Thành phố Sóc Trăng có tổng cộng bao nhiêu phương?

Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện, trong đó có 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Sóc TrăngSTTQuận HuyệnMã QHPhường XãMã PXCấp1Thành phố Sóc Trăng941Phường 531498Phường2Thành phố Sóc Trăng941Phường 731501Phường3Thành phố Sóc Trăng941Phường 831504Phường4Thành phố Sóc Trăng941Phường 631507Phường5Thành phố Sóc Trăng941Phường 231510Phường6Thành phố Sóc Trăng941Phường 131513Phường7Thành phố Sóc Trăng941Phường 431516Phường8Thành phố Sóc Trăng941Phường 331519Phường9Thành phố Sóc Trăng941Phường 931522Phường10Thành phố Sóc Trăng941Phường 1031525Phường11Huyện Châu Thành942Thị trấn Châu Thành31569Thị trấn12Huyện Châu Thành942Xã Hồ Đắc Kiện31570Xã13Huyện Châu Thành942Xã Phú Tâm31573Xã14Huyện Châu Thành942Xã Thuận Hòa31576Xã15Huyện Châu Thành942Xã Phú Tân31582Xã16Huyện Châu Thành942Xã Thiện Mỹ31585Xã17Huyện Châu Thành942Xã An Hiệp31594Xã18Huyện Châu Thành942Xã An Ninh31600Xã19Huyện Kế Sách943Thị trấn Kế Sách31528Thị trấn20Huyện Kế Sách943Thị trấn An Lạc Thôn31531Thị trấn21Huyện Kế Sách943Xã Xuân Hòa31534Xã22Huyện Kế Sách943Xã Phong Nẫm31537Xã23Huyện Kế Sách943Xã An Lạc Tây31540Xã24Huyện Kế Sách943Xã Trinh Phú31543Xã25Huyện Kế Sách943Xã Ba Trinh31546Xã26Huyện Kế Sách943Xã Thới An Hội31549Xã27Huyện Kế Sách943Xã Nhơn Mỹ31552Xã28Huyện Kế Sách943Xã Kế Thành31555Xã29Huyện Kế Sách943Xã Kế An31558Xã30Huyện Kế Sách943Xã Đại Hải31561Xã31Huyện Kế Sách943Xã An Mỹ31564Xã32Huyện Mỹ Tú944Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa31567Thị trấn33Huyện Mỹ Tú944Xã Long Hưng31579Xã34Huyện Mỹ Tú944Xã Hưng Phú31588Xã35Huyện Mỹ Tú944Xã Mỹ Hương31591Xã36Huyện Mỹ Tú944Xã Mỹ Tú31597Xã37Huyện Mỹ Tú944Xã Mỹ Phước31603Xã38Huyện Mỹ Tú944Xã Thuận Hưng31606Xã39Huyện Mỹ Tú944Xã Mỹ Thuận31609Xã40Huyện Mỹ Tú944Xã Phú Mỹ31612Xã41Huyện Cù Lao Dung945Thị trấn Cù Lao Dung31615Thị trấn42Huyện Cù Lao Dung945Xã An Thạnh 131618Xã43Huyện Cù Lao Dung945Xã An Thạnh Tây31621Xã44Huyện Cù Lao Dung945Xã An Thạnh Đông31624Xã45Huyện Cù Lao Dung945Xã Đại Ân 131627Xã46Huyện Cù Lao Dung945Xã An Thạnh 231630Xã47Huyện Cù Lao Dung945Xã An Thạnh 331633Xã48Huyện Cù Lao Dung945Xã An Thạnh Nam31636Xã49Huyện Long Phú946Thị trấn Long Phú31639Thị trấn50Huyện Long Phú946Xã Song Phụng31642Xã51Huyện Long Phú946Thị trấn Đại Ngãi31645Thị