Thanh toán tiền bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc năm 2024

Thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có thời hạn 90 ngày. Ông Linh đã hỏi bộ phận nhân sự của công ty thì được trả lời, ông chưa thể nhận được; tuy nhiên sau đó khi ông hỏi thì lại được thông báo, do chốt sổ BHXH sai nên phải chốt lại.

Ông Linh đề nghị cơ quan chức năng sớm giải đáp để ông không bị mất quyền lợi về trợ cấp thất nghiệp.

BHXH tỉnh Tây Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Về trách nhiệm chốt sổ BHXH, theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Đồng thời theo Điều 21 Luật BHXH năm 2014, khi chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động.

Từ những căn cứ trên, trách nhiệm chốt sổ BHXH do người sử dụng lao động thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời có sự phối hợp của cơ quan BHXH.

Về thời gian chốt sổ BHXH, theo Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy, theo quy định thì thời gian chốt sổ BHXH sẽ không quá 14 ngày và trong trường hợp đặc biệt theo Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động thì thời gian chốt sổ BHXH tối đa không quá 30 ngày.

Trong trường công ty cũ cố tình không chốt sổ BHXH cho ông, ông có thể gửi đơn khiếu nại đến chính người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết thì có thể gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn trên hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính [theo quy định nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/2/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động].

Theo nội dung câu hỏi của ông, thông tin ông cung cấp không cụ thể [không có số sổ BHXH, số điện thoại….], nên cơ quan BHXH không thể hướng dẫn chi tiết. Ông có thể liên hệ cơ quan BHXH huyện, thị xã nơi công ty ông đóng BHXH cho ông để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính BHXH tỉnh Tây Ninh.

+ Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN [nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN]; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Người lao động nhận kết quả giải quyết, gồm:

- Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký [Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử];

- Tiền trợ cấp:

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần cho người lao động 2023? Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động [Mẫu 14-HSB]? [Hình từ internet]

Hồ sơ đề nghị thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

- Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

- Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

- Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội."

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được xác định dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm xã hội và được cách tính quy đổi số tiền được thực hiện quy định nêu trên.

Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động?

Căn cứ Mẫu số 14-HSB Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 của BHXH Việt Nam quy định mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động theo như sau:

Tải đầy đủ mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động: Tại đây.

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

- Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng;

- Ghi số điện thoại. Trường hợp NLĐ không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó;

- Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ [ngách, hẻm], đường phố, tổ [thôn, xóm, ấp], xã [phường, thị trấn], huyện [thị xã, thành phố], tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;

- Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là .... được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền.

- Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin.

- Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không [nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam] hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.

- Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết, ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân.

- Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ [ngách, hẻm], đường phố, tổ [thôn, xóm, ấp], xã [phường, thị trấn], huyện [thị xã, thành phố], tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ.

- Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.

Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

- Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH có yêu cầu nhận BHXH một lần thì ghi rõ: Tôi cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc hoặc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện tôi không tiếp tục đóng BHXH và chịu trách nhiệm về nội dung cam kết.

Chủ Đề