Thẻ bảo hiểm y tế hưu trí hết hạn đổi ở đâu

Thủ tục đổi t

Thủ Tục Đổi Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Hưu Trí Cập Nhật 2022

hẻ bảo hiểm y tế hưu trí cập nhật 2022

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện thể chế hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu bảo hiểm toàn dân, các đối tượng quy định trong Luật này đều phải tham gia bảo hiểm y tế.

 Trong cuộc sống sẽ có những trường hợp cần phải đổi thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật như đối tượng hưởng lương hưu. Vậy thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế cho người hưu trí được quy định như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại Việt Nam, Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó là Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp. Việt Nam cũng đang hướng tới mô hình Bảo hiểm xã hội đa tầng giống như tại Pháp. Theo đó, khi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, trong trường hợp gặp phải các sự cố sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả theo đúng nguyên tắc bảo hiểm. Để được thanh toán 100% các chi phí phát sinh do sự kiện bảo hiểm gây ra, người tham gia sẽ đóng thêm một số tiền nhất định cho công ty bảo hiểm [do người tham gia lựa chọn] theo hợp đồng đã được hai bên đồng thuận từ trước. Mô hình bảo hiểm này kiện toàn và phát huy hiệu quả từ chính sách bảo hiểm của Nhà nước, hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội.

Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ quan y tế cũng phải tham gia vào công tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến khích tham gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định.

Tùy mỗi nước mà phạm vi đối tượng bảo hiểm và mức độ bảo hiểm [một phần hay toàn bộ] ở mỗi nước một khác.

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định tại Khoản 1 Điều 1 như sau:

‘’Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

Theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 thì:

Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

Rách, nát hoặc hỏng;

Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì Người hưởng lương hưu thuộc nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.

“…2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
  • Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp“.

Cũng theo đó, tại Điều 22 quy định về Mức hưởng bảo hiểm y tế thì: mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến của đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng là 95% .

Trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến:

Căn cứ vào điểm d Khoản 1 Điều 22Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

  •  95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;”.

Như vậy, nếu đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến thì mức hưởng bảo hiểm y tế mà bạn được hưởng là 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ hai, trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến:

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 22Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định Cấp lại, đổi thẻ  BHYT thì:

 Thành phần hồ sơ bao gồm

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS];
  • Thẻ bảo hiểm y tế hiện tại;

Người có nhu cầu đổi thẻ bảo hiểm y tế nộp hồ sơ đến  Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bạn trước đó.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì thời gian giải quyết hồ sơ như sau:

Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hưu trí. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành quy định về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người tham gia theo mã số bảo hiểm xã hội giúp tránh cấp trùng một người nhiều thẻ bảo hiểm y tế, cũng như quản lý, xác định thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục của từng cá nhân.

Ngoài ra, trên thẻ bảo hiểm y tế mới chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày …/…/…… [bỏ quy định ghi giá trị sử dụng đến ngày]. Vì vậy, người tham gia sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế lâu dài, không phải đổi lại hàng năm trừ trường hợp mất, rách, hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ.

Điều này cũng tránh trường hợp in, đổi thẻ không kịp thời như các năm trước đây, làm ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người tham gia.

Như vậy, thẻ của bố bạn cấp theo mã hưu trí nên không cần phải cấp lại thẻ nếu bố bạn không có sự thay đổi thông tin hoặc thẻ bảo hiểm y tế không bị rách nát.

Ông Phạm Xuân Sơn gửi câu hỏi: Người hưu trí, khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn phải làm thủ tục gia hạn ở đâu?

Về vấn đề này, Luật sư Cấn Thị Phương Dung - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a] Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b] Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c] Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d] Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp...

Như vậy, người hưởng lương hưu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Ông nên liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương để được hỗ trợ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế.

Video liên quan

Chủ Đề