Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương

Huyện Lạc Dương [Lâm Đồng] cho biết đang mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, du lịch nhưng điều kiện tiên quyết là không phá rừng.

Lạc Dương, nơi tọa lạc của núi Bidoup - được mệnh danh nóc nhà Tây Nguyên và là huyện sở hữu nhiều núi cao nhất vùng Nam Tây Nguyên, đang tích cực kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, du lịch. Tuy nhiên, địa phương thực hiện chủ trương kêu gọi các dự án đầu tư không tác động đến rừng.

"Chúng tôi sẽ cố gắng phát triển theo hướng là không sử dụng nhiều đất và theo hướng không chuyển mục đích sử dụng đất rừng để phát triển các hoạt động về kinh tế", ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết tại tọa đàm "Tiềm năng vùng đất Lạc Dương" chiều 16/4.

Ông Hoài giải thích, toàn bộ lưu vực của huyện Lạc Dương là khởi nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai, cung cấp nước cho TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương sử dụng. Vì vậy, Lạc Dương vẫn tiếp tục chủ trương về dài hạn là duy trì độ che phủ rừng 85%, thuộc hàng cao nhất cả nước.

Đến nay, huyện đã thu hút 68 dự án đến địa bàn với tổng số vốn đăng kí 6.400 tỷ đồng, tổng diện tích thực hiện 6.327 ha. UBND Lạc Dương khẳng định, tất cả dự án đều đảm bảo hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ rừng.

Về lợi thế đầu tư vào nông nghiệp, lãnh đạo Lạc Dương cho biết, với độ cao từ 1.500 m trở lên, huyện có lợi thế phát triển các loại rau ôn đới và á nhiệt đới theo hướng công nghệ cao. Huyện có gần 930 ha sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, đạt thu nhập bình quân 300 triệu đồng một ha mỗi năm. Trong đó, diện tích trồng rau đạt 500-800 triệu và hoa là 800 triệu đến một tỷ đồng mỗi ha một năm. Thậm chí có diện tích thu được đến 2 tỷ đồng mỗi năm, như với hoa ly.

Tuy nhiên, công nghệ chế biến sau thu hoạch của huyện còn hạn chế. Toàn huyện chỉ mới có 3 công ty sơ chế, chế biến cà phê và chưa có nhà máy chế biến rau củ quả nào. "Nếu nói đất nông nghiệp thì Lạc Dương không lớn, chỉ có 15.000 ha phục vụ nông nghiệp, du lịch. Vì vậy, chúng tôi chỉ phát triển những cây trồng lợi thế, đặc biệt là thu hút đầu tư vào chế biến. Còn lại, chúng tôi dành quỹ đất để phát triển du lịch", ông Hoài nói.

Cùng với đó, huyện này đang muốn tìm kiếm các đối tác tại thị trường lớn như TP HCM để liên kết tạo ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tạo liên kết chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm. "Chúng tôi còn thiếu liên kết và thiếu đầu ra", ông Phạm Triều, Bí thư huyện Lạc Dương xác nhận.

Ông Phạm Triều, Bí thư huyện Lạc Dương [Lâm Đồng] tại buổi tọa đàm chiều 16/4. Ảnh: Tuổi trẻ.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hiền Thi cho biết, vùng này có điều kiện thuận lợi cho sản xuất rau củ quả công nghệ cao nhờ nguồn nước dự trữ cho tưới tiêu, đất giàu dinh dưỡng và không thiếu nhân lực.

"Nhưng chúng tôi cũng còn gặp khó khăn như chưa tiếp cận được nhiều đối tác tiêu thụ. Chúng tôi kỳ vọng được tạo điều kiện kết nối, đưa hàng hóa đi xa hơn", bà Hiền nói.

Về lợi thế du lịch, huyện vốn nổi tiếng với núi Bidoup được mệnh danh "Nóc nhà Tây Nguyên" với độ cao gần 3.000 m so với mực nước biển; Lang Biang – Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam; Khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư, khai thác...cùng các sản vật, văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Kêu gọi đầu tư vào tỉnh này, ông Sử Thanh Hoài nói rằng địa phương quyết định cho thuê môi trường rừng để khai thác hoạt động du lịch sinh thái. Doanh nghiệp vào thuê sẽ được làm công trình trên đất trống mà không được chặt rừng. Thứ hai, họ khuyến khích du lịch canh nông để vừa làm nông nghiệp vừa phát triển du lịch.

