Tạp chí khoa học Kinh tế và Kinh doanh

Trong gần hai thập kỷ hoạt động dưới sự quản lý của Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – một tạp chí khoa học liên ngành được thành lập từ năm 1985 của ĐHQGHN, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Thời gian tới, với định hướng phát triển trở thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN xác định mục tiêu của Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh là được chấp thuận chỉ mục vào Hệ thống trích dẫn khoa học các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN Citation Index – ACI] trong giai đoạn 2023-2025 và các hệ thống trích dẫn quốc tế uy tín như Web of Science/ISI, Scopus trong giai đoạn 2027-2030.

MỤC ĐÍCH

Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh là diễn đàn công bố, giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế và kinh doanh của các tác giả trong nước và quốc tế; xác lập uy tín khoa học và nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học; là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương lai; đồng thời là công cụ hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.

PHẠM VI CÔNG BỐ

Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh khuyến khích các nhà khoa học công bố các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về các chủ đề thuộc lĩnh vực kinh tế và kinh doanh ở phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia và cả ở địa phương; đồng thời chào đón các nghiên cứu có giá trị về mặt chính sách từ các nhà nghiên cứu và về mặt thực tiễn đến từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức thuộc khu vực công và tư, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. 

Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh được xuất bản định kỳ 6 số/năm, trong đó 3 số tiếng Việt xuất bản vào các tháng 2, 6, 10 và 3 số tiếng Anh vào các tháng 4, 8 và 12. Hiện nay Tạp chí không thu phí gửi bài. Là ấn phẩm truy cập mở hoàn toàn, Tạp chí cho phép hiển thị tối đa nội dung các bài báo đã xuất bản nhằm khuyến khích độc giả tiếp cận để tham khảo và chia sẻ.

Hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh không thu bất kỳ khoản phí nào đối với các bài báo được chấp nhận đăng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Tạp chí có thể yêu cầu tác giả bồi hoàn khoản phí phản biện và hiệu đính nếu tác giả rút bài đăng sau khi được chấp nhận xuất bản với lý do mà Tổng Biên tập không chấp nhận.

Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh đăng tải các bài báo thuộc các lĩnh vực cụ thể: Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý Kinh tế, Tài chính, Tổ chức, Bảo hiểm, Đầu tư, Lý thuyết và Chính sách Tiền tệ, Bất động sản...

QUY TRÌNH XUẤT BẢN

Quy trình xuất bản của Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh được chia làm 3 giai đoạn chính: [1] Giai đoạn 1 - Sơ loại; [2] Giai đoạn 2 - Phản biện; [3] Giai đoạn 3 - Duyệt đăng và xuất bản. Tất cả các giai đoạn trong quy trình xuất bản của Tạp chí đều được hiển thị đầy đủ trên hệ thống gửi bài trực tuyến để tác giả có thể theo dõi tình trạng bài viết.

SƠ LOẠI

  • Ban trị sự tiếp nhận bài viết và đánh giá sơ loại về chủ đề, bố cục và thể thức để xem bài viết có đạt yêu cầu gửi phản biện hay không. 

PHẢN BIỆN

  • Tổng Biên tập đề xuất từ 1-2 chuyên gia phản biện độc lập trong lĩnh vực liên quan đánh giá bài viết [phản biện kín].
  • Ban trị sự thông báo với tác giả về ý kiến đánh giá của phản biện và Tổng Biên tập [nếu có].
  • Tác giả tiến hành sửa chữa bài viết tùy theo mức độ yêu cầu chỉnh sửa.

DUYỆT ĐĂNG VÀ XUẤT BẢN

  • Tổng Biên tập duyệt các bài viết đã được tác giả chỉnh sửa và phản biện chấp nhận đưa vào danh mục bài đăng.
  • Ban trị sự triển khai biên tập nội dung và thể thức bài viết.
  • Ban trị sự liên hệ chuyên gia nước ngoài hiệu đính tiếng Anh.
  • Ban trị sự triển khai dàn trang, đọc bông, hoàn thiện bài viết.
  • Tổng Biên tập đọc duyệt các bài viết trước khi xuất bản.
  • Ban trị sự đăng tải các bài viết được duyệt đăng trên hệ thống xuất bản trực tuyến, triển khai in ấn và phát hành theo quy định.

