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Kinh giới, Liên Kiều, Đơn tía, Rau má… giúp thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, giảm dị ứng. Cách dùng như sau:

 - Cắt nhanh triệu chứng [dùng thay thuốc tây]: uống liều gấp đôi hoặc gấp ba liều ghi trên nhãn.
 - Liều duy trì phòng ngừa tái phát: Sau khi giảm ngứa; dùng liều duy trì [liều ghi trên nhãn] để phòng ngừa tái phát trong ít nhất 6-12 tuần.

Trong thời gian đang bị dị ứng mề đay, bạn nên hạn chế ăn một số thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như thịt bò, thịt gà, hải sản,.... Nên uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh trái cây, ưu tiên thực phẩm có tính mát.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Hỏi

Chào dược sĩ,

Dược sĩ cho cháu hỏi: Tại sao uống thuốc kháng sinh xong thấy mệt, buồn ngủ, cảm giác buồn nôn và đau đầu? Sáng cháu uống thuốc kháng sinh trước và ăn bánh bao. Cháu cảm ơn dược sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Dược sĩ Dương Thu Hương - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tại sao uống thuốc kháng sinh xong thấy mệt, buồn ngủ, cảm giác buồn nôn và đau đầu?”, dược sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn có thể nói rõ hơn thuốc kháng sinh đang dùng là thuốc gì. Kháng sinh khác nhau sẽ có thể gây mệt, buồn nôn ở mức độ khác nhau. Thực tế không riêng gì kháng sinh mà nhiều loại thuốc khác có thể gây kích ứng dạ dày, khiến dạ dày tăng co bóp, trào ngược dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn. Ngoài nguyên nhân do thuốc, cảm giác buồn nôn, mệt cũng có thể do tình trạng bệnh hiện tại của bạn

Để khắc phục tình trạng buồn nôn do thuốc, bạn có thể uống thuốc cùng thức ăn hoặc uống với nhiều nước để thuốc trôi xuống ruột nhanh.

Nếu bạn còn thắc mắc về uống thuốc kháng sinh xong thấy mệt, buồn ngủ, cảm giác buồn nôn và đau đầu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

XEM THÊM:

Ta cần biết, bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều, và đặc biệt khi cả dùng đúng cách, đúng liều. Những bất lợi do dùng thuốc gây ra được gọi chung là “Phản ứng có hại của thuốc” [người nước ngoài gọi ADR do chữ viết tắt của Adverse Drug Reactions]. ADR còn được gọi bằng tên khác như tác dụng phụ, tác dụng ngoại ý, tác dụng không mong muốn. Có loại ADR thường xảy, có liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, như thuốc kháng histamin thế hệ 1 [promethazin, alimemazin, clorpheniramin] gây ADR buồn ngủ kèm theo mệt mỏi. Điều rất đáng lưu ý ở đây là người dùng thuốc nếu dùng kháng histamin thế hệ 1 do buồn ngủ thì không được lái xe, vận hành máy móc, nói chung là tránh làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo đúng mực. Đặc biệt, một số thuốc trị bệnh cảm cúm hiện nay, ngoài chứa hoạt chất giảm đau, hạ sốt để giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh thì thuốc này còn chứa chất chống dị ứng có tên là clorpheniramin thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 1. Đương nhiên, thuốc trị cảm cúm loại này sẽ gây buồn ngủ.

Cũng cần lưu ý, các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây ADR buồn ngủ kèm mệt mỏi. Đó là các thuốc: thuốc an thần gây ngủ benzodiazepin [diazepam, lorazepam, triazolam…], thuốc chống trầm cảm ba vòng [amitriptyline, nortriptyline, clomipramine…], thuốc trị tăng huyết áp [như thuốc chẹn beta: atenolol, metoprolol, nadolol…], thuốc giảm đau opioid [codein, tramadol...], thuốc chống động kinh [phenytoin, valproat, carbamazepin…].

Có nhiều thuốc gây mệt mỏi chủ yếu. Đó là một số thuốc chống ung thư [như cyclophosphamid, cisplatin, bleomycin…]. Bởi vì đây là những thuốc gây độc tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, các thuốc này còn gây ra những tác hại đến các tế bào lành tính và gây ra tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.

Khi bị bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cơ thể chúng ta cũng có thể bị mệt mỏi. Sự mệt mỏi này không phải do thuốc kháng sinh mà xuất phát từ cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể được huy động cật lực chống lại vi khuẩn đòi hỏi phải vận động tiêu hao nhiều năng lượng, chính sự tiêu hao năng lượng này làm cho chúng ta mệt.

Như vậy, ta thấy nhiều thuốc có thể gây mệt mỏi, đặc biệt là gây buồn ngủ. Dùng thuốc mà bị mệt mỏi, buồn ngủ có khi rất nguy hiểm. Bất cứ ai khi đang lái xe đều cần biết rằng, buồn ngủ khi lái xe là trạng thái vô cùng nguy hiểm, vì rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi tài xế mất kiểm soát trong tích tắc. Và một trong những nguyên nhân đó là sử dụng thuốc gây buồn ngủ khi đang lái xe. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm chỉ vì tài xế ngủ gật hoặc quá mệt mỏi.

Người dùng thuốc nên ghi nhớ, trong các trường hợp bình thường, tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc không gây hậu quả gì nghiêm trọng [nếu dùng thuốc trước khi đi ngủ chẳng hạn]. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như làm việc đòi hỏi sự tập trung là lái xe, vận hành máy móc, xây dựng ở lầu cao thì người dùng thuốc bị mệt mỏi buồn ngủ có khi mắc sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, có thể tử vong hay gây hại cho người khác. Để tránh sự cố đáng tiếc này, cần làm các việc sau:

Thông báo cho bác sĩ khám bệnh hay dược sĩ phân phối thuốc biết biết nghề nghiệp của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp tránh gây buồn ngủ mệt mỏi. Bởi vì khi đang làm việc với các ngành, nghề mà mệt mỏi buồn ngủ sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và cho rất nhiều người khác.

Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc trước khi dùng thuốc.  Đặc biệt, đọc nội dung của: tác dụng phụ tức ADR,những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định [tức những trường hợp không được dùng thuốc]. Trong các phần này, thường có nêu tác dụng gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc.

Đối với bác sĩ khám chữa bệnh, nhà thuốc nơi cung ứng thuốc, khi chỉ định hay phân phối cho dùng thuốc gây mệt mỏi buồn ngủ, cần cho người bệnh biết về ADR đặc biệt này. Người bệnh rất cần biết rõ nên uống thuốc trong thời gian nào để tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt để không gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.


Video liên quan

Chủ Đề