Thao tác so sánh

Thao tác lập luận so sánh là thao tác quan trọng trong các bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận được đánh giá cao hay không phụ thuộc vào việc bạn có lập luận, so sánh chặt chẽ hay không. Bài viết sau đây lessonopoly sẽ giới thiệu đến bạn thao tác lập luận so sánh cùng bài luyện tập thao tác lập luận so sánh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về thao tác này nhé!

Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau

– Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

– Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

– Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

 Cách làm

– Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc

– Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

– Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

– Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Tham khảo video dưới đây để hiểu hơn về thao tác lập luận so sánh nhé!

Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng
Luyện tập thao tác lập luận so sánh giúp bạn nắm vững kiến thức hơn

Câu 1 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều

– Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn

Câu 2 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Giống nhau: Viết về nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội xưa

– Khác:

+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: lớp người phụ nữ, cung nữ…

+ Truyện Kiều: loại người trong xã hội [tài tử giai nhân, lưu manh ác bá, quan lại, dân thường…

+ Văn chiêu hồn: con người khi sống và lúc chết

Câu 3 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Mục đích chính so sánh đoạn trích: Làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào cõi chết.

Câu 4 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Mục đích thao tác lập luận:

– Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác

– So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn.

Câu 1 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm:

– Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.

– Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa của những người nông dân sẽ được cải thiện.

Câu 2 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong Tắt đèn với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kỳ ấy nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.

Câu 3 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Mục đích so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình. Đây là so sánh có tính chất tương phản.

Câu 4 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Khi so sánh phải xác định được tiêu chí rõ ràng và kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó. Ví dụ:

Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó, các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú về cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn,.. thì tác giả lại không đề cập tới.

Gợi ý cách giải bài tập luyện tập về Thao tác lập luận so sánh trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1:

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

[Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô].

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?

Trả lời

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

– Văn hóa [vốn xưng nền văn hiến đã lâu]

– Chủ quyền lãnh thổ [sông núi bờ cõi đã chia]

– Phong tục

– Các triều đại trị vì

– Anh hùng, hào kiệt

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời

– So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của nước Đại Việt

– Khẳng định nước Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm

Câu 3 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Sức thuyết phục của đoạn trích ?

Trả lời

Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lý, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.

Qua bài viết trên bạn đã biết thao tác lập luận so sánh là gì cũng như biết cách giải bài tập phần luyện tập rồi đúng không? Thao tác lập luận so sánh là thao tác rất quan trọng nên bạn hãy chú ý và tham khảo nhiều bài tập để hiểu và ứng dụng tốt hơn thao tác này nhé!

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với Chiêu hồn thì cả loài người được bàn đến…Chiêu hồn con người trong cái chết. Chiêu hồn con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một.
Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. [ Nghĩ mà xem, trước Chiêu hồn chưa có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau Chiêu hồn, lại càng không.] Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.

[TT Chế Lan Viên, tập 2.]

1. Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh?2. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh?3. Phân tích mục đích so sánh trong 2 đoạn trích?4. Từ đó, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?

Trả lời:

1. Đối tượng so sánh là bài văn Chiêu hồn, đối tượng được so sánh là chinh phụ ngâm, cung oán ngâm…Ở đây tác giả đang dùng vật so sánh và đối tượng được so sánh, văn chiêu hồn là thể loại thường được sử dụng để nói về sự tiếc thương còn chinh phụ ngâm, cung oán ngân ở đây là nói về con người, tác giả khóc thương cho số phận đau thương của những người phụ nữ.

2. Điểm giống và khác nhau

  • Giống nhau:
    • Đều nói về những nỗi đau xót xa của những người phụ nữ
    • Sự đau đớn xót xa đã được thể hiện rất đặc sắc trong bài viết, nó thể hiện những nỗi lòng đau đớn về một kiếp người.
  • Khác nhau:
    •  Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: bàn đến một lớp người [người phụ nữ, người cung nữ, …]
    • Truyện Kiều: nói đến một xã hội với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau/
    • Chiêu hồn: bàn đến cả người lúc sống và lúc chết.