Tổng thời gian thực hiện quy trình xuất bản cho 1 kỳ của Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh kéo dài trong khoảng 2-3 tháng. Trong một số trường hợp, các bài viết được chấp nhận đăng sẽ được xếp công bố muộn hơn tùy theo quyết định của Tổng Biên tập.

     


 


Thông báo


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ KINH DOANH CHÂU Á

“The International Journal Devoted to the Study and Promotion of Business and Economic Sustainability”

Tôn chỉ & Mục đích

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á [Journal of Asian Business and Economic Studies – JABES] – tiền thân là Tạp chí Phát triển kinh tế [Journal of Economic Development – JED], trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đây là Tạp chí khoa học về lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bao gồm hai phiên bản: Phiên bản tiếng Việt [JABES-V] và Phiên bản tiếng Anh [JABES-E]. JABES-V xuất bản 12 số/năm, được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm cao nhất trong các Tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam. JABES-E phát hành 4 số/năm trên hệ thống Nhà xuất bản Quốc tế Emerald từ tháng 5/2018 và đã chào đón cộng đồng học giả toàn cầu.

JABES định hướng xuyên suốt các nghiên cứu về giải pháp chính sách và hàm ý quản trị tiềm năng cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn và đồng thời JABES luôn nỗ lực tìm kiếm các tiếp cận nhằm cải thiện tính bền vững và đổi mới sáng tạo theo thông lệ nghiên cứu quốc tế của lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.

Quan điểm JABES theo đuổi định hướng “Phát triển bền vững” và “Đổi mới sáng tạo” hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của các quốc gia, các khu vực và toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là một quá trình mà tất cả cộng đồng khoa học và thực tiễn đều nỗ lực thay đổi hướng đến lợi ích lâu dài của quốc gia, khu vực kinh tế, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp, và các cá nhân.

JABES kỳ vọng nhận được các bài báo nghiên cứu về các chủ đề kinh tế và kinh doanh ở phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia, và cả ở địa phương; đồng thời, JABES cũng chào đón các nghiên cứu có giá trị về mặt chính sách từ các nhà nghiên cứu và thực tiễn đến từ các tổ chức quốc tế, chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực công và tư, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. JABES luôn mong đợi các đề xuất và gợi ý chính sách và các hàm ý quản trị cho lĩnh vực kinh tế và kinh doanh từ các bài viết là kết quả phân tích cẩn trọng dựa trên khung lý thuyết chuẩn và bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm theo thông lệ quốc tế.



Các bài báo sắp xuất bản

Quyền miễn trách nhiệm

Thông tin và nội dung được giới thiệu trong các ấn phẩm của JABES phản ánh quan điểm của tác giả và cộng sự. Vì vậy, JABES không chịu trách nhiệm đối với những sai sót và hệ quả phát sinh từ vấn đề sử dụng thông tin trong các bài viết.

JABES không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý về sự sai sót và thiếu chính xác của các dữ liệu, thông tin, đánh giá, hay nhận định bắt nguồn từ độ tin cậy của thông tin cũng như quan điểm được thể hiện trong các bài viết.

Số sắp tới:

Tháng 9/2022

Năm thứ 33, Số 9

Các số trước:

Tháng 8/2022

Năm thứ 33, Số 8

Tháng 7/2022

Năm thứ 33, Số 7

Tháng 6/2022

Năm thứ 33, Số 6

Tháng 5/2022

Năm thứ 33, Số 5

Chất lượng thể chế và lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia – Bằng chứng tại Việt Nam [trang *-*]

Huỳnh Thị Diệu Linh

Bản điện tử: 29 Jun 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Bài viết đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế tại Việt Nam đến quyết định lựa chọn nước ta làm địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia [MNC] từ 18 đối tác đầu tư chính trong giai đoạn 2013-2020. Chất lượng thể chế được đo lường thông qua Chỉ số quản trị thể chế toàn cầu [Worldwide Governance Indicators] của Ngân hàng Thế giới. Dựa trên mô hình lực hấp dẫn mở rộng [augmented Gravity Model] và phương pháp hồi quy Hiệu ứng ngẫu nhiên [Random effect] dạng bảng, kết quả ước lượng khẳng định tầm quan trọng của môi trường thể chế tác động đến quyết định lựa chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư của các MNC khi 5/6 chỉ tiêu chất lượng thể chế có ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, trong khi kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị và chất lượng lập pháp có tác động tích cực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] vào Việt Nam, thì trái với dự đoán khi hiệu quả chính phủ và chất lượng hành pháp lại có tác động tiêu cực đến việc thu hút nguồn vốn này.


