Thai 22 tuần phát triển như thế nào năm 2024

Thai nhi 22 tuần là giai đoạn bé đã có những phát triển hoàn thiện hơn. Giai đoạn này, mẹ bầu cũng trở nên nặng nề và gặp nhiều trở ngại hơn trong sinh hoạt.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần

Thai nhi 22 tuần đã có cân nặng khoảng 450g và chiều dài cơ thể hơn 28 cm, tương đương với kích thước của một quả đu đủ nhỏ. Trong giai đoạn này các giác quan về di chuyển của bé đã phát triển rất mạnh mẽ. Cũng chính vì vậy mà thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được sự di chuyển của mẹ. Sự di chuyển của thai nhi tuần 22 cũng trở nên linh hoạt hơn, thậm chí mẹ có thể cảm nhận và nhìn thấy sự di chuyển của thai nhi trong bụng của mình.

Thai 22 tuần phát triển như thế nào năm 2024

Thai nhi 22 tuần đã có những di chuyển linh hoạt hơn

Trong giai đoạn này, các mạch máu ở phổi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển, sẵn sàng cho hoạt động thở của trẻ. Tai của bé cũng trở nên nhạy cảm hơn, điều này là sự chuẩn bị của bé để sẵn sàng tiếp xúc với những âm thanh của thế giới bên ngoài. Vì vậy, ở thời điểm thai nhi 22 tuần, mẹ có thể bật một bản nhạc và nhún nhảy theo, bé sẽ cảm nhận được tiếng nhạc và chuyển động cùng với mẹ. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 22 tuần

Khi thai nhi 22 tuần, phần mắt cá chân và bàn chân của mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu hơi sưng nề. Hiện tượng này sẽ được mẹ bầu cảm nhận rõ hơn ở thời điểm cuối mỗi ngày nhất là trong những ngày nóng bức. Tuy nhiên, đây là hiện tượng không nên quá lo lắng. Nguyên nhân là do sự lưu thông máu chậm ở vùng chân cùng với sự thay đổi hóa chất trong máu sẽ gây ra hiện tượng trữ nước ở chân, khiến bàn chân sưng nề.

Thai 22 tuần phát triển như thế nào năm 2024

Khi thai nhi 22 tuần, mẹ bầu bắt đầu xuất hiện hiện tượng bị phù chân

Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những đôi giày, dép thoải mái, đế thấp, vừa vặn. Mẹ bầu cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng trữ nước. Tuy nhiên, nếu hiện tượng phù chân ngày càng trở nên trầm trọng, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật khi mang thai. Thời điểm thai nhi 22 tuần, mẹ bầu cũng bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn, khó ngủ hơn. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái và đặt một chiếc gối mềm xuống phía dưới bụng, hông và chân để có tư thế nằm thoải mái hơn.

Mẹ bầu cũng cần thăm khám thai định kì, siêu âm và làm các xét nghiệm quan trọng trong giai đoạn này theo đúng chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm những bất thường nếu có, từ đó có hướng xử trí kịp thời khi cần thiết. Trên đây là một số kiến thức xoay quanh giai đoạn thai nhi 22 tuần mà mẹ bầu cần biết và nắm rõ. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Não bộ của thai nhi 22 tuần phát triển rất nhanh chóng. Trong giai đoạn này, bé cũng có thể “nhào lộn” trong bụng mẹ.

Để biết thêm về vấn đề thai 22 tuần phát triển như thế nào, thai 22 tuần nặng bao nhiêu hay thai nhi 22 tuần ít đạp có sao không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Thai 22 tuần phát triển như thế nào năm 2024

1. Thai nhi 22 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Chỉ số thai 22 tuần

Kích thước của thai nhi 22 tuần tuổi tương ứng với một cái bắp cải tím với độ dài khoảng 27,8 cm từ đầu tới gót chân và nặng gần 0,412 – 0,548kg (412-548g).

Lưu ý:

  • Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 22 tuần bằng quả cái bắp cải tím là đang hình dung em bé theo một khối co lại và ngắn lại.
  • Từ tuần thứ 14 trở đi, các thông số sinh trắc thai nhi khi khảo sát trong quá trình khám thai sẽ không còn chỉ số chiều dài đầu mông nữa vì thai nhi đã tương đối lớn, có các cử động gập duỗi, các chi cũng phát triển, việc đo chiều dài đầu mông không có ý nghĩa và khó thực hiện..