trấn52Huyện Long Phú946Xã Hậu Thạnh31648Xã53Huyện Long Phú946Xã Long Đức31651Xã54Huyện Long Phú946Xã Trường Khánh31654Xã55Huyện Long Phú946Xã Phú Hữu31657Xã56Huyện Long Phú946Xã Tân Hưng31660Xã57Huyện Long Phú946Xã Châu Khánh31663Xã58Huyện Long Phú946Xã Tân Thạnh31666Xã59Huyện Long Phú946Xã Long Phú31669Xã60Huyện Mỹ Xuyên947Thị trấn Mỹ Xuyên31684Thị trấn61Huyện Mỹ Xuyên947Xã Đại Tâm31690Xã62Huyện Mỹ Xuyên947Xã Tham Đôn31693Xã63Huyện Mỹ Xuyên947Xã Thạnh Phú31708Xã64Huyện Mỹ Xuyên947Xã Ngọc Đông31711Xã65Huyện Mỹ Xuyên947Xã Thạnh Quới31714Xã66Huyện Mỹ Xuyên947Xã Hòa Tú 131717Xã67Huyện Mỹ Xuyên947Xã Gia Hòa 131720Xã68Huyện Mỹ Xuyên947Xã Ngọc Tố31723Xã69Huyện Mỹ Xuyên947Xã Gia Hòa 231726Xã70Huyện Mỹ Xuyên947Xã Hòa Tú II31729Xã71Thị xã Ngã Năm948Phường 131732Phường72Thị xã Ngã Năm948Phường 231735Phường73Thị xã Ngã Năm948Xã Vĩnh Quới31738Xã74Thị xã Ngã Năm948Xã Tân Long31741Xã75Thị xã Ngã Năm948Xã Long Bình31744Xã76Thị xã Ngã Năm948Phường 331747Phường77Thị xã Ngã Năm948Xã Mỹ Bình31750Xã78Thị xã Ngã Năm948Xã Mỹ Quới31753Xã79Huyện Thạnh Trị949Thị trấn Phú Lộc31756Thị trấn80Huyện Thạnh Trị949Thị trấn Hưng Lợi31757Thị trấn81Huyện Thạnh Trị949Xã Lâm Tân31759Xã82Huyện Thạnh Trị949Xã Thạnh Tân31762Xã83Huyện Thạnh Trị949Xã Lâm Kiết31765Xã84Huyện Thạnh Trị949Xã Tuân Tức31768Xã85Huyện Thạnh Trị949Xã Vĩnh Thành31771Xã86Huyện Thạnh Trị949Xã Thạnh Trị31774Xã87Huyện Thạnh Trị949Xã Vĩnh Lợi31777Xã88Huyện Thạnh Trị949Xã Châu Hưng31780Xã89Thị xã Vĩnh Châu950Phường 131783Phường90Thị xã Vĩnh Châu950Xã Hòa Đông31786Xã91Thị xã Vĩnh Châu950Phường Khánh Hòa31789Phường92Thị xã Vĩnh Châu950Xã Vĩnh Hiệp31792Xã93Thị xã Vĩnh Châu950Xã Vĩnh Hải31795Xã94Thị xã Vĩnh Châu950Xã Lạc Hòa31798Xã95Thị xã Vĩnh Châu950Phường 231801Phường96Thị xã Vĩnh Châu950Phường Vĩnh Phước31804Phường97Thị xã Vĩnh Châu950Xã Vĩnh Tân31807Xã98Thị xã Vĩnh Châu950Xã Lai Hòa31810Xã99Huyện Trần Đề951Xã Đại Ân 231672Xã100Huyện Trần Đề951Thị trấn Trần Đề31673Thị trấn101Huyện Trần Đề951Xã Liêu Tú31675Xã102Huyện Trần Đề951Xã Lịch Hội Thượng31678Xã103Huyện Trần Đề951Thị trấn Lịch Hội Thượng31679Thị trấn104Huyện Trần Đề951Xã Trung Bình31681Xã105Huyện Trần Đề951Xã Tài Văn31687Xã106Huyện Trần Đề951Xã Viên An31696Xã107Huyện Trần Đề951Xã Thạnh Thới An31699Xã108Huyện Trần Đề951Xã Thạnh Thới Thuận31702Xã109Huyện Trần Đề951Xã Viên Bình31705Xã