Mai anh đào trên triền núi Langbiang ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng nở rộ đầu năm 2021.

"Chúng tôi lấy du lịch dã ngoại và sinh thái, gắn với cảnh quan sinh thái tự nhiên của địa phương là mũi nhọn nồng cốt, chứ không thể làm du lịch theo kiểu xây dựng đường phố sang trọng, hiện đại", ông Phạm Triều cho biết thêm.

Đóng góp với định hướng này, bà Liêu Thị Phượng, Tổng giám đốc Charm Group cho rằng, địa phương có thể xây dựng những mô hình du lịch với những ngôi nhà nhỏ dưới tán rừng, trồng rau xanh để thu hút du khách. "Nếu đi theo hướng này, tôi nghĩ sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư", bà Phượng nói.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch công ty du lịch Lửa Việt tán thành ý tưởng du lịch lấy rừng làm chủ đạo. Theo ông Mỹ, nơi đây phù hợp tổ chức các tour đạp xe vào rừng, ngủ lều, mô hình gardenstay, tức lưu trú tại các trang trại vườn rau, vườn trái cây nhưng phải theo hướng canh tác thuận thiên. "Ngoài ra, cần phải quan tâm đến doanh thu tính trên đầu khách để đo đếm hiệu quả của du lịch. Phải có các dịch vụ để thu hút khách đến lưu trú", ông Mỹ nói.

Thực tế, mô hình du lịch sinh thái, gắn với cảnh quan tự nhiên đã có những thành công nhất định ở Lạc Dương. Khu du lịch Làng Cù Lần, được ông Văn Tuấn Anh đầu tư cách đây 21 năm với 200 ha trong rừng vẫn đang là điểm đến khá hút khách.

Ở năm đầu tiên ra đời, Làng Cù Lần chỉ đón khoảng 60.000 khách một năm, nhưng đến 2019, Làng Cù lần đã đón 500.000 khách mỗi năm. Ông Anh cũng là người ủng hộ chủ trương kêu gọi đầu tư không phá rừng. "Tôi cho rằng hãy giữ gìn điều tốt đẹp nhất của tự nhiên ở Lạc Dương, thì sẽ thành công", ông nói.

Bí thư Lạc Dương, ông Phạm Triều thừa nhận huyện vẫn là vùng kinh tế khó khăn nên vẫn rất sẵn lòng chào đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu. Địa phương sẽ cung cấp tất cả thông tin cần thiết để doanh nghiệp xem có phù hợp hay không.

"Tỉnh Lâm Đồng cũng đã có chủ trương sẵn sàng cho chấm dứt đầu tư nếu dự án không hiệu quả hoặc để rừng bị phá nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới", ông Triều nói về quan điểm chung của tỉnh này.

Viễn Thông

Trong thời gian qua, hàng chục ngàn hécta rừng Tây Nguyên đã bị tàn phá, xâm chiếm và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì thế, hạn hán và lũ lụt đang chực chờ gây hại cho cuộc sống người dân nơi đây. Nếu không sớm đóng cửa rừng Tây Nguyên, những hệ quả đó sẽ xảy đến trong một ngày không xa.

Mỗi năm mất gần 50.000ha rừng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, diện tích và chất lượng rừng Tây Nguyên tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Tính đến ngày 31-12-2014, Tây Nguyên còn hơn 2,25 triệu ha rừng tự nhiên, giảm 273.000ha so với năm 2010. Trong đó: Diện tích rừng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng 110.000ha [để trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả…]; do quy hoạch địa phương là 37.800ha [xây dựng thủy điện, công trình giao thông, công trình công cộng…], do phá rừng và lấn chiếm đất rừng là 122.900ha [chiếm 45%]… Trong vòng 5 năm [từ 2010-2014], trữ lượng rừng Tây Nguyên cũng giảm hơn 57 triệu m3 [giảm từ 327 triệu m3 năm 2010 xuống 270 triệu m3 năm 2015].