Thông thường, dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh có thể được biểu hiện bằng những chỉ số thai 22 tuần như sau:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50 – 62mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 199 – 223mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 37 – 44mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 72-204 mm

2. Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé 22 tuần tuổi bắt đầu trông giống trẻ sơ sinh khi môi, mí mắt và lông mày bé trở nên rõ ràng hơn. Ở tuần thứ 22, các giác quan của bé đang phát triển mỗi ngày. Chồi vị giác đã bắt đầu hình thành trên lưỡi, bộ não và dây thần kinh được hình thành đủ để thai nhi có thể cảm nhận được sự va chạm.

Thai nhi 22 tuần có thể trải nghiệm cảm giác này bằng cách vuốt ve khuôn mặt hoặc mút ngón tay cái, cũng như cảm nhận các bộ phận khác của cơ thể và quan sát cách chúng di chuyển.

Các cơ quan sinh sản của bé cũng tiếp tục phát triển. Ở con trai, tinh hoàn đã bắt di chuyển xuống và ở bé gái, tử cung và buồng trứng dần di chuyển vào đúng vị trí, âm đạo bắt đầu phát triển.

3. Thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì?

Thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều hơn là điều hết sức bình thường. Ngoài việc đạp trong bụng mẹ, bé còn biết nấc, lộn nhào, quay người, co duỗi cơ thể… Khi được hỏi thai 22 tuần máy như thế nào, nhiều mẹ sẽ trả lời họ cảm thấy như có một chú cá đang bơi lội, vùng vẫy trong bụng.

Nhiều mẹ thường thắc mắc nguyên nhân khiến thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều là do đâu? Câu trả lời là có thể là do bé đang cần chuyển động nhiều hơn để tìm cho mình tư thế thoải mái nhất. Ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15 – 20 lần mỗi ngày. Do đó, bạn hãy chú ý theo dõi số lần đạp của bé, nếu nhận thấy thai máy đều đặn, đây có thể dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh. Trường hợp thai nhi 22 tuần đột nhiên đạp quá ít hoặc giảm số lần đạp đi hẳn thì bạn nên đi khám.

Có thể bạn quan tâm

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 22

Thai 22 tuần phát triển như thế nào năm 2024

1. Những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks xuất hiện

Giai đoạn này, nếu vẫn chưa cảm giác được gì thì mẹ sẽ sớm nhận thấy tử cung của mình đang thực hành cho việc chuyển dạ bằng những cơn co thắt bất thường, không đau được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks.

Mẹ có thể cảm thấy sự co ép trong bụng. Mặc dù vậy, đừng lo lắng bởi điều này thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt trở nên dữ dội, đau đớn hoặc thường xuyên hơn, mẹ hãy đi khám ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu sinh non.

2. Sự tăng kích cỡ của đôi chân

Khi mang thai được 22 tuần, bụng bầu của bạn đã “lộ” khá rõ. Thế nhưng bạn có biết, kích thước vòng bụng không phải là thứ duy nhất phát triển trong những ngày này? Hãy ngắm nhìn đôi chân của bạn nào! Có phải chân bạn đã tăng kích cỡ không?

Việc bàn chân tăng kích cỡ thường liên quan đến tình trạng phù chân khi mang thai. Tuy nhiên, có một “thủ phạm” khác cũng góp phần khiến bàn chân bạn như đang nở ra mỗi ngày đó là relaxin. Relaxin là một hormone thai kỳ có tác dụng làm lỏng các dây chằng và khớp quanh vùng xương chậu để em bé có thể lọt qua xương chậu khi bạn chuyển dạ sinh con. Tuy nhiên, sự tác động của relaxin không chỉ giới hạn ở vùng xương chậu mà còn nhiều vùng khác của cơ thể. Kết quả là các dây chằng ở bàn chân bị nới lỏng khiến các xương bàn chân có xu hướng hơi xòe ra, dẫn đến kích cỡ chân tăng lên. Do đó, khi đi mua giày mới, bạn hãy chọn mua đôi giày thoải mái và rộng rãi, có gót không quá 5 cm.