[*] Nguồn dữ liệu cập nhật từ Tổng Cục Thống Kê tới tháng 01/2021. Có thể tại thời điểm bạn xem bài viết này các số liệu đã khác.

Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long với diện tích tự nhiên là 3311,8 km2, giáp tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sóc Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km.

Nhiệt độ trung bình trong năm tại Sóc Trăng khoảng 26,70C, cao nhất 28,20C vào tháng 4, thấp nhất 25,20C vào tháng 1. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm. Tổng số giờ nắng  bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%.

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

Sóc Trăng có dân số toàn tỉnh năm 2008 là 1.301,7 ngàn người với , trong đó thành thị chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, trong đó nữ chiếm 51,29%. Mật độ dân số trung bình hiện nay của tỉnh mật độ dân số là 393 người/km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,2% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

Tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330,36 ha. Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: nhóm đất cát có 8.491 ha bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 – 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước [ngập triều] trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.vùng cung cấp sản lượng thóc quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho cả nước.

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 12.172 ha với các loại cây chính : tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.

Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu [đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An] và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

- Du lịch văn hóa lịch sử:

Sóc Trăng có nhiều công trình kiến trúc độc đáo với những địa danh nổi tiếng. Sóc Trăng là một tỉnh có đông đảo người Khmer đang sinh sống, cuộc sống của người Khmer luôn gắn với những ngôi chùa, mỗi ngôi chùa đều là một công trình văn hóa đặc thù của người Khmer:

Chùa Đất Sét còn gọi là chùa Bửu Sơn Tự, ngôi chùa với hàng ngàn tượng lớn nhỏ bằng đất sét, cột chùa cũng bằng đất sét. Chùa được xây dựng cách đây 200 năm, do một người trong dòng họ Ngô sáng lập. Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi các pho tượng làm bằng đất sét mà còn 8 cặp đèn cầy lớn nặng tổng cộng 1,4 tấn, mỗi cây cao 2,6m, ngang 1m [chứa 200kg sáp], được dòng họ Ngô đúc năm 1940. Hiện nay hai đèn nhỏ cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời [ngày 18-7-1970 đến nay]. Nếu cháy hết sáp phải vào cuối năm 2006. Bình quân mỗi cây đèn cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm. Đây được xem là ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì có trên 10.000 tượng lớn nhỏ đều được làm từ đất sét, Chùa Đất Sét là một công trình văn hóa, tôn giáo mang đậm nét văn hóa Việt Nam vì nguyên thủy, chùa chỉ thờ Phật. Nhưng triết lý của chùa Đất Sét và rất nhiều ngôi chùa khác trên khắp VN là " tam giáo đồng qui" [ Phật - Lão - Nho]. Cho nên, tại chùa Đất Sét [ Bửu Sơn Tự vừa thờ các vị phật như Thích Ca Mâu Ni, Như Lai, Quán Thế Âm lại có các vị thần Thiện, Ác [đạo Lão] và cũng có các "Mẫu" đặc trưng của người Việt

+ Chùa Chén Kiểu - nét đặc sắc của văn hóa Khmer Nam bộ

Chùa Chén Kiểu thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Từ Sóc Trăng, theo hướng Quốc lộ 1 về Bạc Liêu, cách thị xã Sóc Trăng 10km là đến chùa Chén Kiểu. Từ xa, đã thấy nổi lên màu sắc sặc sỡ của nóc chùa với nhiều màu sắc sặc sỡ bởi được cẩn bằng mảnh chén, mảnh tô kiểu. Trước cổng chùa là hai con sư tử bằng đá ngồi trên một bệ cao, mặt hướng ra đường như bảo vệ ngôi chùa. Trên thành cổng có dòng chữ Khmer và chữ quốc ngữ: “Chùa Sà Lôn [Chén Kiểu]”. Bên trên đó là 3 ngôi tháp, tháp giữa cao hơn hai tháp hai bên, được chạm khắc, đắp nổi các hình tượng mang tính biểu trưng văn hóa truyền thống Khmer Nam bộ. Trong lòng tháp giữa có một tượng phật được bảo vệ bằng tấm kiếng.

Khuôn viên Chùa Chén Kiểu

Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, nóc chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng nhỏ hơn hết. Ở gờ mỗi lớp mái đều có trang trí hoa văn, họa tiết, các tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang ước vọng an lành và siêu thoát. Mái trên hình tam giác được trang trí đẹp như tấm thảm nhiều màu sắc phơi mình giữa bầu trời. Hai đầu đao ở hai bên cong vút như có sự giao cảm tâm linh với đấng cứu rỗi cho linh hồn con người, phù hộ độ trì cho chúng sinh được an bình, lạc nghiệp. Mặt sau chính điện là một mảng tường được đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ trông rất đẹp mắt và sắc sảo, cho thấy tài nghệ và công phu của các nghệ nhân Khmer xưa đối với một kiến trúc nghệ thuật.

