Tam tạng thỉnh kinh ở đâu

Có thể nhiều người chưa biết, Đường Tăng là một nhân vật có thật trong lịch sử. Với tâm niệm một lòng hướng Phật, ông đã không quản ngại gian khó lặn lội đến Tây Trúc xa xôi trong hơn 14 năm để có thể hoàn thành tâm nguyện.

1. Cuộc đời, thử thách và sự nghiệp

Thật vậy, Trần Huyền Trang không chỉ là một nhân vật hư cấu trong bộ truyện kinh điển Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân mà còn là một người có thật và rất nổi tiếng thời Đường.

Trần Huyền Trang tên thật là Trần Huy [Có nơi ghi là Trần Vỹ] xuất thân khốn khó nhưng lại đam mê đạo Phật. Năm 10 tuổi đã theo anh trai tham gia kỳ thi độ tăng và là 1 trong 27 người có kết quả cao nhất.

Sau 3 năm thử thách, Trần Huy chính thức xuất gia và lấy hiệu là Huyền Trang, cùng hai anh trai tu tại chùa Tịnh Thổ. Năm 21 tuổi, ông dần nổi tiếng hơn vì có cuộc tranh luận về phật phápở Trường An.

Cũng từ đây, ông nhận ra rằng, mỗi người có một cách hiểu khác nhau về đạo Phật, gây ra nhiều mâu thuẫn.

Năm 629, ông quyết tâm sang Tây Trúc [Ấn Độ bây giờ], nơi được coi là nguồn gốc của đạo Phật, để giúp bá tánh có thể thống nhất 1 cách hiểu đúng nhất và chính xác nhất về kinh Phật.

Khác với trong Tây Du Ký, Đường Tăng được vua kết huynh đệ, tặng bát vàng, áo cà sa quý... thực tế là ông đã một mình một ngựa, quyết đi về Tây phương mà không nhận được bất kỳ sự ân chuẩn nào từ hoàng đế Đại Đường.

Trải qua bao nắng mưa khổ cực, tai họa chết người hay nhiều cám dỗ khó cưỡng, vẫn một lòng hướng Phật, quyết chí thỉnh kinh, Huyền Trang đã đến được cái nôi của Phật giáo.

Tại đây, ông được Giới Hiền đại sư, một vị cao tăng đức cao vọng trọng của chùa Na Lan Đà nhận làm đệ tử.

Năm 643, sau hơn 14 năm từ khi bắt đầu đi lấy kinh, Đường Tăng quyết định trở về quê hương cùng hơn 650 bộ kinh Phật từ Tây Trúc về Trường An.

Ông trở thành một đại sư về Phật học, đồng thời là một dịch giả nổi tiếng. Sự nghiệp dịch thuật của ông vô cùng đồ sộ với 75 bộ kinh Phật gồm 1335 quyển với hơn 1330 vạn chữ.

Phần lớn là dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Hán để truyền bá đạo Phật đến rộng rãi quần chúng nhân dân.

Ngoài ra, Huyền Trang còn dịch ngược bộ Đạo Đức Kinh và bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận từ tiếng Hán ra tiếng Phạn. Ông cũng là tác giả của bộ Đại Đường Tây Vực Du Ký gồm 12 quyển.

Bộ sách ghi lại đầy đủ những điều Đường Tăng thấy trong suốt những năm tháng đi thỉnh kinh như những chuyện ở Tân Cương, Afganistan, Pakistan, Nê pan và đặc biệt là Ấn Độ.

Đây là một tài liệu vô cùng quan trọng mà ông để lại cho hậu thế sau này.

2. Con đường Huyền Trang đã đi dài bao xa?

Ai cũng biết trong truyện Tây Du Ký, Đường Huyền Trang đã phải nếm trải bao khó khăn, cực nhọc để có thể đến được Tây Thiên [hay còn gọi là Tây Trúc]. Con đường ông đi dài dằng dặc. Vậy chính xác thì nó dài bao nhiêu?

Theo như chuyện kể lại, Đường Tăng đã phải vượt "mười vạn tám ngàn dặm" mới có thể lấy được hơn 650 bộ kinh Phật về đến quê hương. Thực chất, chúng ta có thể hiểu Huyền Trang đã phải đi qua 108.000 dặm mới thỉnh được kinh.

Với hệ đo lường cổ Trung Hoa, 1 dặm tương đương với khoảng nửa cây số bây giờ, tức xấp xỉ 500m. Vậy chúng ta dễ dàng tính được quãng đường mà Đường Tăng đã đi qua:

Quãng đường thỉnh kinh = 108.000 dặm x 0,5km = 54.000km.

