Tham vấn cộng đồng đánh giá tác động môi trường năm 2024

Tham vấn ý kiến cộng đồng được hiểu là quá trình chia sẻ, hỗ trợ và trao đổi để người tham vấn hiểu rõ bản chất vấn đề, các cách giải quyết và đưa ra phương án giải quyết tối ưu. Thông qua đó, chủ dự án dễ dàng lắng nghe những suy nghĩ, tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo quyền lợi của những đối tượng chịu tác động từ dự án.

Và chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được đánh giá cao khi giai đoạn tham vấn diễn ra suôn sẻ.

1. Mục đích của việc tham vấn cộng đồng là gì?

Hoạt động tham vấn thể hiện rõ những ý kiến trực tiếp, sự chấp thuận hay không đồng thuận, thể hiện rõ những mặt tích cực và bổ sung thêm những tiêu cực của dự án mà báo cáo vẫn chưa đề cập đến. Như vậy, thông qua tham vấn mà chủ dự án còn dự báo được những rủi ro, lắng nghe sự phân tích, đánh giá của những đối tượng liên quan chịu tác động của dự án.

Việc tham vấn cộng đồng sẽ giúp báo cáo ĐTM được minh bạch, đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế, khả thi đối với các biện pháp BVMT và phát triển kinh tế - xã hội.

Sự tham gia của cộng đồng có thể hỗ trợ chủ đầu tư xác định được những rủi ro tiềm ẩn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường mà trong quá trình thi công, thiết kế dự án chưa tính đến; đồng thời giúp ứng phó và giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện.

Nhờ tham vấn cộng đồng mà chủ đầu tư tận dụng được những ý kiến và kinh nghiệm từ các chuyên gia nhằm hoàn thiện nội dung ĐTM, xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động đến dự án và hạn chế thấp nhất những xung đột khi triển khai dự án.

2. Cộng đồng tham vấn trong ĐTM bao gồm những đối tượng nào?

Quá trình tham vấn cộng đồng khi lập hồ sơ môi trường đtm cho dự án bắt buộc phải có đầy đủ các thành phần tham gia, nhất là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ dự án. Dưới đây là những đối tượng tham gia tham vấn cộng đồng trong ĐTM:

  • Cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp liên quan đến các vấn đề môi trường, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên môi trường trong khu vực dự án hoạt động.
  • Các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan truyền thông có nhiệm vụ thông tin những ảnh hưởng của dự án trên địa bàn hoạt động.
  • Các chuyên gia am hiểu đến những tác động môi trường của dự án có trách nhiệm tham vấn cộng đồng trong báo cáo ĐTM.

3. Những điểm mới trong tham vấn cộng đồng trong ĐTM

Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định trong quá trình thực hiện tham vấn phải tiến hành tham vấn UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, tổ chức và cộng đồng dân cư nơi chịu tác động trực tiếp của dự án, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình những ý kiến của đối tượng liên quan đến việc tham vấn để hạn chế tác động bất lợi của dự án đến chất lượng môi trường.

Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện phải:

  • Thực hiện tham vấn UBND cấp tỉnh nếu dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên.
  • Thực hiện tham vấn UBND cấp huyện nếu dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên.

Đối với dự án trên vùng biển, thềm lục địa không thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã thì chủ dự án phải tiến hành tham vấn UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận dự án.

Đối với dự án nhận chìm chất thải, vật chất nạo vét ở biển hoặc dự án quy định tại điểm đ khoản 2a có phát sinh tổng nước thải từ 10.000 m3/ngày [24 giờ] có xả thải vào sông liên tỉnh, sông giáp ranh giữa các tỉnh thì chủ dự án phải tham vấn thêm ý kiến của UBND cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc ven bờ để giải quyết những vấn đề BVMT.

4. Tham vấn cộng đồng còn gặp nhiều hạn chế

Thành phần tham gia cộng đồng chỉ mới dừng lại ở nhóm đối tượng UBND cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp. Bên cạnh đó nhiều dự án triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội có mức độ phạm vi tác động rộng lớn nên UBND xã chỉ thuộc một trong những nhóm đối tượng liên quan.

Chưa kể tham vấn cộng đồng cần thông tin, kiến thức rộng lớn thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề nhưng UBND cấp xã không thể bao quát hết những vấn đề về BVMT, tài nguyên và sự phát triển bền vững của đất nước.

Đặc biệt, quy định thời hạn 15 ngày tham vấn quá ít ỏi bởi vì với những dự án có quy mô cấp trung bình cần nhiều tháng để thực hiện một cách nghiêm túc. Ngay cả những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực báo cáo ĐTM gặp không ít khó khăn với khoảng thời quá ngắn khó có thể nhận biết hết những tác động tiềm ẩn của dự án.

Vì thế, Luật BVMT [sửa đổi] sắp tới, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và chỉnh sửa những vấn đề trọng tâm. Nội dung Luật này cũng nhấn mạnh đến các đối tượng tham gia sau thẩm định báo cáo ĐTM để thực hiện các nhiệm vụ hậu thẩm định.

Chi tiết và thắc mắc xin vui lòng truy cập website: moitruonghopnhat.com hoặc gọi đến hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn!

Chủ Đề