Thay pô xe máy có bị phạt không

Em trai tôi nghe lời bạn nên đã đi độ pô xe máy, mỗi khi chạy xe phát ra tiếng ồn lớn hơn trước. Xin hỏi, việc làm trên của em trai tôi có bị xử phạt?

Bạn đọc Nguyễn Thị Ngọc Tú [tunguyen…@gmail.com]

Luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo quy định của pháp luật, để một phương tiện giao thông được bày bán, sử dụng trên thực tế phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Trong đó, có những yêu cầu nhất định về lượng khí thải, về âm thanh khi khởi động phương tiện này.

Về việc em trai bạn có hành vi độ pô xe tức là tự ý thay đổi bộ phận kết cấu của xe, theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ điểm c Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016 ngày 26/5/2016, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. 

Ngoài ra, hành vi độ pô gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người xung quanh thì còn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 6 Nghị định số 167/2013. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cứ, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Người vi phạm có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Hiện nay không khó để bắt gặp ngoài đường những chiếc ô tô, xe máy được độ thêm ống xả [pô]. Những chiếc xe này mỗi lần về số, về ga là phát ra những tiếng kêu nhức óc, gây bức xúc cho người đi đường và những người dân xung quanh. Độ pô xe ô tô, xe máy có bị phạt không?

Độ pô xe là gì?

Độ pô xe là hình thức nâng cấp ống xả nhằm cải thiện động cơ và tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho xe.

Pô xe máy hay ống xả là bộ phận quan trọng của bất kỳ chiếc xe máy nào, ống pô xe máy có nhiệm vụ đưa khí thải ra bên ngoài giúp biến đổi, giảm âm thanh của luồng khí khi xe vận hành. 

Đối với người chơi xe tại Việt Nam, độ ống xả [pô] được xem là thú chơi phổ biến từ lâu. Không chỉ với những người chơi xe mô tô, người chơi xe máy phổ thông cũng bị cuốn vào cuộc chơi này.

Ngoài làm đẹp ống xả mới còn giúp xe tăng hiệu suất và cho âm thanh phấn khích hơn. Tuy nhiên, độ pô có thể mang đến những phiền phức cho chủ xe, thậm chí là liên quan đến pháp luật.

Có được độ pô xe hay không?

Độ pô xe nhằm mục đích là để thay đổi kết cấu của pô xe, làm cho tiếng nổ của xe giòn hơn, to hơn.

Tuy nhiên, hành vi độ pô xe này lại hoàn toàn bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể tại Khoản 13 Điều 8 như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Như vậy, việc độ pô xe máy để tạo âm thanh to hơn so với các thiết kế của nhà sản xuất được coi như là hành vi vi pháp luật bị nghiêm cấm và hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Độ phô xe ô tô, xe máy bị xử phạt theo quy định cụ thể như sau:

– Đối với ô tô

Theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy [động cơ], hệ thống phanh, hệ thống truyền động [truyền lực], hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

Như vậy đối với trường hợp độ pô ô tô bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

– Đối với xe máy

Theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung:

– Tịch thu biển số, Giấy đăng ký xe [trường hợp đã được cấp lại]; hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo;

– Tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa.

Như vậy đối với hành vi độ pô xe phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe.

Có được đổi màu sơn xe ô tô không?

Cũng giống như biển số xe, màu sơn xe là thông tin nhận dạng trong giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô và số chứng nhận kiểm định. Khi chủ xe tự ý thay đổi màu sơn xe sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thẩm định.

Do đó khi muốn thay đổi màu sơn mới cho xe ô tô thì chủ xe cân làm thủ tục đổi màu sơn xe ô tô theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi hồ sơ được chấp nhận thì chủ xe được phép sơn lại xe sau đó quay trở lại cơ quan có thẩm quyền để đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe có màu sơn mới. Khi tới kỳ đăng kiểm cơ quan đăng kiểm sẽ đổi lại màu sơn của xe trong sổ chứng nhận kiểm định.

Mong rằng qua nội dung thông tin bài viết trên đây đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần biết về vấn đề độ pô xe ô tô, xe máy và mức xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Độ pô xe là hành vi tự ý thay đổi kết cấu của xe, làm sai lệch tiêu chuẫn kỹ thuật về lượng khí thải và tiếng ồn. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề Độ pô xe máy có thể bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Độ pô xe máy có vi phạm pháp luật?

Pô xe máy hay ống xả là bộ phận quan trọng của bất kỳ chiếc xe máy nào. Ống pô xe máy có nhiệm vụ đưa khí thải ra bên ngoài giúp biến đổi, giảm âm thanh của luồng khí khi xe vận hành. 

Tuy nhiên, hành vi độ pô xe máy này lại hoàn toàn bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể tại Điều 8 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm gồm có hành vi: “Lắp đặt hay sử dụng còi, đèn mà không đúng các thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới và nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị âm thanh dẫn đến gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông”.

Như vậy, việc độ pô xe máy để tạo âm thanh to hơn so với các thiết kế của nhà sản xuất được xem như là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và hành vi này sẽ bị xử phạt theo mức chế tài tương ứng dưới đây. 

Hiện nay về tiêu chuẩn tiếng ồn cũng như giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân sự [theo mức âm tương đương] được xác định theo quy định TCVN 5949-1998 âm học; TCVN 5965:1995 và TCVN 6399:1998/ISO 1996/2:1987. Theo đó mọi loại tiếng ồn do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt…không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá giá trị quy định, cụ thể: 

Khu vực
Từ 6h đến 18h
Từ 18h đến 22h

Từ 22h đến 6h

1. Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh:
504540
2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính [là khu vực để ở và làm việc hành chính là chủ yếu. Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khi nằm trong khu vực này đều không được gây ra tiếng ồn cho khu vực vượt quá giá trị giới hạn cho phép tương ứng nêu trong bảng.
605550
3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất [là khu vực hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất là chủ yếu, trong đó có thể là khu dân cư nằm kề hoặc xem kẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ]757050

Căn cứ điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức xử phạt hành chính cho lỗi vi phạm của độ pô xe máy như sau:

  • Phạt tiền từ 800.000 đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Tại điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính cho hành vi gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người xung quanh. Các mức xử phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
  • Hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích [Ví dụ như Bưu điện].

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Độ pô xe máy có thể bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ khoản 2 Điều 260 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

c] Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn

Video liên quan

Chủ Đề