Tấm gương hiếu học hiện nay

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, học sinh cả nước nói chung và học sinh vùng cao nói riêng đều phải làm quen với phương thức học tập trực tuyến qua in-tơ-nét. Xã Diễn Lãm [huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An] dù không thuộc vùng biên giới nhưng điều kiện kinh tế vẫn rất khó khăn, thậm chí một số hộ dân tại đây còn chưa có điện lưới quốc gia. Việc kết nối in-tơ-nét do đó càng trở nên xa xỉ gấp nhiều lần. Trước những trở ngại đó, Quang Thế Hà, học sinh lớp 10A10, Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc, đã đi khắp các ngọn đồi trong xã để tìm địa điểm bắt sóng in-tơ-nét qua điện thoại tốt nhất. Cậu học trò dân tộc Thái lấy cành cây, tre nứa và lá cọ, dựng một chiếc lán nhỏ để tiện học tập. Mỗi ngày, Hà từ nhà lên lán đúng thời gian biểu, chưa “muộn” bất cứ tiết học nào. Học xong, cậu tranh thủ làm bài tập tại chỗ để nộp thầy cô qua sóng in-tơ-nét điện thoại rồi lập tức về nhà phụ giúp bố mẹ chuyện đồng áng.

Giống như Quang Thế Hà, tại thôn Tả Chải [xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang], chàng sinh viên nghèo Sú Seo Chung cũng hằng ngày vượt núi tìm nơi “sóng tốt” học trực tuyến khiến nhiều người cảm phục. Chung sinh năm 1998, là người dân tộc Cờ Lao ở Túng Sán - xã đặc biệt khó khăn nằm trên độ cao 2.400 m ở huyện Hoàng Su Phì. Với nỗ lực vượt khó học tập không ngừng, cậu thi đỗ vào Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và hiện đang là sinh viên năm thứ ba Khoa Khoa học quản lý. Gia đình nghèo, cho nên dù được miễn học phí, Chung vẫn phải làm thêm nhiều việc để trang trải cuộc sống ở Thủ đô như bồi bàn, lau dọn, sắp xếp hồ sơ ở các công ty cho tới trông xe, bốc vác…

Dịch Covid-19 xuất hiện, Chung vẫn cố gắng trụ lại ký túc xá để học trực tuyến hằng ngày. Đến khi dịch bùng phát mạnh hơn, những nơi làm thuê đều đóng cửa, chàng sinh viên người Cờ Lao buộc phải trở về quê nhà. Thế nhưng, Chung đã đi khắp các thôn bản mà vẫn không bắt được sóng in-tơ-nét đủ mạnh để có thể học trực tuyến. Do đó, hằng ngày, Chung phải vượt 5 km đường núi từ nhà ra “học nhờ” wifi ở ngọn đồi gần UBND xã Túng Sán. Có những hôm mưa to gió lớn, Chung đành phải ngậm ngùi về nhà vì sợ sấm sét nguy hiểm. Thấy Chung ham học, các cán bộ Đoàn xã Túng Sán đã động viên, gọi cậu vào văn phòng đoàn xã tiếp tục học tập. “Em mong rằng dịch Covid-19 sẽ sớm chấm dứt, để em và bạn bè đồng trang lứa được tiếp tục học tập. Sau này hoàn thành việc học, em sẽ trở về địa phương, xây dựng quê hương bớt khó khăn và ngày càng phát triển”, Sú Seo Chung chia sẻ.

Hình ảnh nhiều học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ngày đêm miệt mài học tập trong những điều kiện thiếu thốn, khó khăn thật đẹp. Họ là những tấm gương sáng, đặc biệt tương phản với các thanh thiếu niên bất chấp các quy định của pháp luật nói chung và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội nói riêng, a dua làm theo các trào lưu phản cảm, thậm chí rủ nhau đua xe, sử dụng chất kích thích giữa mùa dịch Covid-19 gây mất an ninh trật tự công cộng, tiềm ẩn nguy hiểm đối với cả cộng đồng. Tin tưởng rằng, trong tương lai họ sẽ trở thành người con tài giỏi của buôn làng, công dân ưu tú của đất nước, mang kiến thức, tài năng về xây dựng quê hương, góp phần đưa đất nước tiến nhanh vào kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.

Thứ 2, 12/10/2015 | 08:05

Cuộc sống quanh ta có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình. Đó chính là nội dung cuốn sách Thư viện muốn giới thiệu đến bạn đọc.

Như câu chuyện của Cô bé bán khoai đậu ba trường đại học trong tác phẩm này. Mặc dù gia đình khó khăn, em phải đi bán vé số giúp gia đình trang trải nợ nần, và mỗi ngày đến trường em chỉ có một cái áo trắng đã ngã màu khi đến lớp và chiếc áo dài được người hàng xóm cho. Nhưng với nghị lực, và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, nhờ vào những tấm lòng sẻ chia của bạn đọc, cùng với sự nỗ lực của mình Bình Gấm thi đỗ ba trường Đại học với số điểm cao. Và giờ đây cô bé Bình Gấm năm nào bán vé số đã trở thành bác sĩ.

Hay mẫu chuyện “Thay mẹ gánh vác ruộng đồng” của cậu học trò Nguyễn Thanh Nhân, “ Để còn được đến trường” của những gương hiếu học như:  Thúy Diễm, Võ Văn Bình, Trần Thanh Nhàn ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và nhiều tấm gương khác mà cuốn sách này giới thiệu đến bạn đọc. Đó là những câu chuyện thật về tấm gương hiếu học đã biết vượt qua mọi khó khăn để được đi học, để thực hiện ước mơ của bản thân . Họ đã thành công và điều quan trọng họ đã chiến thắng số phận, biết đứng lên, vượt qua khó khăn của chính mình.

Tập sách 50 gương hiếu học thời nay mà bạn đang cầm trên tay chính là bằng chứng cho thấy rằng vẫn có những tấm gương không bao giờ cam chịu trước nghịch cảnh ấy.

Đọc 50 gương hiếu học thời nay, ta thấy vẫn có một dòng chảy nghị lực âm thầm nhưng mãnh liệt đang tuôn ngầm trong những cảnh đời nghèo khó; và vẫn còn đó rất nhiều tâm hồn tinh khôi giữa cuộc đời bất hạnh, tuy khổ cực nhưng biết phấn đấu học tập, mơ ước đến một ngày mai tươi sáng hơn.

Hy vọng với cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về gương hiếu học của các bạn học sinh trên mọi miền đất nước. Qua đó góp phần giúp học sinh nhận thấy rằng không phải ai cũng được đến trường trong sự đầy đủ, có bố mẹ, hay bước đi trên con đường êm ái, nhưng họ vẫn muốn mỗi ngày được đến trường, được thực hiện những ước mơ của chính bản thân mình.

        Phụ trách thư viện

Đặng Thị Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Chủ Đề