3. Mục đích trong đoạn trích: cả hai bài này đều thể hiện những nỗi đau đớn của con người, mục đích là nhằm tố cáo chiến tranh, và xót thương cho những số phận có số phận bất hạnh và chịu nhiều đau đớn. Đồng thời,  làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết.
4. Như vậy, thao tác lập luận so sánh nhằm làm nổi bật đối tượng cần so sánh. Làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác và tăng tính thuyết phục cho văn bản thông qua các dẫn chứng so sánh, đối chiếu.

II. Cách so sánh

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối ông đã lụi hụi thắp được bó hương mà tự soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hơi ấm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục…1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn với những quan niệm nào2. Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là gì?3. Mục đích của so sánh là gì?4. Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu để làm rõ những điểm sau:Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.

Kết luận rút ra từ so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự việc được chính xác, sâu sắc hơn.

Trả lời:

1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn với những quan niệm:

  • Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục, đời sống nhân dân sẽ được nâng cao.
  • Loại người hoài cổ. Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phát ngày xưa thì đời sống nhân dân sẽ được cải thiện.

2. Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường là:

  • Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước nhảy vọt trong quan niệm sáng tác của nhà văn, người nông dân trước cách mạng không chịu gục ngã trước kẻ thù xấu xa, đồi bại.

3. Mục đích của so sánh

  • Từ việc chỉ ra sự ảo tượng của hai loại người trên, tác giả Nguyễn Tuân đã làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố,đó là người nông dân phải biết vùng lên chống lại những kẻ áp bức, bóc lột mình. Sự so sánh ở đây là so sánh tương phản, người viết đưa ra sự so sánh để khẳng định quan điểm đúng đắn của mình.

4.  Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn, … thì tác giả lại không đề cập đến.

III. Ghi nhớ

  • Mục đích của so sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
  • Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói [người viết].

Page 2

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Thao tác lập luận so sánh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. 


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Mục đích của so sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
  • Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói [người viết].

B. Nội dung chính cụ thể

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

  •  Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
  • Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
  • Mục đích của thao tác lập luận so sánh: Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Tiến hành so sánh là nhằm tìm ra những nét giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét đánh giá chính xác về chúng.
  • Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.

2. Cách so sánh

  • Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc
  • Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.
  • Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.
  • Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

VD1: So sánh hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.

Giống nhau:

  • Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.
  • Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
  • Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
  • Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

  • Bài Cảnh khuya viết bằng tiếng Việt, Là ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
  • Bài Rằm tháng giêng viết bằng tiếng Hán. Bài Rằm tháng giêng là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

VD2: Hình ảnh trăng trong ba bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu, Ánh trăng của Nguyễn Duy. Với bài này, chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng chủ yếu là lập luận so sánh: 

* Điểm giống nhau:

  • Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng.
  • Đều là sự vật gần gũi, là ng­ười bạn thân thiết với con ng­ười.

* Điểm khác nhau:

a] Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

  • Trăng hiện lên trong đêm phục kích chờ giặc của những người lính.
  • Trăng như một chứng nhân của tình đồng chí đồng đội giữa những người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu gian khổ.
  • Trăng là hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, là biểu tượng cho sự thanh bình của cuộc sống, là chất thơ vút lên giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
  • Trăng còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ng­ười chiến sĩ: lạc quan và lãng mạn.

b] Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

  • Trăng gắn liền với những kỉ niệm của cuộc đời một người lính.
  • Trong quá khứ: Gắn với tuổi thơ hồn nhiên của nhân vật trữ tình; là “tri kỉ” của tác giả những tháng năm chiến tranh.
  • Trong hiện tại: Là “ng­ười d­ưng” đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện, khiến nhà thơ giật mình, day dứt và suy ngẫm về cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở con ng­ười không đ­ược lãng quên quá khứ, phải sống ân nghĩa, thuỷ chung.

Vầng trăng trong Đồng chí chỉ hiện ra trong những khoảnh khắc còn vầng trăng trong Ánh trăng lại gắn bó với một đời ng­ười: Quá khứ, hiện tại và có lẽ cả t­ương lai.

Nếu nh­ư vầng trăng trong Đồng chí soi vào phần tươi đẹp của cuộc sống con ng­ười, vào phần chính diện của cuộc đời, thì Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn con ng­ười để thức tỉnh l­ương tri, giúp ng­ười ta biết sống ân nghĩa, thuỷ chung.


Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận so sánh

Video liên quan

Chủ Đề