Chính điện chùa rộng rãi, thoáng mát, với 16 hàng cột to. Quanh các cây cột đều được chạm khắc, đắp nổi các hình ảnh trong truyền thuyết văn hóa Khmer. Hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể câu chuyện đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra cho đến khi đắc đạo. Gian thờ là một quần thể gồm 20 tượng phật lớn nhỏ, với nhiều tư thế đứng, nằm, ngồi, được bố trí hợp lý, mỹ thuật. Khói hương nghi ngút, ánh sáng của các ngọn nến lắt lay theo từng cơn gió nhẹ làm cho ngôi chùa vốn đã tôn nghiêm lại càng tôn nghiêm hơn. Có thể nói, chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa rất ấn tượng đối với bất cứ ai đã có dịp đến thăm.

+ Chùa Dơi [Chùa Ma-ha-tuc]

Chùa Ma-ha-tuc hay gọi theo tiếng Việt là chùa Mã Tộc, tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Trong khuôn viên của chùa sinh sống đàn dơi có đến hàng vạn con, vì thế còn gọi là chùa Dơi.

Ở đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVI và đã được trùng tu nhiều lần. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực. Trong chính điện có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét.Khắp trên tường chùa là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn.

Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ, có trọng lượng từ 1 - 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m. Đàn dơi treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa suốt ngày. Từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều dơi bay đi kiếm ăn, để 5 giờ sáng hôm sau lại quay về. Dơi không bao giờ ăn các trái cây ở trong chùa.

Ngoài ra, tại tỉnh Sóc Trăng còn có:

+ Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng

Được xây dựng vào năm 1938, nhà Bảo tàng văn hoá Khmer tọa lạc tại trung tâm thành phố Sóc Trăng, gồm hai khu: Khu trưng bày hiện vật là nhà hội Xamacum và khu văn phòng mới được xây dựng. Đây là nơi trưng bày nhiền hiện vật quý giá, phản ánh nét sinh hoạt của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ: những dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, các trang phục cưới hỏi, các kiểu nhà ở, mô hình chùa Khmer và một số loại nhạc cụ dân tộc. Những hiện vật này giúp ta hiểu rõ thêm về cuộc sống và nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Khmer, một cộng đồng gắn liền với quá trình hình thành và xây dựng Sóc Trăng các thời kỳ.

+ Nhà trưng bày Khu di tích lịch sử đón đoàn tù chính trị Côn đảo

Nhà trưng bày Khu di tích nằm trong khuôn viên của trường Taberd cũ [nay là trường Trung học phổ thông Lê Lợi]. Vào ngày 23/9/1945, đây là nơi đón tiếp đoàn tù chính trị Côn Đảo trở về đất liền. Trong đó, có các đồng chí sau này là lãnh đạo Đảng, nhà nước như: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng v.v… Bộ Văn hóa Thông tin phát bằng công nhận trường Taberd là Di tích lịch sử văn hoá vào năm 1995.

Hiện nay, Nhà trưng bày khu di tích có diện tích khoảng 300 m2 với nhiều hiện vật gồm hình ảnh, hiện vật, tư liệu về nhà tù Côn Đảo; các sơ đồ, tranh vẽ dựng lại cảnh đón rước đoàn tù về Sóc Trăng. Nhà trương bày có một gian riêng giới thiệu về quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị khác của quân dân Sóc Trăng trong kháng chiến.

Sóc Trăng với bờ biển dài, 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối... Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, cù lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

+ Khu văn hóa du lịch Bình An :

Khu du lịch Bình An nằm bên quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Khu du lịch Bình An với diện tích khoảng vài hécta là "bản sao" với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú... Hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay... được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vừa yên tĩnh nhưng vẫn sinh động. Khu du lịch có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.

Qua cổng, phía sau sân khấu ta có thể nhìn thấy một trái núi nhân tạo cao khoảng ba bốn chục mét, trên đỉnh là bức tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn. Dưới chân núi là ao cá; cây cối được trồng rất tự nhiên; những lối mòn len lỏi giữa những tảng đá to, nhỏ khấp khểnh mô phỏng lối mòn trên núi đá. Dây leo đeo bám cây cối rậm rịt. Trong lòng quả núi là một khách sạn mini. Cạnh trái núi là một ngôi biệt thự hai tầng, mô tuýp kiến trúc kết hợp kiểu Nga - Trung Đông. Nơi đây có thể tổ chức lễ cưới, dạ tiệc, vũ hội...