Nhiều cánh rừng phòng hộ ở huyện Kon Plông [tỉnh Kon Tum] phải “hy sinh” để xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum Ảnh: CÔNG HOAN

Còn ông Ngô Đông Hải, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết: Rừng Tây Nguyên đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng và đa dạng sinh học rừng. Tỷ lệ rừng gỗ loại giàu chỉ còn 10,4%, loại trung bình 22,7%, còn lại gần 67% thuộc loại nghèo kiệt. Trong khi đó, việc chặt phá rừng trái phép vẫn tiếp diễn nhiều năm và có xu hướng phức tạp hơn. Việc mất rừng do chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất, chuyển đổi rừng nghèo sang trồng 72.000ha cao su, chuyển đổi 8.000ha xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện đã làm cho hàng chục ngàn hécta rừng bị ngập trong lòng hồ, hàng chục ngàn hécta bị triệt phá.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, việc chuyển đổi rừng ồ ạt đã làm giảm sút nghiêm trọng diện tích và chất lượng rừng Tây Nguyên. Do nôn nóng trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, việc thực hiện các dự án chuyển đổi rừng, nhất là các dự án chuyển đổi rừng trồng cao su, đã triển khai ồ ạt và không tuân thủ các quy định của Nhà nước. Trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương khi tổ chức triển khai nhiều dự án chưa đúng với quy định của Nhà nước về vấn đề quy hoạch, đánh giá tác động môi trường, tổ chức tận thu gỗ. “Ở một số địa phương còn có hiện tượng “lách luật” trong việc giao dự án khi chia nhỏ dự án dưới 1.000ha, cho dù trong vùng cùng chuyển đổi có quy mô hàng ngàn hécta, hoặc giao cho doanh nghiệp tự khảo sát và lập dự án. Trong khi đó, một số địa phương buông lỏng quản lý và không kiểm tra năng lực tài chính của các doanh nghiệp được giao rừng. Một số chủ dự án thiếu năng lực tài chính, thiếu nhân lực lao động tham gia thực hiện dự án. Nhiều chủ dự án để cán bộ làm ngơ, tiếp tay cho hành vi phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho hay.

Đóng cửa rừng là cần thiết

Tại hội nghị về “Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu” được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột vào ngày 20-6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên Tây Nguyên và không chuyển đổi hơn 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác, trừ các dự án quan trọng liên quan an ninh. Không có chủ trương chuyển rừng nghèo, rừng cạn kiệt sang trồng cây công nghiệp. Yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, công an, kiểm sát, tòa án, quân đội… vào cuộc đấu tranh nâng cao trách nhiệm được giao ngăn chặn tàn phá rừng đã và đang xảy ra, làm rõ trách nhiệm từng diện tích, từng địa bàn rừng bị mất. Rà soát lại giấy phép các cơ sở chế biến gỗ tự nhiên, qua đó phát hiện những sai phạm để xử lý. Ngừng cấp phép cho các thủy điện liên quan đến chiếm đất rừng và rừng, yêu cầu các dự án thủy điện thực hiện nghiêm trồng rừng thay thế. Kiên quyết thu hồi giấy phép đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế.

Ông Ngô Đông Hải cũng cho rằng việc Chính phủ ra lệnh đóng của rừng Tây Nguyên là rất cần thiết. “Tây Nguyên được coi là nóc nhà của Đông Dương, việc bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Vì rừng không những bảo vệ cho Tây Nguyên mà còn chi phối lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Đặc biệt, rừng ở đây còn gắn với không gian văn hóa cồng chiêng, tín ngưỡng, không gian sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên”, ông Hải chia sẻ.

Còn ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn - Đắk Lắk, cho hay: “Chủ trương đóng cửa rừng Tây Nguyên đã có từ năm 2014, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ và Bộ NN-PTNT trong công tác bảo tồn rừng Tây Nguyên. Không chỉ có cá nhân tôi, các tổ chức quốc tế, các đơn vị quản lý rừng đều tán thành và rất đồng tình với chỉ đạo đóng tất cả cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ”.

CÔNG HOAN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề