Tăng lương 2023 cho Quân đội

Tám Hiệp hội gồm: Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam đã có công văn CHH/14042022 gửi tới Thủ tướng Chính phủ về việc kiến nghị áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2023.

Theo nội dung công văn, ngày 12/4 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%. Tuy nhiên, các hiệp hội trên nhận thấy thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, các hiệp hội kiến nghị Thủ tướng xem xét và cân nhắc giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 1/1/2023, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

Lý giải về nguyên nhân kiến nghị được lùi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng sang năm 2023, tám hiệp hội cho rằng, trong 2 năm 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp rất khó khăn và kiệt quệ.

Hơn nữa, hiện nay tình trạng người lao động là F0 vẫn tiếp tục xảy ra, doanh nghiệp vẫn đang phải gồng mình đối phó với tình hình đó và kéo theo là tình trạng hậu Covid, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp.

Mặt khác, trong thời gian tới có thể sẽ xuất hiện làn sóng mới với biến chủng mới của dịch Covid-19, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm 2020 và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của người lao động và Nhà nước cũng đang nỗ lực kiểm soát lạm phát.

“Các doanh nghiệp không thể xoay sở kịp để thay đổi chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất do thời điểm đã đến quá gần, do tất cả các phương án sản xuất, tài chính và đơn hàng của chúng tôi đều được xây dựng từ cuối năm trước”, công văn nêu rõ.

Hiện nay các doanh nghiệp đều đã thực hiện tăng lương đầu năm 2021, 2022. Đồng thời hợp đồng với các đối tác bao gồm giá hàng hoá... đều đã được chốt và ký với các đối tác từ đầu năm nên không thể tăng giá bán hàng hoá được.

Các hiệp hội cũng cho rằng, tăng lương thời điểm giữa năm như tháng 7 này sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình huống vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải hủy bỏ ngang hợp đồng vì chi phí không đảm bảo, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động và sự tồn vong của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động, tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản vì không thể lo nổi chi phí nhân công. Điều này sẽ dẫn đến khả năng hàng chục nghìn người lao động không có việc làm.

Trước đó, tại phiên họp lần hai hôm 12/4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1/7/2022 để trình Chính phủ.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng ở 4 vùng nếu được Chính phủ thông qua sẽ lần lượt tăng thêm như sau: Vùng 1 tăng 260.000 đồng, từ mức 4,42 triệu đồng lên 4,68 triệu đồng. Vùng 2 tăng 240.000 đồng, từ 3,92 triệu đồng lên 4,160 triệu đồng. Vùng 3 tăng 210.000 đồng, từ 3,43 triệu đồng lên 3,64 triệu đồng. Vùng 4 tăng 180.000 đồng, từ 3,07 triệu đồng lên 3,250 triệu đồng.

Trao đổi sau phiên họp lần hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia hôm 12/4, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] cũng cho biết, các doanh nghiệp đều mong muốn có sự điều chỉnh lương tối thiểu từ đầu năm 2023, còn nếu tăng từ 1/7/2022 doanh nghiệp phải điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh.

“Chúng tôi sẽ có chia sẻ, thông tin đầy đủ để cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thanh, hiểu đúng và trúng chính sách này để chia sẻ với người lao động, Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan, để chúng ta duy trì được mức độ phục hồi và phát triển hơn nữa cho thị trường lao động, đảm bảo được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung”, ông Hoàng Quang Phòng nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Hội đồng đã bỏ phiếu thống nhất về mức đề xuất cũng như thời điểm áp dụng việc tăng lương, trong đó 15/17 thành viên Hội đồng đồng ý tăng lương tối thiểu vùng ngay từ 1/7/2022, áp dụng tới hết năm 2023, chỉ 2/17 thành viên chọn phương án tăng lương từ 1/1/2023.

Do nguyên tắc quyết định theo đa số, Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất thời điểm tăng là từ 1/7/2022, áp dụng tới 31/12/2023.

Mức tăng được đề xuất là 6% thể hiện sự nhượng bộ của các bên, người lao động có điều kiện cải thiện phần nào đời sống sau một thời gian dài khó khăn do Covid-19. Người sử dụng lao động cũng có thể cân đối lại ngân sách, đảm bảo phục hồi sản xuất và ổn định nhân lực.

Đề xuất khởi động cải cách tiền lương vào năm 2023

Sau hai năm liên tiếp lùi cải cách tiền lương, Chính phủ cần chuẩn bị nguồn lực để năm 2023 thực hiện vào đầu hoặc giữa năm, theo ông Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội

  • Nội dung chính

    • Đề xuất khởi động cải cách tiền lương vào năm 2023
    • Sau hai năm liên tiếp lùi cải cách tiền lương, Chính phủ cần chuẩn bị nguồn lực để năm 2023 thực hiện vào đầu hoặc giữa năm, theo ông Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội
    • Video liên quan

Kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra đã đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Chủ trương cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lao động trong doanh nghiệp được Trung ương đề ra tại Nghị quyết 27, từ năm 2018; thời gian dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương này đã phải lùi lại hai năm liên tiếp. Ban đầu Trung ương dự kiến lùi thời điểm cải cách tiền lương một năm so với mục tiêu ban đầu, tức là từ 1/7/2022 thay vì 1/7/2021. Sau đó các cấp có thẩm quyền tiếp tục quyết định chưa thực hiện trong năm 2022.

Lương cơ sở điều chỉnh hai mươi năm qua. Đồ họa: Tiến Thành

Nghị quyết của Quốc hội nêu sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào "thời điểm phù hợp", không xác định cụ thể thời gian. Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đề xuất, nếu đại dịch được khống chế và kinh tế phục hồi, Trung ương nên chuẩn bị nguồn lực để bắt đầu cải cách vào thời điểm đầu hoặc giữa năm 2023.