Khu du lịch Bình An ra đời đã phá tan sự bình lặng vốn có của một thị xã mang đậm dấu ấn văn hoá Khmer ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn. Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây... thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt...Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; ở giữa sông Hậu, cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, đi canô mất nửa giờ. Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn từ xưa đã nổi tiếng với hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quít, nhãn...Người dân cồn Mỹ Phước đã tạo dựng những khu vườn sinh thái trồng cây ăn trái. Đất xứ cồn này từ xưa đã nổi tiếng với cây hồng xiêm, xoài, sầu riêng..., có vườn trồng tỉa thêm cam quýt. Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản với diện tích trên 300 ha. Bên cạnh đó, các nhà vườn ở Mỹ Phước đã xây dựng mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách;

Cù lao Dung, một huyện mới của tỉnh Sóc Trăng. Chạy dọc bên sông Hậu với hơn 40km chiều dài, càng về cuối càng nở phình ra, tạo nên hai cửa sông lớn: Định An và Trần Đề, hai trong nhiều cửa ngõ chính đi vào vùng sông nước khu Tây Nam Bộ. Cù lao Dung có diện tích gần 25.000ha, đây là huyện giàu có, trù phú bậc nhất của Sóc Trăng. Những khách mới đến Cù lao Dung lần đầu nếu không có người hướng dẫn, sẽ rất dễ bị đi lạc bởi những bờ bao-cũng chính là đường đi nối liền nhau giữa các khu vườn, mảnh rẫy như những bờ tường thành băng ngang, xẻ dọc như mê cung. Chỉ tính riêng phần đê bao vòng ngoài của Cù lao Dung đã lên đến trên 300km. Còn bờ bao phía trong thì khó mà có thể tính hết được. Bờ bao cũng chính là sự bảo đảm sống còn đối với mỗi gia đình giữa một vùng sông nước mênh mông, thủy triều lên xuống, thiên tai đe dọa.

Ngoài những đặc điểm chung của Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng còn là nơi hội tụ nền văn hoá đa dân tộc với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer và Hoa cùng chung sống với nhau từ nhiều thế kỷ qua, là xứ sở của lễ hội:

- Ngày tết Chol-Chnam-Thmay

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch [tháng 3 âm lịch], không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó. Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày: Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây [ngày vào năm mới] [lễ rước “Mâh Sangkran mới”]. Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk [ngày thêm tuổi], mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu [Băng Skôl], các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc.

Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông...

Lễ hội Nghinh Ông được xem là một trong những ngày lễ mang đậm tính truyền thống của những ngư dân vùng biển. Theo tín ngưỡng lâu đời, tục thờ cá Ông là một nét đặc sắc trong đời sống tâm linh vì cá Ông là một vị thần luôn giúp ngư dân vượt qua những phong ba bão táp, mang lại mùa thu hoạch hải sản bội thu.

Để tỏ lòng kính trọng và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên bể lặng, hàng năm lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 âm lịch tại vùng biển Kinh Ba huyện Long Phú. Vào ngày Hội, các ghe thuyền được trang hoàng lộng lẫy cùng các thức cúng như heo quay, trái cây, nhang đèn … tập trung ra cửa biển làm lễ rước Ông vào. Các nghi thức cúng tế long trọng được tổ chức tại Lăng Ông. Trước và trong ngày hội, tại Lăng Ông còn tổ chức các đêm hát bội, các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao sôi động, thu hút đông đảo người tham gia. Lễ hội kết thúc với việc đưa tàu thuyền ra biển khơi trong niềm hân hoan, tin tưởng của mọi người.  

Lễ Ooc - Om - boc còn gọi là lễ Cúng Trăng của dân tộc Khmer Nam Bộ, được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội tưng bừng nhất, rộn rã nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm. Đối với người Khmer, Mặt Trăng được xem như một vị thần điều tiết mùa màng đã giúp họ làm ăn khá giả trong năm, nên trong ngày này mọi nhà đều tổ chức lễ Cúng Trăng. Lễ vật thường là lúa nếp được quết thành cốm dẹp cùng với dừa và các loại bánh, trái cây khác. Trước khi làm lễ cúng, mọi người cùng làm một cái cổng hoa lá với 2 cây tre làm trụ và một cây đà ngang. Trên cổng, người ta giăng một dây trầu 12 lá được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau 7 trái được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