3. Ngất xỉu hoặc chóng mặt

Việc bụng bầu ngày càng to ra có thể gây áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến não khiến mẹ bầu choáng váng. Do đó, bên cạnh việc cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, mẹ bầu cần uống đủ khoảng từ 8 – 12 ly nước mỗi ngày nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn. Lưu ý uống nhiều nước hơn khi trời nóng, khi bạn bị đổ mồ hôi hay vận động thể chất.

4. Chuột rút ở chân

Theo ý kiến của một số chuyên gia sản khoa, tình trạng chuột rút ở chân khi mang thai có thể là do chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc magie. Giảm tần suất các cơn co thắt đau đớn này bằng cách uống vitamin trước khi sinh hàng ngày.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 22 tuần

Thai 22 tuần phát triển như thế nào năm 2024

1. Mẹ bầu 22 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi mang thai 22 tuần, trong mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ các điều cơ bản sau. Việc này giúp bạn có thể ngăn chặn được các rủi ro thai kỳ hiệu quả.

Nguy cơ sinh non

Hầu hết các thai kỳ đều kéo dài ít nhất 37 tuần nhưng một số mẹ bầu có thể chuyển dạ sinh con sớm trong thai kỳ. Nếu bạn có nguy cơ sinh non, chẳng hạn như có cổ tử cung ngắn hoặc gặp một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật – bác sĩ có thể làm xét nghiệm fibronectin bào thai (fFN). fFN là một loại protein được sản xuất trong thời kỳ mang thai, có vai trò như một loại “chất keo” giữ em bé trong tử cung của mẹ bầu.

Nếu kết quả âm tính, bạn không có nguy cơ, nhưng nếu kết quả dương tính, khả năng chuyển dạ sớm của bạn sẽ cao hơn. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể thực hiện các bước để kéo dài thời gian mang thai của bạn và điều trị để đẩy nhanh quá trình phát triển của phổi thai nhi.

Về việc bổ sung magie trong thai kỳ

Ngoài việc giúp xương và răng của bé chắc khỏe , magie có tác dụng kích thích chức năng enzyme, điều chỉnh insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức mạnh cơ bắp (như thể bạn cần thêm điều đó trong những ngày này), hoặc bị chuột rút ở chân hoặc chân không yên. Hãy trao đổi với bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đang nhận đủ lượng magie từ chế độ ăn uống và vitamin trước khi sinh. Mách nhỏ bạn rằng các loại hạt như bí ngô, hạt chia, hạnh nhân và hạt điều… là nguồn cung cấp magie dồi dào mà bạn không nên bỏ qua!

Có thể bạn quan tâm

Hãy rèn luyện thể chất để tốt cho trí não của bé!

Điều này nghe có vẻ phi lí đúng không? Thế nhưng, nghiên cứu khoa học cho thấy bạn không phải là người duy nhất được hưởng lợi từ việc đổ mồ hôi khi hoạt động thể chất. Nghiên cứu đã ghi nhận những mẹ bầu có thói quen tập thể dục khi mang thai sẽ sinh ra những em bé đạt điểm trung bình cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh tổng quát khi được 4 tuổi. Do đó, việc tập luyện không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn có thể tăng cường sức mạnh não bộ cho thai nhi! Điều này thật thú vị phải không?

2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 22 tuần cần biết?

Đến tuần thai 22, đi khám thai dần trở thành một thói quen. Mẹ có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Siêu âm thai, các bác sĩ có thể kiểm tra cân nặng, kích thước và các chỉ số của thai nhi 22 tuần tuổi
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, HIV, viêm gan B, giang mai…
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm protein trong nước tiểu nhằm đánh giá nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và phù nề
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 22 tuần
  • Siêu âm 4D, 5D kết hợp đo các chỉ số phát triển của thai nhi
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 22

Ngoài những điều nên và không nên làm khi mang thai đã được đề cập trong nhiều tuần thai trước, ở giai đoạn này, các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Nhiều người cho rằng mẹ không thể ăn mật ong trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế, dù bào tử trong mật ong không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng mẹ lại dễ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn clostridium botulimem. Vì thế, tốt nhất là mẹ nên tránh dùng mật ong nguyên chất chưa được tiệt trùng.
  • Mẹ mang thai 22 tuần không nên ăn bất cứ đồ ăn – thức uống gì mà chưa được nấu chín kỹ hay tiệt trùng bởi vì chúng có thể chứa các sinh vật gây bệnh.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề thai 22 tuần phát triển như thế nào và thai 22 tuần nặng bao nhiêu.