Theo ông, mục tiêu và lộ trình cải cách đều đã có, các khâu kỹ thuật cũng không phải vấn đề lớn, song nền kinh tế sau đại dịch sẽ có nhiều nhiệm vụ ưu tiên khác nhau, do vậy để đưa vấn đề tiền lương vào nhóm việc cần làm thì "phải chuẩn bị nguồn lực và sự quyết tâm của cả hệ thống".

"Việc cải cách tiền lương khu vực công phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách, nếu sản xuất tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu sẽ rất khó thực hiện, do vậy chúng ta phải chủ động chuẩn bị nguồn lực ngay từ bây giờ", ông nói thêm, và cho rằng thực chất cải cách tiền lương là động lực của cải cách bộ máy hành chính, do vậy, không nên trì hoãn quá lâu việc này.

Một yếu tố quan trọng khác để cải cách tiền lương, theo ông Huân là cần xem lại "biên chế tinh gọn thực chất hay chưa". "Chỉ cần tinh giản được 10% biên chế, sẽ có khoản đáng kể để tăng lương. Các khu vực sự nghiệp như giáo dục, y tế, Nhà nước chỉ bao cấp một phần còn lại để các đơn vị tự chủ", ông nói.

Với kịch bản không mong muốn là kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, ông Huân nói thời điểm cải cách tiền lương có thể lùi tiếp, song "nên tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức vì thời gian tạm dừng điều chỉnh đã quá lâu". Trong kịch bản này, việc cải cách tiền lương theoNghị quyết 27chưa thực hiện, cách tính lương khu vực công vẫn như hiện nay [lương = lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp nếu có], tuy nhiên cần tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức mới.

Về định hướng cải cách tiền lương sau năm 2022, ông Huân cho hay Trung ương đã quyết định thiết kế cơ cấu tiền lương mới khu vực công gồm lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương], các khoản phụ cấp [chiếm 30%]; bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

Việc cải cách sẽ tiến tới xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Bảng lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, trong đó bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Trung ương cũng định hướng xây dựng ban bảng lương khác nhau, gồm bảng lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo [bầu cử và bổ nhiệm]; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức; bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Theo ông Huân, việc quy định lương bằng lương cơ sở nhân hệ số nhiều năm liền đã không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Lương trả theo hệ số và cào bằng cả hệ thống công chức cùng hưởng lương như nhau, dù trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc mỗi người khác nhau. Do vậy, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay sẽ giúp bảng lương mới khắc phục được các hạn chế vừa nêu, đồng thời khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Phạm Minh Huân. Ảnh: Xuân Hoa

Một điểm mới của cải cách tiền lương tới đây là đối với khu vực công sẽ không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề. Trước năm 1993, bên cạnh lương có khoảng 50 loại phụ cấp, dù đã được cắt giảm đi nhiều song sau đó lại phát sinh. Tất cả đều do ngân sách chi trả. Mức lương cơ sở hiện duy trì 1,49 triệu đồng, song các chế độ phụ cấp đi kèm có khoảng 20 loại.

Nghịch lý lương không đủ sống mà phụ cấp quá nhiều, được cho xuất phát từ sự quản lý không cân đối, áp lực lương thấp đè nặng buộc các ngành phải tìm cách bổ sung phụ cấp. Tới đây, cùng với bảng lương mới, các cơ quan sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Dự kiến trong năm đầu tiên thực hiện cải cách, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp, sau đó tăng dần theo lộ trình 5 năm.

Với khu vực doanh nghiệp áp dụng lương tối thiểu vùng, lộ trình cải cách đặt ra từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Song hai năm qua, mức lương tối thiểu vùng chưa thể tăng, vẫn giữ nguyên mức cũ với bốn vùng. Vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay các cơ quan đang thí điểm cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp ở 3 tập đoàn để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai trên quy mô cả nước.

Theo ông Dung, lương của doanh nghiệp thời gian tới sẽ có thay đổi rất căn bản. Lương được xác định chính là giá cả của sức lao động, theo nguyên tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Người lao động được tăng lương dựa trên tốc độ tăng năng suất lao động, chỉ số giá cả, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Một dãy phòng trọ của công nhân Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM, thời điểm dịch chưa bùng phát. Ảnh: Hữu Khoa

Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân phân tích, lương trong khu vực doanh nghiệp những năm qua cơ bản vẫn do thị trường quyết định. Nhà nước can thiệp vào lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động không bị bần cùng hóa hay nghèo đi. Phần còn lại thị trường tự điều phối, song phụ thuộc vào hai bên: Sức khỏe của doanh nghiệp và khả năng thương lượng của người lao động.

Với lao động chuyên môn cao, những năm qua cũng đã tự thương lượng được với giới chủ. Bằng chứng là thị trường cần trình độ nào thì thuê lao động ở trình độ đó, không đáp ứng được sẽ bị đào thải. Điều này bắt buộc đào tạo những năm tới phải đổi mới, gắn với nhu cầu của thị trường, tránh lãng phí.

Với lao động chuyên môn thấp, cần thiết phải có tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động đứng ra thương lượng với giới chủ. Tổ chức này nằm trong doanh nghiệp, do người lao động tự thành lập, tham gia, như quy định của Bộ luật Lao động 2019. "Từ trước đến nay, người lao động luôn ở trong thế yếu, nên nếu trả lương theo sức lao động, vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động thương lượng với giới chủ về tiền lương là cực kỳ quan trọng", ông Huân nói.

Theo ông, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự nhận thức trách nhiệm xã hội qua vấn đề lương, phúc lợi xã hội để giữ chân lao động. Việc các cơ quan nhà nước cần làm là tăng cường kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin thị trường, giúp người lao động có cơ sở thương lượng với giới chủ.

Chủ Đề