Theo nhiều ghi chép, Đường Tăng đã vượt qua quãng đường này chỉ trong 2 năm. Hai năm để chinh phục 54.000 km, quả thật đây là một trong những con người có ý chí mạnh mẽ nhất thế giới.

Tất nhiên, cũng có thể 10 vạn 8 ngàn dặm đó chỉ là cách nói tượng hình, diễn tả quãng đường xa xôi, gian khó mà Đường Tăng đi qua.

Trái Đất và loài người có bị "nướng chín" nếu Mặt Trời "chết" đi?

Đố bạn biết: Bề mặt Mặt Trời với lõi Trái Đất, cái nào nóng hơn?
Chân dung chàng lãng tử "sát gái" nhất lịch sử châu Âu
Mẹo dùng đồ "quen mà lạ" cực chất không thể bỏ qua!

Home Hỏi Đáp Đường về tây trúc Ở Đâu, tây thiên trong tây du ký nằm Ở Đâu

“Tây Du Ký” là một trong những tác phẩm kinh điển nhất của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, bốn thầy trò Đường Tăng cuối cùng đã tới được Tây Trúc tu đắc chính quả sau khi trải qua vô vàn khó khăn và thử thách. Một số người nói rằng đây chỉ là tiểu thuyết hư cấu. Nhưng, kỳ thực trong lịch sử có một vị Đường Tăng đã mạo hiểm sinh mệnh, một thân một mình mà du hành hơn hai vạn dặm đường từ Trung Quốc tới Ấn Độ để mang kinh Phật về Trung Thổ.

Bạn đang xem: Đường về tây trúc Ở Đâu, tây thiên trong tây du ký nằm Ở Đâu

[Hình minh họa: Qua slide.fo.sina.com]Hành trình Đường Tăng đến Tây Trúc thỉnh kinh cũng được xem là quá trình tu luyện buông bỏ sinh tử của một người tu hành. Trong loạt bài này, xin trích dẫn những ghi chép về quá trình Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh để quý độc giả cùng tìm hiểu.

Xem thêm: Tại Sao Gió Lào Lại Nóng - Tại Sao Gió Lào Lại Khô Và Nóng

1. Được đặc cách trở thành tăng sư ở tuổi 13

Đường Tăng tên hiệu là Đường Tam Tạng, tên tục là Trần Danh Vĩ, là người huyện Câu Thị, Lạc Châu, Hà Nam. Hầu hết các tư liệu đều ghi chép rằng ông sinh vào năm 600 sau công nguyên, dưới thời Vua nhà Tùy là Tùy Văn Đế. Cũng có thuyết nói rằng ông sinh vào năm 602 hoặc 596 sau CN. Ông viên tịch vào năm 664 sau CN. Sau khi xuất gia, ông lấy pháp danh là Huyền Trang, vì vậy ông cũng được gọi là Pháp Sư Huyền Trang.Cha của Đường Tăng là người tận tâm với nho học và kinh thuật. Gia đình Đường Tăng có bốn anh em, người anh trai thứ hai của Đường Tăng xuất gia từ nhỏ, lấy pháp danh là Trường Tiệp và tu tại chùa Dương Tự ở Lạc Dương.Đường Tăng là con út trong gia đình. Từ nhỏ ông đã thông minh hơn người, tướng mạo phi phàm. Lên 8 tuổi, ông đã bắt đầu theo cha học tập một cách siêng năng không ngừng nghỉ.Một lần, cha ông kể với ông câu chuyện về Khổng Dung – vị quan nhà Đông Hán đã đứng dậy khỏi chỗ ngồi để thể hiện lòng kính trọng những bậc lão niên. Ngay khi Đường Tăng nghe được câu chuyện này, cũng lập tức đứng dậy khỏi chỗ mình đang ngồi. Cha ông thấy vậy liền hỏi nguyên do. Đường Tăng trả lời: “Khổng Dung đã rời khỏi chỗ ngồi để thể hiện lòng kính trọng với người nhiều tuổi hơn. Nay cha đã giảng giải cho con, làm sao con có thể ngồi?” Cha ông đã rất vui mừng và nói lời ngợi khen ông.Ngoài ra, khi còn thơ ấu Đường Tăng đã có tố chất đặc biệt, ông không chơi với những đứa trẻ nghịch ngợm và không nghe những tà ngôn mị ngữ, thường cùng người anh Trường Tiệp của mình học tập kinh điển Phật giáo.Vào thời đại nhà Tùy và nhà Đường, Phật giáo rất phát triển và rất thịnh hành. Triều đình thiết lập một chế độ thi cử nghiêm khắc để tuyển lựa những người muốn xuất gia và tu luyện tại các chùa. Người phàm muốn xuất gia học Phật cần phải tham dự vào các kỳ thi được tổ chức bởi triều đình. Chỉ những người vượt qua được các kỳ thi ấy mới được chấp nhận như là các vị tăng sư và được xưng là “Độ Tăng”.Vào năm thứ 10 triều đại Tùy Dương Đế [614 sau CN], triều đình bố cáo tìm kiếm mười Độ Tăng. Lúc đó, Trần Vĩ mới chỉ 13 tuổi và chưa đủ tuổi để trở thành Độ Tăng. Ông không được phép tham gia thi, thậm chí không được đi vào khu vực thi. Đường Tăng đã vô cùng thất vọng. Ông đi xung quanh trường thi và chẳng muốn dời đi.Chủ khảo cuộc thi là một vị đại quan tên là Trịnh Thiện Quả. Trịnh Thiện Quả cũng là một tín đồ Phật giáo. Khi nghe được chuyện của Đường Tăng, ông gọi vào nói chuyện.Sau khi trò chuyện, Trịnh Thiện Quả cảm thấy Đường Tăng là người hiền lành, cao quý, lại am hiểu văn chương và khác xa với người thường mặc dù còn rất ít tuổi. Trịnh Thiện Quả hỏi: “Tại sao cậu muốn trở thành tăng sư?”Đường Tăng đáp: “Chí nguyện của tôi là trở thành Như Lai trong tương lai xa và làm rạng danh Phật Pháp trong thời gian gần.”Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng khẩu khí của Đường Tăng lúc ấy đã thực sự rất lớn và làm cho vị quan chủ khảo kia kinh ngạc trong một hồi lâu. Cuối cùng, Trịnh Thiện Quả đã phá cách và cho phép Đường Tăng trở thành tăng sư.

2. Con đường đi thỉnh kinh “thập tử nhất sinh”

[Hình minh họa: Qua kknews]Sau khi trở thành tăng sư, Đường Tăng khi ấy lấy Pháp sư là Huyền Trang, đã dành thời gian đi nghe giảng kinh Phật và thăm các chùa khác nhau. Trong nhiều năm đi nghe như thế, ông cảm thấy những bài giảng mà bản thân nghe được ở các nơi là khác nhau, các trường phái khác nhau, các nhánh khác nhau đưa ra những giải thích khác nhau cho cùng một câu hỏi. Ông cảm thấy rằng rất khó để điều chỉnh những sự khác biệt này và quyết định sẽ du hành tới Ấn Độ để mang về các bản kinh nguyên gốc.Trong những năm Trinh Quán dưới thời vua Đường Thái Tông [627 sau CN], Đường Tăng hạ quyết tâm sẽ du hành tới Ấn Độ để mang về các bản kinh nguyên gốc. Nhưng lúc ấy, nhà Đường vừa mới dựng lập, khu vực biên giới đang ở trong tình trạng hỗn loạn, việc xuất quốc là bị nghiêm cấm một cách nghiêm ngặt. Đường Tăng đã hai lần gửi tờ sớ chính thức xin đi tới Ấn Độ thỉnh kinh. Nhưng cả hai lần, yêu cầu của ông đều bị từ chối. Muốn xuất quốc thì không còn con đường nào khác là phải bí mật rời khỏi đất nước.Năm ấy, nạn đói xảy ra. Triều đình cho phép người dân rời bỏ nhà cửa để mưu sinh ở khắp nơi. Đường Tăng tận dụng cơ hội ấy để rời kinh đô Trường An và du hành về phía tây. Ông từ Tây An vượt qua thành Tần Châu, Lan Châu và tới thị trấn biên giới Lương Châu. Ở đó, ông gặp được một người học võ, là người Tây Vực tên là Thạch Bàn Đà đã dẫn đường cho ông.Ngày nghỉ đêm đi, âm thầm xuất ra khỏi Ngọc Môn quan. Sau khi ra khỏi Ngọc Môn quan, Thạch Bàn Đà không thể chịu đựng những nỗi khổ của chuyến du hành xa xôi cách trở thêm nữa nên đã khăng khăng đòi bỏ cuộc. Anh ta chỉ ra một vài thành lũy có lính canh ở biên giới và khuyên Đường Tăng nên cẩn thận.Ngay sau đó, Đường Tăng bị một lính canh phát hiện ra. Cuối cùng, ông đã bị giam giữ lại và tra khảo. Nhưng trùng hợp là người lính này cũng là một Phật tử, nên khi nghe được chí nguyện kiên định của Đường Tăng là muốn đi Tây Trúc thỉnh kinh nên đã thả ông ra. Từ đó, Đường Tăng đi bộ ngày đêm không ngừng nghỉ. Ông cứ thẳng bước đi ba ngày ba đêm không nghỉ vậy mà vẫn không ra khỏi được sa mạc rộng 800 dặm.

Video liên quan

Chủ Đề