Ứng dụng mô hình giá trị, thái độ và hành vi [VAB] trong nghiên cứu hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng ở Việt Nam [trang *-*]

Nguyễn Viết Bằng & Bùi Hồng Linh

Bản điện tử: 29 Jun 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được các hậu quả về môi trường và xã hội của việc mua hàng của họ. Dựa trên mô hình lý thuyết giá trị, thái độ và hành vi [VAB], bài viết thực hiện nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng ở Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 333 người tiêu dùng. Kết quả cho thấy: Thái độ đối với các vấn đề môi trường, Thái độ đối với các lợi ích sinh thái - xã hội, và Thông tin sản phẩm xanh có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa Ý thức môi trường, Thái độ đối với quảng cáo xanh, Thái độ đối với các vấn đề môi trường, Thái độ đối với các lợi ích sinh thái-xã hội. Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết có giá trị về tác động của các yếu tố đối với hành vi mua hàng xanh.


Sự trải nghiệm và hành vi gắn kết khách hàng – Vai trò của Thuyết bản sắc Xã hội: Nghiên cứu thực nghiệm Dịch vụ du lịch sức khoẻ trong bối cảnh hậu Covid-19 [trang *-*]

Vũ Thị Mai Chi & Trần Hà Minh Quân

Bản điện tử: 29 Jun 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Nghiên cứu đã dựa vào Thuyết bản sắc xã hội để kiểm tra mối quan hệ giữa trải nghiệm khách hàng và hành vi gắn kết khách hàng của dịch vụ du lịch sức khoẻ trong bối cảnh hậu Covid-19. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được phối kết hợp để thực hiện nghiên cứu. Bộ dữ liệu được thu thập từ cuộc khảo sát với 198 du khách đã được phân tích mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần [PLS-SEM]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa trải nghiệm khách hàng và hành vi gắn kết khách hàng thông qua vai trò trung gian của nhận diện khách hàng-nhân viên và nhận diện khách hàng-tổ chức. Từ kết quả tìm thấy, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị trong ngành dịch vụ du lịch sức khoẻ nhằm thiết kế trải nghiệm khách hàng phù hợp để làm gia tăng hành vi gắn kết khách hàng trong bối cảnh hậu Covid-19. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


Phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam. Góc nhìn từ hành vi khách hàng [trang *-*]

Nguyễn Hoàng Việt & Vũ Tuấn Dương & Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt & Ngô Thế Sơn

Bản điện tử: 29 Jun 2022 | DOI:

Tóm tắt | Bài viết | PDF[0K]

Tóm tắt

Chuyển đổi hành vi sử dụng định hướng năng lượng tái tạo được xem là giải pháp chiến lược giúp các quốc gia đảm bảo an ninh năng lượng và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến dự định hành vi sử dụng năng lượng mặt trời áp mái tại thị trường Việt Nam. Trên cơ sở mở rộng mô hình hành vi có hoạch định, kết quả phân tích mô hình SEM với dữ liệu sơ cấp từ 515 khách hàng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chuẩn chủ quan, thái độ được chứng minh có khả năng thúc đẩy đáng kể dự định hành vi của khách hàng. Ngược lại, rào cản về giá lại được kết luận có vai trò kìm hãm. Đặc biệt, tác động của niềm tin thương hiệu đến dự định hành vi là không rõ ràng. Cuối cùng, kiến thức về môi trường được kết luận có thể hạn chế đáng kể các cảm nhận rào cản về giá. Ngoài việc bổ sung kiến thức về hành vi sử dụng năng lượng tái tạo tại nền kinh tế mới nổi, các khám phá giúp đưa ra một số hàm ý cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong hoạt động phát triển thị trường và xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo tại Việt Nam.



08/03/2022

27–28/8/2021

08/06/2021

Video liên quan

Chủ Đề