Trong đêm cúng trăng, người ta còn tổ chức thả đèn gió bay lên trời. Chiếc đèn mang theo ngọn lửa tượng trưng cho việc tống tiễn những xui xẻo, xua đuổi ma quỷ, đồng thời ước nguyện nhiều điều tốt đẹp. Đèn càng bay xa, càng lên cao nghĩa là may mắn, phước lộc càng nhiều. Ngoài ra, trong ngày lễ hội, còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian: Hát dù kê, múa răm bông, thi cờ ốc, thả đèn nước, hội thi trang phục dân tộc v.v…

Đua ghe Ngo là một hoạt động văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Ooc - Om - boc. Ghe Ngo thường có chiều dài khoảng 24 m, ngang 1,2 m; mũi và lái đều cong, được trang trí hoa văn Khmer, đầu ghe vẽ hình một loài thú. Mỗi chiếc ghe Ngo đều có sự đóng góp công sức và tiền bạc của bà con trong phum sóc. Ghe được bảo quản ở chùa, hàng năm chỉ đưa xuống nước một lần trong ngày lễ hội vì vậy Lễ hạ thuỷ được tổ chức rất trang trọng. Trước ngày hội, mọi người đều tập dượt công phu, trước tiên là tập bơi ghe trên bờ, sau đó là tập bơi dưới nước. Người được chọn ngồi mũi để chỉ huy thường là người có uy tín trong phum sóc hay là lãnh đạo địa phương. Hội đua nge Ngo thu hút đông đảo người dân tham gia trong tiếng hò reo vang dội cổ vũ cho cuộc đua.

3.Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, Sóc Trăng còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng. Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh Pía.

- Đặc sản bánh pía Sóc Trăng:

Bánh Pía có ở nhiều tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ nhưng chỉ có bánh Pía Sóc Trăng là nổi tiếng, nổi tiếng vì có từ lâu đời và hương vị đặc biệt của nó đã trở thành thứ đặc sản đậm đà mang dấu ấn của vùng đất này. Nếu trước đây việc làm bánh Pía hoàn toàn là phương pháp thủ công rất vất vả, giờ các công đoạn đã được giảm thiểu nhiều nhờ sự hỗ trợ của máy móc. Việc pha trộn làm nhân bánh mới là công đoạn cầu kỳ và làm nên hương vị riêng của từng thương hiệu. Nhân bánh Pía có 2 loại: nhân đậu xanh và nhân khoai môn. Đậu xanh, khoai môn khi mua về được tróc vỏ, đem ngâm rồi hấp chín sau đó chà cho nhuyễn và xào với đường, trộn với sầu riêng tươi trước khi đưa vào máy chia nhân Bánh Pía mềm, ngọt đậm. Đặc biệt mùi sầu riêng quyện với đậu xanh, mỡ béo ngậy... dễ kích thích vị giác của người thưởng thức. Để có thể phục vụ cả những người ăn chay, bánh Pía cũng được chia thành 2 loại chay, mặn. Bánh Pía để người dân gian dùng là đặc sản Sóc Trăng, ăn vào có mùi thơm ăn và có vị thanh ở cổ. Dùng trà nhẹ thì ăn vào lại có những mùi vị riêng rất khác so với bánh tây Đặc biệt nhất trong miếng bánh Pía Sóc Trăng là phần nhân sầu riêng. Không sử dụng hương liệu, sầu riêng nguyên trái được chọn từ khắp các miệt vườn, chủ yếu ở miệt vườn Vĩnh Long, sau đó tách lấy thịt, trộn mỡ, xắt sợi. Bánh hoàn tất được thoa thêm một lớp lòng đỏ trứng, sắp ngay ngắn lên phên rồi đưa vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 270 độ C. 15 phút sau, bánh chín, màu ươm vàng, quyện mùi sầu riêng thơm ngọt rất tuyệt vời. Điều lạ của bánh Pía là không thể ăn một lúc được nhiều nhưng có thể nếm lai rai không biết ngán. Người phương xa đến thăm Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phong bánh Pía làm quà cho người ở nhà, như mang theo hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một vùng quê Nam Bộ. Bánh Pía Sóc Trăng không chỉ được người trong nước biết đến mà sản phẩm này giờ đây đã đến với Hoa Kỳ, Canada và nhiều quốc gia khác.

Lạp xưởng, phiên âm từ tiếng Hoa ‘Lạp Xéng”, là một trong những món ăn do người Hoa ở Sóc Trăng chế biến. Lạp xưởng ngày nay là món ăn ưa thích của nhiều người. Nó hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi từ những bữa ăn trong gia đình đến những bữa tiệc sang trọng. Hiện nay, ở Sóc Trăng ngoài lạp xưởng được chế biến bằng thịt heo người ta còn chế biến lạp xưởng bằng chất liệu tôm và cá.

Lạp xưởng Sóc Trăng không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở các tỉnh, thành trong cả nước mà còn vươn xa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam đến các nước như Mỹ, Châu Âu, Hồng Kông…

Mè láo là loại bánh do người Hoa ỏ Sóc Trăng làm ra. Mè Láo được làm từ khoai môn, gọt vỏ bào mỏng, quết nhuyễn, cán mỏng, sau đó đem phơi nắng khoảng 3 ngày. Cắt miếng khoai môn này thành những lát nhỏ hình chữ nhật lăn vào bột nếp rồi chiên trong chảo dầu sôi. Miếng khoai môn sẽ phồng lên thành hình khối chữ nhật, vớt ra đem trộn vào nước đường đã thắng thành kẹo, rồi lăn vào mè rang chín. Do ruột bên trong tơi xốp nên mè láo rất giòn, có vị ngọt của đường và thơm của mè chín.

Bánh cóng là một món ăn đặc sản của người Khmer Nam bộ. Tên gọi bánh cóng phát sinh từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Bánh cóng được bán ở rất nhiều nơi thuộc khu vực này nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh cóng Đại Tâm - huyện Mỹ Xuyên [Sóc Trăng] bởi bánh có độ giòn, độ xốp vừa phải, rất thơm, lại có màu vàng ươm bắt mắt. Nơi đây mới có được loại bánh cống trứ danh do bàn tay của những người thợ đã có trên 20 năm tay nghề.

Bản đồ hành chính Tỉnh Sóc Trăng

2. Các đơn vị hành chính:

Sóc Trăng với 10 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Sóc Trăng [được thành lập theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sóc Trăng cũ] và các huyện: Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều cố gắng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội VIII và kế hoạch 5 năm 2006-2010 đề ra, kết quả đạt được như sau:

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010

Trong 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh [GDP giá so sánh năm 1994] tăng từ 6.722,52 tỷ đồng [năm 2005] lên 11.523 tỷ đồng [năm 2010]; trong đó: Khu vực I tăng từ 4.033,14 tỷ đồng lên 5.542 tỷ đồng, khu vực II tăng từ 1.276,83 tỷ đồng lên 2.450 tỷ đồng, khu vực III tăng từ 1.412,55 tỷ đồng lên 3.481 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 11,38% [chỉ tiêu đề ra là 13%-14%], GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 470 USD/năm [năm 2005] lên 1.070 USD/năm [năm 2010].

Tuy nhiên với đặc thù của một tỉnh nông nghiệp nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm. Cơ cấu kinh tế năm 2005 là khu vực I chiếm 57,7%, khu vực II chiếm 19,76%, khu vực III chiếm 22,54%; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế như sau: Khu vực I chiếm 57,22%, khu vực II chiếm 14,62%, khu vực III chiếm 28,15%. Như vậy sau 5 năm , khu vực I giảm 0,48%, khu vực II giảm 5,14%, khu vực III tăng 5,61%.

2. Kết quả phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:

Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 6,47%/năm. Trong cơ cấu nội bộ khu vực I cũng đã có bước chuyển dịch khá rõ về tỷ trọng giữa các ngành. Cụ thể năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 56,33%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 0,93%, ngành thuỷ sản chiếm 42,75%, đến năm 2010 tỷ trọng tương ứng là 61,93% - 0,36% - 37,71%.

b] Công nghiệp, thương mại, dịch vụ:

Thực hiện năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp [giá cố định 1994] đạt 7.475,25 tỷ đồng [tăng bình quân 12,72%/năm], tuy nhiên mặt hàng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là công nghiệp chế biến [chiếm 99,53% giá trị sản xuất công nghiệp]. Giá trị tăng thêm khu vực III đạt 3.481,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt 19,77%, đóng góp 28,15% trong GDP của tỉnh. Đây là giai đoạn mà khu vực III tăng trưởng tương đối nhanh về giá trị.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 29.857 tỷ đồng [tăng 29,47%/năm]; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá 21.753 tỷ đồng [tăng 32,25%/năm]. Giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 432,37 triệu USD [tăng 8,29%/năm]. Giá trị nhập khẩu 5,17 triệu USD [giảm 20,05%/năm], chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như tôm nguyên liệu, máy móc, phân bón, vải may mặc...

Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 29 cơ sở lưu trú du lịch, tăng bình quân 14,09% trong giai đoạn 2006-2010. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2010 đạt 60,70 tỷ đồng [tăng 10,33%/năm].

c] Huy động vốn đầu tư phát triển nước ngoài:

- Nguồn vốn đầu tư phát triển chính thức [ODA]:

Tổng giá trị giải ngân vốn ODA trong giai đoạn 2006-2010 là 796 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 576 tỷ đồng, vốn đối ứng là 220 tỷ đồng. Nguồn vốn ODA đã đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đại phương.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]:

Thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh còn rất thấp, đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 04 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư là 12,4 triệu USD.

- Nguồn viện trợ của tổ chức phi chính phủ [NGO]:

Tổng số tiền viện trợ NGO vào tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 120 tỷ đồng.

d] Thu chi ngân sách, huy động vốn đầu tư:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 là 1.1018 tỷ đồng, tăng bình quân 1,9%/năm. Với kết quả thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước đã từng bước đáp ứng được một phần nhu cầu chi của tỉnh. Chi ngân sách năm 2010 là 3.620,6 tỷ đồng [tăng 10,53%/năm]. Khả năng huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 là 5.500 tỷ đồng [tăng 18,63%/năm], nâng tổng mức đầu tư toàn xã hội 5 năm [2006-2010] là 19.897 tỷ đồng.

e] Khoa học và công nghệ:

Hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học – công nghệ được đẩy mạnh với nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu ứng dụng được thực hiện; công tác tuyển chọn và xác định các nhiệm vụ khoa học công nghệ từng bước được chú trọng; nội dung nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh.

g] Thông tin và truyền thông:

Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 198 điểm phục vụ bưu chính, tăng bình quân 15,82% trong giai đoạn 2006-2010.

h] Hoạt động tín dụng ngân hàng:

Các ngân hàng thương mại phát triển nhanh và tổ chức mạng lưới huy động vốn, cho vay góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá trên địa bàn. Việc huy động vốn tại chỗ của các tín dụng trên địa bàn giai đoạn 2005-2010 liên tục tăng trưởng từ mức 1.765,3 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 8.020,5 tỷ đồng vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân 35,36%/năm.

3. Về phát triển văn hoá – xã hội:

Giáo dục đào tạo của tỉnh đã có nhiều cố gắng và có bước phát triển đáng kể. Thực hiện năm 2010, huy động trẻ em đến nhà trẻ so với dân số trong độ tuổi là 5,02%, mẫu giáo đạt 76,5%, tiểu học đạt 99,5%, THCS đạt 87,9%, THPT đạt 48,54%. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp tiểu học và THCS hàng năm [2006-2010] đạt rất cao [từ 98,22%-99,93%], tốt nghiệp THPT năm 2005 đạt 75% và năm 2010 đạt 75,28%; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia luôn được quan tâm, năm 2005 chỉ có 2,33% trường đạt chuẩn, thực hiện năm 2010 là 15,8%, tốc độ tăng bình quân là 46,64%/năm.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ngày càng giảm, từ 23,5% năm 2005 xuống còn 17% vào năm 2010. Ổn định tỷ lệ sinh ở mức 0,3%o, đến năm 2010 giảm xuống còn 11,8%0. Mạng lưới y tế ngày càng được mở rộng và củng cố, đến năm 2010 có 88,99 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80/109 xã có bác sỹ, 109/109 xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ y tế.

Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 20.686 lao động , trong giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu lao động bình năm khoảng 386 người. Công tác dạy nghề luôn được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 12,51% năm 2005 lên 30% năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 6,18% năm 2005 xuống 4% năm 2010. Về công tác giảm nghèo, giai đoạn 2006-2010 đã giảm được 49.205 hộ nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo [theo tiêu chí 2005] từ 28,53% năm 2005 xuống còn 9,21% năm 2010.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hoá được chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, đời sống tinh thần của nhân dân./.

Chủ Đề